Lý thuyết phát triển cân đối là lý thuyết được đặt ra bởi các nhà kinh tế trong những năm đầu thế kỷ 20. Theo đó trong hoạt động kinh tế được các quốc gia thực hiện, cần đảm bảo cho các ngành nghề phát triển cân đối. Vậy lý thuyết phát triển cân đối là gì? Nội dung và hạn chế của lý thuyết?
Mục lục bài viết
1. Lý thuyết phát triển cân đối là gì?
Lí thuyết phát triển cân đối trong tiếng Anh được gọi là Balanced Growth Theory.
Lí thuyết phát triển cân đối là một trong nhiều lí thuyết về phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Sự phát triển được phản ánh chung cho toàn bộ nền kinh tế. Khi các ngành khác nhau tạo tiền đề và thuận lợi cho ngành khác phát triển. Hướng chuyển dịch cơ cấu phản ánh rõ nét hơn đối với các quốc gia kém phát triển. Khi mà các ngành khoa học kỹ thuật được đầu tư phát triển. Từ đó, chuyển dịch cơ cấu trong công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
Lý thuyết tăng trưởng cân bằng là một lý thuyết kinh tế do nhà kinh tế học Ragnar Nurkse (1907–1959) tiên phong . Lý thuyết đưa ra giả thuyết rằng chính phủ của bất kỳ quốc gia kém phát triển nào cũng cần đầu tư lớn vào một số ngành công nghiệp đồng thời. Các ngành cùng được đầu tư sẽ mang đến bô mặt mới cho nền kinh tế.
Thay vì các khoản tiết kiệm không sinh lợi. Hoặc chỉ tập chung phát triển các ngành lao động chân tay sẽ không có khả năng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Và như thế, sự kém phát triển có thể sẽ kéo dài bền vững. Tiến hành đầu tư quy mô lớn vào tất cả các ngành nghề sẽ mở rộng quy mô thị trường. Giúp tăng năng suất và tạo động lực cho khu vực tư nhân đầu tư.
Phát triển đồng bộ.
Nurkse ủng hộ việc đạt được tăng trưởng cân bằng trong cả lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp của nền kinh tế. Phải phát triển đồng đều ở tất cả mọi ngành kinh tế quốc dân để nhanh chóng công nghiệp hóa và chuyển dịch cơ cấu. Tăng trưởng cân bằng giúp đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng cân bằng là một phương tiện để thoát ra khỏi tình trạng sa sút. Việc tăng đầu tư vào các ngành sản xuất khác nhau có thể mở rộng tổng thị trường. Điều này có thể phá vỡ các liên kết của trạng thái cân bằng văn phòng phẩm của sự kém phát triển.
Các lý thuyết được xây dựng trên cơ sở mong muốn mang đến định hướng cho các nước kém phát triển thay đổi nền kinh tế. Tìm đến các lợi ích và giá trị bền vững. Tuy nhiên tính chất khả thi khi áp dụng cần được xem xét.
2. Nội dung lý thuyết phát triển cân đối:
Luận cứ của những người ủng hộ lí thuyết như sau:
– Trong quá trình phát triển, tất cả các ngành có liên quan mật thiết với nhau. Các liên hệ trong nguyên liệu, sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ hay dịch vụ. Với “đầu ra” của ngành này là “đầu vào” của ngành kia. Như vậy, sự phát triển đồng đều và cân đối chính là đòi hỏi sự cân bằng cung cầu trong sản xuất. Nó mang đến các ổn đinh cũng như tiềm năng trên lý thuyết. Nếu các quốc gia có thể áp dụng hiệu quả lý thuyết này sẽ nhận được các lợi ích tương xứng.
– Sự phát triển cân đối giữa các ngành giúp tránh được các ảnh hưởng tiêu cực của thị trường thế giới. Với các cuộc khủng hoảng hay các mất ổn định của kinh tế thế giới. Các quốc gia này hoàn toàn có thể đứng ngoài hoặc chịu ảnh hưởng ít nhất. Cũng như hạn chế được mức độ phụ thuộc vào các nền kinh tế khác. Khi mà sự tự chủ, các chiến lược được thực hiện thành công. Các ngành nghề hỗ trợ, thúc đẩy nhau cùng phát triển và tạo ra giá trị cho nền kinh tế.
Điển hình như khoa học hay công nghệ. Các ứng dụng được thực hiện trong hầu hết các ngành nghề. Mang đến các phát triển bền vững cho nền kinh tế. Qua đó tiết kiệm được nguồn ngoại tệ. Các giao dịch hay nhận sự hỗ trợ từ nước ngoài cũng không được áp dụng.
– Một nền kinh tế dựa trên cơ cấu cân đối giữa tất cả các ngành là nền tảng vững chắc đảm bảo sự độc lập chính trị của các nước đang phát triển. Các cạnh tranh hay hợp tác đều nhằm đẩy mạnh quy mô, tính chất của ngành. Khi các ngành đều tạo nên giá trị trong nền kinh tế. Các lý thuyết luôn mang đến cái nhìn không thật sự chân thật.
