Lý thuyết cổ điển về sự thăng bằng ngân sách là gì? Nội dung và ví dụ lý thuyết cổ điển về sự thăng bằng ngân sách? Đặc điểm của ngân sách nhà nước thăng bằng? Vai trò của ngân sách thăng bằng?
Đối với thu và chi ngân sách nhà nước chúng ta nhận thấy cần phải có sự cân bằng trong đó để giữ được các yêu tố ổn định trong phát triển kinh tế, hiện nay có ” lý thuyết cổ điển về sự thăng bằng ngân sách” là một trong những lý thuyết về kinh tế để giúp cân bằng các yếu tố này.
Mục lục bài viết
1. Lý thuyết cổ điển về sự thăng bằng ngân sách là gì?
Lý thuyết cổ điển về sự thăng bằng ngân sách tạm dịch sang tiếng Anh là Classical theory regarding budget balance.
Với lý thuyết này nguyên tổng thống Pháp G. Doumergue, tại một bài diễn văn đọc vào năm 1934 đã tóm tắt lí thuyết cổ điển này cụ thể như sau:
“Như bà nội trợ, đi chợ, không được tiêu quá số tiền có trong túi. Quốc gia cũng trong tình hình y hệt, không được tiêu quá số tiền thu được”.
Nói cách khác, mỗi năm ngân sách, tổng số thu phải ngang tổng số chi. Có hai lý do:
– Thứ nhất,tổng số chi không được quá tổng số thu và nếu số chi vượt quá số thu, Nhà nước phải tìm ra tiền để thoả mãn các nhu cầu chi tiêu nhưng vì các khoản thu không đủ bù đắp các khoản chi, nên phải vay nợ ngắn hạn, điều này xảy ra thì ngân sách của năm nay và những năm sau có nguồn thu mới để bù đắp thâm hụt và hoàn trả tiền vay hay không, phụ thuộc rất nhiều vào thực trạng của nền kinh tế.
Trong trường hợp ngân sách bị chi ngân lớn và kéo dài, thường là Nhà nước phải phá giá đơn vị tiền tệ và sử dụng giải pháp này, Nhà nước sẽ “chiếm” số lãi do phá giá tiền mang lại và trang trải được hết hay một phần nào đó của số nợ nhưng, một sự phá giá lớn đơn vị tiền tệ sẽ gây ra mức lạm phát nguy hại cho nền kinh tế.
– Thứ hai, tổng số thu ngân sách cũng không được lớn hơn tổng số chi ngân sách. Khi số thu lớn hơn số chi sẽ gây hại cho đất nước trên cả hai phương diện: Kinh tế và chính trị.
+ Về phương diện kinh tế, khi số thu lớn hơn số chi và giả sử không mang ra chi tiêu, tức là để dành. Số tiền này không sinh lời, nền kinh tế sẽ mất một phần lợi tức, một số sản phẩm tạo ra không bán được, một số doanh nghiệp thu hẹp hoặc ngừng hoạt động, nền kinh tế có thể bị đình trệ.
+ Về phương diện chính trị, khi số thu lớn hơn số chi, xu hướng là số thu trội sẽ bị chi tiêu hết, mà nhiều khi còn vượt quá. Hơn nữa, còn có thể dẫn đến tâm lý quản lý ngân sách Nhà nước một cách dễ dãi, gây ra sự lãng phí và bất bình của xã hội đối với Nhà nước.
2. Nội dung và ví dụ lý thuyết cổ điển về sự thăng bằng ngân sách:
Như chúng ta thấy với ngân sách nhà nước đóng một vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ như đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, bảo đảm an sinh xã hội góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững và đặc biệt trong xu thế kinh tế thị trường như hiện nay thì vấn đề thu chi ngân sách nhà nước cần có một cơ cấu thu chi hợp lý hơn, thu như thế nào để tận dụng được nguồn trong nước, không bị ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài bảo đảm nguồn thu ổn định.
Bên cạnh đó việc chi như thế nào để vừa đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, bảo đảm đời sống cho người dân, vừa không góp phần tăng lạm phát và đảm bảo chi trong giới hạn của thu đây là một vấn đề quan trọng mà nhiều quốc gia, không chỉ riêng Việt Nam vẫn đang phải nghiên cứu và thực thi, chính vì vậy em xin chọn đề bài số 01 làm đề bài bài tập học kỳ: “Nguyên tắc thăng bằng được hiểu như thế nào? Phân tích các quy định trong Luật ngân sách nhà nước 2015 để chứng minh nguyên tắc thăng bằng đã được thể hiện trong luật ngân sách nhà nước ”.
Nội dung thăng bằng ngân sách được thể hiện ở các khía cạnh sau đây:
– Thứ nhất, tổng số các khoản thu vào ngang với tổng số các khoản chi ra.
– Thứ hai, một ngân sách thăng bằng không được dùng đến công trái, trừ khi phải xuất tiền ra để thực hiện những nhiệm vụ to lớn của đất nước. Tất cả các khoản chi tiêu thường xuyên của Nhà nước phải do thuế tài trợ.
