Lý thuyết đánh đổi trên thực tế vốn đã xuất hiện từ rất lâu, lý thuyết này có những ý nghĩa và đóng góp những vai trò vô cùng quan trọng trong thực tiễn đời sống. Lý thuyết đánh đổi tuy đã xuất hiện từ lâu, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về: Lý thuyết đánh đổi động là gì? Lý thuyết đánh đổi tĩnh là gì?
Mục lục bài viết
1. Lý thuyết đánh đổi là gì?
Năm 1963, Modigliani và Miller (M&M) đã tiếp tục phát triển nghiên cứu của mình với các giả định là có thuế thu nhập doanh nghiệp, nhưng không có thuế thu nhập cá nhân và có chi phí phá sản. Bởi vì chi phí lãi vay là khoản chi phí được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp nên khi doanh nghiệp sử dụng nợ vay để thực hiện tài trợ sẽ nhận được một khoản lợi ích, đó là khoản tiết kiệm thuế nhờ lãi vay hay còn gọi là tấm chắn thuế. Điều này thực chất cũng đã khuyến khích doanh nghiệp sử dụng càng nhiều nợ vay thì càng tốt.
Ta nhận thấy rằng, trong thực tế, nhiều doanh nghiệp có mức sinh lời cao nhưng không sử dụng nợ hoặc sử dụng nợ ở mức độ thấp. Để nhằm mục đích có thể giải thích điều nay, Miller đã lập luận rằng tiết kiệm thuế ròng từ nợ vay của doanh nghiệp có thể it hơn hoặc bằng không khi xem xét cả thuế thu nhập cá nhân cũng như thuế thu nhập doanh nghiệp. Lãi từ chứng khoán nợ không chịu thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng chịu thuế thu nhập cá nhân.
Lợi nhuận vốn cổ phần chịu thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng phần lớn có thể tranh được thuế thu nhập cá nhân nếu là lãi vốn. Cũng chính vì vậy các doanh nghiệp không thể tài trợ hoàn toàn bằng nợ vay. Một lý do lớn khiến các doanh nghiệp không thể tài trợ hoàn toàn bằng nợ vay là vì, bên cạnh sự hiện hữu lợi ích tấm chắn thuế từ nợ, việc sử dụng tài trợ bằng nợ cũng phát sinh nhiều chi phi, điển hình nhất là các chi phí kiệt quệ tài chính. Tình trạng kiệt quệ tài chính xẩy ra khi công ty không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán theo cam kết cho chủ nợ do kết quả kinh doanh kỳ vọng không đủ bù đắp các khoản phải trả tới hạn.
Lý thuyết này trên thực tiễn đã cho rằng, khi công ty gia tăng lượng nợ vay sử dụng, công ty nhận được lợi ích bằng giá trị hiện tại của khoản tiết kiệm thuế nhờ lãi vay. Lợi ích này cũng đã làm cho giá trị của công ty có vay nợ tăng lên. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng lượng nợ vay sử dụng, làm rủi ro của công ty tăng lên, chi phí kiệt quệ tài chính cũng tăng lên. Điều này làm giảm lợi ích mà công ty nhận được từ khoản tiết kiệm thuế nhờ lãi vay.
Khi lượng nợ vay tăng lên đến điểm nào đó mà làm cho giá trị hiện tại của khoản tiết kiệm thuế nhờ lãi vay bằng với giá trị hiện tại của khoản chi phí kiệt quệ tài chính. Điểm đó được gọi là điểm tối ưu, ở đó giá trị công ty đặt mức tối đa và chi phí sử dụng vốn bình quân của công ty đạt mức tối thiểu. Nếu việc sử dụng nợ vay vẫn tiếp tục tăng lên, thì giá trị hiện tại của khoản chi phí kiệt quệ tài chính sẽ lớn hơn giá trị hiện tại của khoản tiết kiệm thuế nhờ lãi vay. Khi đó, giá trị của công ty bắt đầu giảm đi.