3. Hạn chế của lý thuyết phát triển cân đối:
Lí thuyết này mang đến các phản ánh với các nước có nền kinh tế ổn định. Các ngành nghề hỗ trợ và cùng phát triển đồng đều trong nền kinh tế. Khi đưa ra, lý thuyết này được các quốc gia đang phát triển đi theo con đường công nghiệp hóa hướng nội (công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu) rất ưa chuộng. Bởi nó phản ánh đúng tính chất các nền kinh tế của họ. Tuy nhiên vào những năm đầu của thế kỷ 20 thì lý thuyết này không phù hợp cho xu hướng chung. Khi mà các nước kém phát triển chiếm đa số. Khi được áp dụng thực tế đã bộc lộ những yếu điểm như sau:
3.1. Mâu thuẫn trong nội dung thực hiện và hệ quả của lý thuyết:
Trong nội dung lý thuyết đưa ra đòi hỏi với các ngành được tập chung phát triển đồng bộ, đồng thời. Việc phát triển một cơ cấu kinh tế cân đối và hoàn chỉnh đã đẩy các nền kinh tế đến chỗ khép kín và tách biệt với thế giới bên ngoài. Trong phản ánh, khi mà các ngành đều phát triển đồng đều, các hoạt động hợp tác, hỗ trợ với các nước khác là không cần thiết. Đặc biệt là không hợp tác với các nước kém phát triển vì không tạo ra tiềm năng lợi nhuận. Điều này đi ngược lại với xu thế quốc tế hóa và toàn cần hóa kinh tế đang diễn ra trên thế giới.
Trong khi các quốc gia phát triển đồng ý với lý thuyết vì nó phản ánh đúng tính chất phân bố cả các ngành trong nền kinh tế của họ. Và họ thấy rằng lý thuyết đúng khi đất nước họ đang có các phát triển toàn diện. Các ngành nghề có thể tác động và hỗ trợ cũng như điều chỉnh lẫn nhau. Ví dụ như khoa học công nghệ phát triển là tiền đề cho các ngành lao động khác giảm thiểu sức người trong lao động. Nhờ vậy mà các thành tựu trở thành lợi thế. Các hoạt động kinh tế càng trở lên phát triển.
Lý thuyết này thực tế không tận dụng được những lợi ích tích cực từ môi trường bên ngoài đem lại. Khi nó khép kín các giao dịch hay hợp tác giữa các quốc gia. Các tiềm lực từ thị trường quốc tế vì vậy mà cũng không được khai thác. Ví dụ như nước phát triển có công nghệ, máy móc hiện đại. Trong khi nước không phát triển giàu tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên.
3.2. Giả thiết đặt ra với các quốc gia kém phát triển là không thực tế:
Các nền kinh tế kém phát triển không đủ nguồn lực về nhân tài, vật lực. Do đó trong các hoạt động ban đầu thực hiện trong nền kinh tế, họ phải tiến hành các ngành nghề đơn giản nhất. Có thể là tận dụng triệt để sức lao động hay nguồn tài nguyên sẵn có. Đó mới là phản ánh thực tế và nhìn nhận hiệu quả. Khi các nguồn lực không có, lại là một nước quá nghèo để kết bạn với các ông lớn trên thi trường. Việc thực hiện các ngành nghề trong công nghiệp hóa hay hiện đại hóa hoàn toàn không khả thi. Nó chỉ làm họ mất đi những chiến lược hay nguồn lực đang được tận dụng trong ngành nghề phù hợp. Khó khăn để có thể thực hiện được những mục tiêu cơ cấu đặt ra.
Do họ phải đối mặt với sự thiếu hụt tài nguyên như nguồn lực lao động có kỹ năng và công nghệ. Tất cả các hình dung về ngành nghề còn không đầy đủ. Các bước tiếp cận không rõ ràng. Do đó, giả thuyết rằng một quốc gia kém phát triển có thể đồng thời tiến hành đầu tư quy mô lớn vào nhiều ngành của nền kinh tế là không thực tế. Do các điều kiện và nguồn lực quá khan hiếm. Và như vây ở những năm đầu của thế kỷ 20. Các lý thuyết này không phù hợp với đa số các nước trên thế giới.
3.3. Trạng thái cân bằng không phải trạng thái tốt nhất phản ánh hiệu quả nền kinh tế:
Trạng thái cân bằng thể hiện với các ngành nghề trong nền kinh tế tìm được các lợi nhuận tương đương. Các hoạt động đều phát triển và diễn ra mạnh mẽ. Trong khi với các nước phát triển, nền kinh tế của họ vẫn được xác định là định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tức là trong xu hướng luôn phản ánh tính không cân bằng.
Ở các nước kém phát triển, như vừa phân tích ở luận điểm trên. Tại bất kỳ thời điểm nào, sự mất cân bằng đã tồn tại. Vì vậy, bước hợp lý sẽ là thực hiện những chương trình đầu tư bổ sung cho sự mất cân đối hiện có trong nền kinh tế. Các lợi thế hay tiềm năng phải được đầu tư kịp thời. Thay vì loay hoay trong nền kinh tế thì phải tìm được thế mạnh trong ít nhất một lĩnh vực cụ thể. Rõ ràng, một khoản đầu tư như vậy không thể là một khoản đầu tư cân bằng.
Nếu một nền kinh tế mắc sai lầm trong việc đặt ra đầu tư cân bằng, thì một sự mất cân bằng mới có khả năng xuất hiện. Và đòi hỏi một “đầu tư cân bằng” khác để mang lại trạng thái cân bằng,… Và nó phản ánh trong thực tế ở tất cả các nền kinh tế trên thế giới.