Như vậy từ những điều như trên ta thấy với thuyết cổ điển cho là không chính đáng khi Nhà nước đứng lên vay để chi tiêu thường xuyên vay ngắn hạn chỉ chính đáng khi nào ngân sách Nhà nước cần tiền mặt và trong thời gian ngắn có thể hoàn trả một cách chắc chắn và công trái chỉ có ý nghĩa về phương diện kinh tế khi được đem dùng để tài trợ cho sản xuất, chế tạo ra sản phẩm mới. Vậy, Nhà nước có thể vay tiền dài hạn để đầu tư. Trong hoàn cảnh chiến tranh, Nhà nước cũng có thể vay nợ để chi tiêu cho quốc phòng, vì đó là vấn đề sống còn của cả nước.
3. Đặc điểm của ngân sách nhà nước thăng bằng:
Từ quan niệm về thăng bằng ngân sách nhà nước, có thể suy ra một số những đặc điểm sau:
Đầu tiên khi chúng ta nói về ngân sách thăng bằng phản ánh mối quan hệ tương tác giữa thu và chi ngân sách nhà nước trong năm ngân sách nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra và nó vừa là công cụ thực hiện các mục tiêu kinh tế chiến lược kinh tế – xã hội của Nhà nước, đồng thời các chỉ tiêu kinh tế – xã hội này cũng quyết định sự hình thành về thu, chi ngân sách nhà nước.
Bên cạnh đó ta thấy nguồn ngân sách nhà nước thăng bằng là tập hợp các yếu tố cần thiết để có thể cân đối giữa tổng thu và tổng chi, giữa các khoản thu và các khoản chi, cân đối về phân bổ và chuyển giao nguồn lực giữa các cấp trong hệ thống ngân sách nhà nước, đồng thời kiểm soát được tình trạng ngân sách nhà nước đặc biệt là tình trạng bội chi ngân sách nhà nước và theo đó nên rất cần phân bổ nguồn thu cho hợp lý để đảm bảo sự ổn định về kinh tế – xã hội giữa các địa phương. Mặt khác, nếu ngân sách không cân bằng mà rơi vào tình trạng bội chi thì cần đưa ra những giải quyết kịp thời để ổn định lại ngân sách nhà nước.
Nguyên tắc thăng bằng trong ngân sách nhà nước
Cuối cùng chúng ta thấy rằng vấn đề cân đối ngân sách nhà nước mang tính định lượng và tính tiền liệu và trong quá trình cân đối ngân sách nhà nước, người quản lý phải xác định các con số thu, chi ngân sách nhà nước so với tình hình thu nhập trong nước, chi tiết hóa từng khoản thu, chi nhằm đưa ra cơ chế sử dụng và quản lý nguồn thu phù hợp với hoạt động chi, từ đó để làm cơ sở phân bổ và chuyển giao nguồn lực giữa các cấp ngân sách.
4. Vai trò của ngân sách thăng bằng:
Ngân sách nhà nước thăng bằng góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và Nhà nước thực hiện cần đối ngân sách nhà nước thông qua chính sách thuế, chính sách chi tiêu hàng năm và quyết định mức bội chi cụ thể nên có nhiều tác động tới hoạt động kinh tế cũng như cán cân thương mại quốc tế và từ đó góp phần ổn định việc thực các mục tiêu của chính sách kinh tế vĩ mô như tăng trưởng mức thu nhập bình quân trong nền kinh tế, giảm tỷ lệ thất nghiệp,…
Ngân sách thăng bằng góp phần phân bổ, sử dụng nguồn lực tài chính có hiệu quả, để đảm bảo được vai trò này ngay từ khi lập dự toán Nhà nước đã lựa chọn trình tự ưu tiên hợp lý trong phân bổ ngân sách nhà nước và sự gắn kết chặt chẽ giữa chiến lược phát triển kinh tế – xã hội với công tác lập kế hoạch ngân sách.
Ngân sách thăng bằng góp phần đảm bảo công bằng xã hội, giảm thiểu sự bất bình đẳng giữa các địa phương và ngân sách nhà nước thăng bằng còn tạo ra nguồn dự trữ ngân sách nhà nước cho những nhiệm vụ chi phát sinh đột xuất trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Do đó, chúng ta sẽ không phải hoãn các kế hoạch để chờ nguồn thu cụ thể, mà sử dụng ngay nguồn dự trữ sẵn có, góp phần làm hoàn thành công việc nhanh chóng và ổn định kinh tế – xã hội một cách lâu dài
Trên bài tư vấn này chúng tôi đã cụ thể cho bạn đọc về nội dung lý thuyết cổ điển về sự thăng bằng ngân sách, với nội dung này có thể áp dụng đối với nền kinh tế cụ thể đê có thể cân bằng ngân sách nhà nước và cân đối thu chi trong ngân sách nhà nước.