Như vậy, với lý thuyết đánh đổi cấu trúc tài chính, ta nhận thấy rằng:
– Có sự tồn tại của một cấu trúc tài chính tối ưu. Cấu trúc tài chính tối ưu xẩy ra tại điểm mà chi phí sử dụng vốn là nhỏ nhất, tối thiểu hóa rủi ro, qua đó tối đa hóa giá trị của công ty.
– Các chủ thể là nhữnghà quản trị tài chính phải cân nhắc sự đánh đổi giữa lợi ích nhận được từ lá chắn thuế và chi phí kiệt quệ tài chính để lựa chọn cấu trúc tài chính phù hợp.
– Lý thuyết đánh đổi thực chất sẽ còn thừa nhận rằng tỷ lệ nợ mục tiêu có thể khác nhau giữa các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có tài sản hữu hình an toàn, có nhiều thu nhập chịu thuế nên có tỷ lệ nợ cao hơn. Cac doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh thấp hơn, có tỷ trọng tài sản vô hình nhiều hơn nên chủ yếu sử dụng tài trợ bằng vốn cổ phần.
Tuy nhiên có những khía cạnh quan trọng của lý thuyết đánh đổi mà ít được nhận sự hỗ trợ từ thực nghiệm. Ví dụ cụ thể như Kester (1986), Titman và Wesseles (1988), Rajan và Zinger (1995) và Fama và French (2002) chỉ ra rằng có mối quan hệ nghịch biến giữa đòn bẩy và lợi nhuận và điều này trái ngược với dự đoán mô hình trung tâm của thuế và những lợi ích đại diện của nợ. Fama và French (1998) chỉ rằng lợi ích thuế của nợ không đủ để gia tăng giá trị thị trường của một doanh nghiệp. Graham và Harvey (2001) và Bancel và Mittoo (2004) cung cấp bằng chứng mạnh mà nhân tố quan trọng nhất đơn lẻ của đòn bẩy quyết định bởi doanh nghiệp là thỏa mãn duy trì sự uể oải tài chính.
Lý thuyết đánh đổi trong tiếng Anh là: Trade – Off theory.
2. Lý thuyết đánh đổi động là gì?
Khái niệm lý thuyết đánh đổi động:
Lý thuyết đánh đổi động trong tiếng Anh được gọi là Dynamic Trade-off Theory.
Lý thuyết đánh đổi động cho rằng các doanh nghiệp có lợi nhuận càng cao thì việc hưởng lợi từ lá chắn thuế càng lớn khi họ vay nợ càng nhiều.
Nguồn gốc ra đời của lý thuyết đánh đổi động:
Kế thừa kết quả nghiên cứu của Miller và Modigliani, lý thuyết đánh đổi động về cơ cấu vốn được ra đời để giải thích về cơ cấu vốn của doanh nghiệp.
Lý thuyết đánh đổi động được đưa ra bởi Fischer & cộng sự (1989). Họ cho rằng có sự hiện diện của chi phí vốn hóa cổ phần trong lựa chọn mô hình của cơ cấu vốn tối ưu động. Điều này cho thấy rằng cơ cấu vốn của doanh nghiệp trên thực tế không phải luôn luôn trùng khớp cơ cấu vốn tối ưu.
Nói cách khác, doanh nghiệp xác định một biên độ dao động cho tỷ số nợ. Trong mô hình của cơ cấu vốn tối ưu động, quyết định tài trợ phụ thuộc cụ thể vào tài trợ cận biên mà doanh nghiệp dự đoán trong giai đoạn tới. Dần dần, cơ cấu vốn của doanh nghiệp sẽ tiệm cận cơ cấu vốn tối ưu.
Nội dung của lý thuyết đánh đổi động:
Như đề cập ở trên, lý thuyết đánh đổi động cho rằng doanh nghiệp có lợi nhuận càng cao thì việc hưởng lợi từ lá chắn thuế càng lớn khi họ vay nợ càng nhiều. Chính vì vậy, doanh nghiệp nên hoạt động với đòn bẩy cao hơn để tận dụng ưu thế của lá chắn thuế.
