Mẫn cảm với thuốc là một vấn đề rất được quan tâm khi sử dụng thuốc và khi muốn sử dụng loại thuốc nào đó chúng ta nên cân nhắc và lưu ý về vấn đề sử dụng thuốc bởi vì nếu không chú ý sẽ gây ra những hậu quả rất nguy hiểm thậm chí là có thể gây tử vong.
Mục lục bài viết
1. Mẫn cảm là gì?
Khi các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ được kích thích để tạo ra kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh, đó chính là biện pháp bảo vệ đặc hiệu của cơ thể, gọi là mẫn cảm. Tùy vào cơ chế bệnh sinh và vị trí tác nhân gây bệnh, hệ miễn dịch sẽ có phương pháp mẫn cảm phù hợp.
Hội chứng mẫn cảm với thuốc là một phản ứng nghiêm trọng, bất ngờ đối với một loại thuốc, ảnh hưởng đến một số hệ thống cơ quan cùng một lúc. Mẫn cảm với thuốc có khả năng đe dọa tính mạng với tỷ lệ mắc bệnh đáng kể. Nó được đặc trưng bởi sốt, phát ban và sự tham gia của các cơ quan nội tạng. Chẩn đoán kịp thời là rất quan trọng. Các phương pháp mẫn cảm với cơ chế miễn dịch đặc hiệu của cơ thể được hình thành bởi mẫn cảm chủ động hoặc mẫn cảm thụ động. Cả hai loại hình mẫn cảm này đều xảy ra một cách tự nhiên hoặc nhân tạo.
2. Các dạng mẫn cảm:
Thứ nhất, Mẫn cảm thụ động: Mẫn cảm thụ động là miễn dịch của cơ thể có được nhưng không cần phải tiếp xúc với kháng nguyên.
Miễn dịch thụ động có được bằng cách truyền huyết thanh (hoặc gamma globulin) từ người có miễn dịch sang người không có miễn dịch. Hoặc sử dụng cá thể được mẫn cảm để tạo ra tế bào miễn dịch và truyền tế bào đó cho người không có miễn dịch.
+ Miễn dịch thụ động tự nhiên: Là miễn dịch được truyền từ mẹ cho thai nhi thông qua nhau thai (IgG) hoặc qua sữa non (IgA).
+ Miễn dịch thụ động nhân tạo: Là truyền kháng thể của người hoặc động vật đã miễn dịch cho người chưa có miễn dịch. Biện pháp mẫn cảm này thường được áp dụng trong các tình huống điều trị dự phòng cấp tính một số bệnh như sởi, uốn ván, bạch hầu, dại, hoặc ngộ độc do côn trùng, thực phẩm thịt, .. Cả kháng thể từ người và động vật đều mang lại hiệu quả và giúp cung cấp miễn dịch tức thì, tuy nhiên kháng thể khác loài thường gây sốc phản vệ và biến chứng bệnh lý, thời gian hiệu quả ngắn. Trong khi đó, kháng thể đồng loài có nguy cơ lây truyền các bệnh như HIV, viêm gan, …
Thứ hai, Mẫn cảm chủ động: Mẫn cảm chủ động là miễn dịch của cơ thể được hình thành sau khi tiếp xúc với kháng nguyên.
+ Miễn dịch chủ động tự nhiên: Là cơ thể tạo ra kháng thể đáp ứng miễn dịch để bảo vệ và chống lại tác nhân gây bệnh sau khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh làm nhiễm trùng nhưng chưa xuất hiện triệu chứng, hoặc xuất hiện triệu chứng lâm sàng.
+ Miễn dịch chủ động nhân tạo: Là cơ thể tạo ra kháng thể đáp ứng miễn dịch để bảo vệ và chống lại tác nhân gây bệnh sau khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh đã chết, hoặc còn sống hoặc các thành phần của tác nhân. Biện pháp mẫn cảm chủ động này chính là tiêm vắc-xin bao gồm vắc-xin sống giảm độc lực, vắc-xin bất hoạt, vắc-xin tiểu đơn vị và vắc-xin giải độc tố. Tiêm vắc-xin có thể tạo ra miễn dịch bảo vệ suốt đời đối với một số bệnh như lao, sởi, quai bị, rubella, thủy đậu,… hoặc cũng có thể kéo dài trong vài tháng. Ngoài ra, một biện pháp làm tăng đáp ứng miễn dịch khác là tiêm các kháng nguyên đã được làm yếu hơn bằng cách cho thêm tá dược, là những chất hóa học và sinh học.