Mặc dù chi phí kiệt quệ tài chính hoặc khả năng phá sản cũng sẽ cao hơn khi doanh nghiệp hoạt động với mức độ đòn bẩy cao, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chi phí phá sản có tồn tại nhưng nó chỉ chiếm một phần tương đối nhỏ so với lợi ích từ lá chắn thuế.
Cũng chính bởi do vậy, lý thuyết đánh đổi động giải thích về mối quan hệ cùng chiều giữa cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Những nghiên cứu của Roden & Lewellen (1995); Hadlock, C. & James, C. (2002); Berger & Bonaccorsi di Patti (2006) là những minh chứng cho mối quan hệ thuận chiều này.
3. Lý thuyết đánh đổi tĩnh là gì?
3.1. Khái niệm lý thuyết đánh đổi tĩnh:
Lý thuyết đánh đổi tĩnh trong tiếng Anh được gọi là Static Trade-Off Theory – STT.
Lý thuyết đánh đổi tĩnh xem xét một cơ cấu vốn mục tiêu (tối ưu) của một doanh nghiệp mà cơ cấu vốn này được xác định dựa vào sự đánh đổi giữa lợi ích cận biên của thuế (lá chắn thuế) và chi phí liên quan đến nợ (chi phí kiệt quệ tài chính và chi phí đại diện).
3.2. Nguồn gốc hình thành lý thuyết đánh đổi tĩnh:
Kế thừa kết quả nghiên cứu của Miller và Modigliani, lý thuyết đánh đổi tĩnh về cơ cấu vốn được ra đời để giải thích về cơ cấu vốn của doanh nghiệp.
Ở nghiên cứu này, Miller & Modigliani (1963) đã nới lỏng các giả định bằng cách xem xét thuế thu nhập doanh nghiệp như một nhân tố xác định cơ cấu vốn. Dưới góc độ doanh nghiệp, sử dụng nợ có thể làm tăng giá trị của doanh nghiệp do lợi ích của lá chắn thuế từ nợ.
Chính vì vậy, theo Miller & Modigliani (1963), doanh nghiệp nên sử dụng nợ càng nhiều càng tốt để tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều nợ cũng phát sinh chi phí cho doanh nghiệp như chi phí kiệt quệ tài chính và chi phí đại diện (Jensen & Meckling, 1976; Myers, 1977).
3.3. Nội dung của lý thuyết đánh đổi tĩnh:
Khi doanh nghiệp tăng tỉ lệ nợ trên vốn cổ phần, lợi ích của lá chắn từ thuế sẽ tăng. Mức độ đòn bẩy cao cũng thúc đẩy hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thông qua việc giảm mâu thuẫn lợi ích giữa cổ đông và nhà quản lý liên quan đến dòng tiền tự do (Jensen, 1986), chiến lược đầu tư tối ưu (Myers, 1977).
Tuy nhiên, mức độ đòn bẩy cao đồng thời làm tăng chi phí kiệt quệ tài chính. Tăng mức độ sử dụng nợ sẽ làm tăng gánh nặng trả gốc và lãi trong tương lai, qua đó làm tăng khả năng doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản.
Tỷ số nợ/vốn cổ phần sẽ đạt mức tối ưu (điểm cân bằng) khi giá trị hiện tại của lá chắn thuế từ nợ bằng với giá trị hiện tại của chi phí từ việc sử dụng nợ.
Nếu doanh nghiệp tiếp tục tăng tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần và vượt quá điểm cân bằng, lúc đó, giá trị hiện tại của chi phí từ việc sử dụng nợ sẽ lớn hơn giá trị hiện tại của lá chắn thuế từ nợ. Điều này không những không mang lại lợi ích từ việc sử dụng nợ mà còn làm giảm giá trị doanh nghiệp.
Chính vì vậy, các chủ thể là những nhà quản lý tài chính doanh nghiệp cần phải tính toán sự đánh đổi giữa lợi ích và chi phí của việc sử dụng nợ nhằm xác định một cơ cấu vốn tối ưu phù hợp với doanh nghiệp mình, từ đó sẽ đạt được mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.