Mẫn cảm tiếng anh là ” sensitive”
3. Mẫn cảm với thành phần của thuốc là gì?
Một số người sau khi sử dụng thuốc sẽ có triệu chứng nổi mề đay, phù mạch hoặc những tổn thương trên da, gọi chung là những phản ứng bất lợi do thuốc. Phản ứng bất lợi do thuốc được chia thành 2 loại: tác dụng phụ của thuốc và mẫn cảm với thuốc, thường gọi là dị ứng với thuốc. Tác dụng phụ là những triệu chứng liên quan đến đặc tính của thuốc. Ví dụ, khi chúng ta sử dụng một số thuốc kháng viêm giảm đau thì sẽ có triệu chứng là đau dạ dày hoặc viêm dạ dày.
Mẫn cảm với thuốc là khi hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng với thuốc hoặc các thành phần chuyển hóa với thuốc. Nó chiếm khoảng 10% – 15% các trường hợp phản ứng bất lợi với thuốc. Mẫn cảm với thuốc sẽ có tính chất lặp đi lặp lại, vì khi sử dụng cùng 1 loại thuốc thì hệ miễn dịch sẽ phản ứng tương tự nhau. Trong khi đó, tác dụng phụ của thuốc có thể ngăn ngừa. Ví dụ, trường hợp đau dạ dày, viêm dạ dày sau khi sử dụng thuốc kháng viêm giảm đau thì có thể khắc phục bằng cách cho bệnh nhân uống thuốc sau khi ăn no hoặc dùng kèm với thuốc viêm dạ dày khác thì sẽ hạn chế được tác dụng phụ.
Hội chứng mẫn cảm với thuốc là một phản ứng nghiêm trọng, mang tính bất ngờ của cơ thể đối với một loại thuốc, ảnh hưởng đến một số cơ quan hoặc hệ cơ quan cùng lúc trong cơ thể. Thông thường, hội chứng mẫn cảm với thuốc được phát hiện dựa vào một số biểu hiện như:
+ Sốt cao
+ Bất thường về huyết học
+ Viêm hạch bạch huyết
+ Viêm một hoặc nhiều cơ quan khác nhau
Hội chứng mẫn cảm với thuốc đôi khi còn được gọi là phản ứng tăng bạch cầu ưa acid hay hội chứng quá mẫn do thuốc (DIHS).
Hội chứng mẫn cảm với thuốc tương đối hiếm gặp và chủ yếu xảy ra ở những người trưởng thành. Người ta cũng không tìm thấy sự khác nhau về tỷ lệ mắc hội chứng này giữa hai giới nam và nữ tuy nhiên hội chứng mẫn cảm thuốc đang được cho là mang một số đặc tính di truyền.
Các loại thuốc phổ biến nhất gây ra hội chứng mẫn cảm thuốc là một số loại thuốc chống động kinh (đặc biệt là carbamazepine, phenobarbital và phenytoin), thuốc chống bệnh gút và một số loại thuốc kháng sinh. Bên cạnh đó các nhà khoa học cũng ước tính rằng có ít nhất 1 trong tổng số 10.000 bệnh nhân mắc phải hội chứng mẫn cảm thuốc khi điều trị bằng thuốc chống co giật.
Hội chứng mẫn cảm thuốc hiếm khi xảy ra với thuốc khác những loại vừa nêu trên. Ngoài ra việc xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến tình trạng này cũng tương đối khó khăn do những loại thuốc đã sử dụng từ những những ngày hoặc thậm chí từ tuần trước cũng có thể dẫn đến hội chứng mẫn cảm thuốc. Theo các nghiên cứu mới nhất, có khoảng 10% trường hợp dị ứng thuốc không bao giờ tìm ra được nguyên nhân.
4. Triệu chứng và chẩn đoán hội chứng mẫn cảm với thuốc:
4.1. Triệu chứng của hội chứng mẫn cảm với thuốc:
Hội chứng mẫn cảm với thuốc thường phát triển trong vòng vài ngày sau từ 2 đến 8 tuần dùng thuốc. Triệu chứng thường gặp nhất của hội chứng này là tình trạng sốt cao trong khoảng 38-400C kéo theo đó là phát ban diện rộng trên các khu vực da với đặc điểm đa dạng. Ngoài ra theo nhiều nghiên cứu với độ tin cậy cao, các triệu chứng khác có thể gặp phải trong hội chứng mẫn cảm thuốc bao gồm:
+ Xuất hiện các mụn mủ, mụn nước trên da. Triệu chứng này xuất hiện trong 80% các trường hợp dị ứng thuốc.
+ Sưng, phù vùng mặt chiếm 30% các ca mẫn cảm thuốc.
+ 25% trường hợp mẫn cảm thuốc có dấu hiệu tổn thương niêm mạc (môi, miệng, cổ họng, bộ phận sinh dục…).
+ Hầu hết trường hợp xuất hiện tình trạng phát ban, có thể kéo dài vài ngày thậm chí vài tuần.
Các triệu chứng có thể xấu đi sau khi ngưng dùng thuốc và kéo dài trong nhiều tuần hoặc thậm chí nhiều tháng mặc dù đã ngừng thuốc. Mức độ nghiêm trọng của phát ban không nhất thiết có mối liên quan đến mức độ ảnh hưởng của các cơ quan, hệ cơ quan. Các triệu chứng muộn hơn phụ thuộc vào các cơ quan bị ảnh hưởng, chúng có thể bao gồm:
+ Xuất hiện hạch to ở một số vị trí: Có đến 75% các ca mắc dị ứng thuốc xuất hiện tình trạng này.
+ Rối loạn huyết học: Tăng số lượng bạch cầu đặc biệt là bạch cầu ưa acid, các tế bào lympho, đi kèm với đó là tình trạng giảm tiểu cầu, thiếu máu và hội chứng tan máu.
+ Gan to, viêm gan, hoại tử gan thậm chí có thể dẫn đến suy gan. Các bất thường về chức năng của gan được tìm thấy trong khoảng 70-90% bệnh nhân mẫn cảm thuốc.
+ Khoảng 10% các trường hợp dị ứng thuốc có sự ảnh hưởng đến thận. Tuy nhiên chúng thường biểu hiện nhẹ, chủ yếu là viêm thận kẽ. Suy thận rất hiếm gặp
+ Viêm cơ tim hoặc viêm màng ngoài tim gây đau ngực, khó thở, hạ huyết áp.
+ Các bệnh lý liên quan đến phổi gây khó thở và ho như viêm phổi kẽ, viêm màng phổi, viêm phổi và hội chứng suy hô hấp cấp tính.
+ Các bệnh lý liên quan đến thần kinh như viêm màng não, viêm não, viêm đa dây thần kinh dẫn đến đau đầu, co giật, hôn mê hoặc thậm chí bại liệt.
+ Một số triệu chứng liên quan đến hệ tiêu hóa có thể gặp phải như: Viêm dạ dày, ruột, viêm tụy, xuất huyết tiêu hóa, mất nước. Trong trường hợp nghiêm trọng, viêm tụy cấp, viêm đại tràng cấp và một số bệnh lý mạn tính khác cũng có thể xảy ra.
+ Bất thường nội tiết: Viêm tuyến giáp và bệnh đái tháo đường.
+ Bệnh cơ bắp: Viêm cơ.
+ Bệnh mắt: Viêm màng bồ đào
4.2. Chẩn đoán hội chứng mẫn cảm với thuốc:
Chẩn đoán tình trạng dị ứng thuốc dựa trên biểu hiện lâm sàng của 3 triệu chứng: Sốt cao, phát ban da kéo dài và biểu hiện của các cơ quan khác. Vì hội chứng mẫn cảm thuốc có thể xảy ra đến 8 tuần sau khi sử dụng thuốc nên rất khó xác định chính xác loại thuốc nào là nguyên nhân gây ra hội chứng này. Vì lý do đó, cơ quan đăng ký châu Âu về phản ứng bất lợi nghiêm trọng với thuốc và các mẫu thử sinh học (RegiSCAR) đã đưa ra các tiêu chuẩn để hỗ trợ chẩn đoán hội chứng mẫn cảm với thuốc. Tiêu chí mà RegiSCAR đưa ra là một người được chẩn đoán dị ứng thuốc cần đảm bảo đủ những yếu tố sau:
+ Nhập viện điều trị
+ Những phản ứng nghi ngờ liên quan đến thuốc
+ Phát ban da cấp tính
+ Sốt trên 380C
+ Xuất hiện hạch to ở ít nhất 2 vị trí trên cơ thể
+ Sự tham gia của ít nhất một cơ quan
+ Bất thường về mặt huyết học như giảm số lượng tiểu cầu, tăng số lượng bạch cầu ưa acid và số lượng tế bào lympho bất thường