Lý thuyết chủ quan của giá trị có thể nói là một loại lý thuyết rất thu hút đối với nền kinh tế, bởi lý thuyết này đưa ra những quan điểm để chứng minh rằng giá trị của vật không phải là vốn có mà giá trị của vật sẽ tùy vào con người tạo ra theo nhu cầu. Vậy lý thuyết chủ quan của giá trị là gì? Nội dung, đặc điểm và ứng dụng?
Mục lục bài viết
1. Lý thuyết chủ quan của giá trị là gì?
Lý thuyết chủ quan của giá trị hay thuyết giá trị chủ quan trong tiếng Anh là Subjective Theory of Value.
Lý thuyết chủ quan của giá trị cho rằng giá trị của một vật không phải là vốn có mà thay vào đó giá trị này sẽ thay đổi tùy vào nhu cầu và độ mong muốn của mỗi người. Lý thuyết chủ quan của giá trị xác định giá trị một mặt hàng bằng mức độ khan hiếm và hữu ích của nó, thay vì xác định giá trị của mặt hàng đó dựa trên số lượng tài nguyên và số giờ lao động đã được sử dụng để tạo ra nó. Lý thuyết này được phát triển vào cuối thế kỉ 19 bởi các nhà kinh tế và nhà tư tưởng thời này, trong đó có Carl Menger và Eugen von Boehm-Bawerk.
2. Đặc điểm và nôi dung của lý thuyết chủ quan của giá trị:
Quan điểm giá trị là chủ quan có nghĩa là nó không thể được đo lường một cách nhất quán.
Ví dụ: Một chiếc áo len tốt để giữ ấm có thể sẽ có giá trị với bạn hơn một đôi giày hàng hiệu trong mùa đông lạnh giá. Mặt khác, khi thời tiết nóng ơn, bạn sẽ không còn muốn sử dụng cái áo len này nữa, vì vậy mong muốn của bạn – và giá trị bạn đánh giá – cái áo len này giảm xuống.
Giá trị của chiếc áo len được xác định dựa trên mong muốn và nhu cầu của bạn đối với nó, và do đó giá trị của áo len là giá trị do bạn xác định không phải là giá trị vốn có của nó.
3. Ứng dụng của lý thuyết chủ quan của giá trị:
Theo lý thuyết, có thể tạo ra hoặc gia tăng giá trị của một món hàng hóa bằng cách chuyển quyền sở hữu của hàng hóa đó cho một chủ sở hữu mới cho rằng giá trị của nó cao hơn.
Hoàn cảnh, tình huống, ý nghĩa văn hóa, tình cảm, sự hoài niệm và sự sẵn có đều có thể ảnh hưởng đến giá trị của một hàng hóa.
Ví dụ như các mặt hàng sưu tập như xe hơi cổ điển, thẻ bóng chày và truyện tranh được định giá ở mức cao hơn nhiều so với giá bán ban đầu của chúng. Giá trị của các mặt hàng này xuất phát từ nhu cầu mua nhưng cũng chịu ảnh hưởng của những mức giá người mua sẵn sàng trả cho người bán.
Khi các mặt hàng được đưa ra đấu giá, các nhà thầu cho biết giá trị mà họ tin rằng món hàng hiện có. Mỗi khi tăng giá thầu thì giá trị của món hàng đó tăng lên dù bản thân mặt hàng không có thay đổi gì về chức năng hay hình thức.
Tuy nhiên, giá trị món hàng sẽ khác với những người không cùng quan điểm với những người trả giá cao hơn trong buổi đấu thầu món hàng. Ví dụ, một tác phẩm nghệ thuật có liên quan đến một sự kiện ở một nơi cụ thể sẽ không giữ được giá trị của nó đối với người ở nơi khác.
4. Tham khảo lý thuyết về Lãi suất:
Đóng góp khác của Böhm-Bawerk là giải thích của ông về lãi suất. Ông xem tiền lãi như sự thanh toán khi sử dụng vốn, còn vốn như chúng ta đã hiểu chỉ có nghĩa là sản phẩm trung gian (nghĩa là theo đường vòng). Vì việc theo đường vòng thường có nghĩa là thời gian tham gia sản xuất dài hơn, vì thế tiền lãi phải liên quan đến thời gian theo một cách logic. Böhm-Bawerk đặt nền tảng của thuyết tiền lãi của mình dựa trên Sự thiên vị thời gian tích cực: đề xuất cơ bản cho rằng hàng hóa hiện tại đáng giá hơn hàng kỳ hạn. Ông cho rằng ba “bằng chứng” cho đề xuất cơ bản này.
Nguyên nhân thứ nhất có thể gây ra sự khác biệt về giá trị giữa hàng hiện tại và hàng kỳ hạn bắt nguồn từ tính chất cấp bách của nhu cầu hiện tại. Như Böhm-Bawerk lưu ý, chúng ta không phải không quan tâm đến tương lai nhưng hiện chúng ta đang sống trong hiện tại. Nhu cầu tương lai hầu như lúc nào cũng được nhận thức ít cấp bách hơn nhu cầu trước mắt. Nói chung, con người tìm thấy chính mình thuộc một trong hai tình huống này. Những ai trong hiện tại được cung cấp không tốt bằng tương lai sẽ đánh giá hàng hiện tại có giá trị hơn. Những ai nhận thấy trong hiện tại được cung cấp tốt hơn thì chắc chắn sẽ nghĩ trong tương lai vẫn còn nhiều yêu cầu đối với hàng kỳ hạn bằng sự sở hữu hàng hiện tại (nhất là tiền) mà họ tích trữ để dành cho tương lai.
Nguyên nhân thứ hai dẫn đến sự khác biệt giữa hàng hiện tại và kỳ hạn là con người đánh giá không đúng theo hệ thống rằng nhu cầu tương lai và biện pháp để thỏa mãn chúng. Ở đây lập luận của Böhm-Bawerk dựa vào ba hệ luận: (1) vì chúng ta không thể biết tương lai với sự chắc chắn, hình ảnh tưởng tượng mà chúng ta hình thành về nhu cầu tương lai của mình lúc nào cũng phân mảnh và không đầy đủ, (2) hầu hết mọi người đều thiếu ý chí nói chung – khi đối mặt với sự lựa chọn giữa “lúc này” và “lúc đó”, một ít hoãn sự hài lòng trước nhu cầu hiện tại và (3) căn cứ vào sự không chắc chắn và đoản mệnh của đời sống con người, người ta thường không muốn hoãn lại điều gì mà họ không bao giờ thụ hưởng.
Nguyên nhân thứ hai dẫn đến sự khác biệt giữa hàng hiện tại và kỳ hạn là tính ưu việt kỹ thuật của hàng hiện tại so với hàng kỳ hạn như một biện pháp thỏa mãn nhu cầu con người. Hệ luận này dựa vào nguyên tắc theo đường vòng được Böhm-Bawerk hình thành sớm hơn, đơn thuần thừa nhận hàng hiện tại (kể cả tiền) có thể đưa vào sản xuất sớm hơn hàng kỳ hạn, sao cho lưu lượng sản xuất sẽ xuất hiện từ sản phẩm trung gian lúc nào cũng lớn hơn nếu bắt đầu ngay hiện tại hơn là bắt đầu trong một thời điểm nào đó trong tương lai.
Trong số ba nguyên nhân này, Böhm-Bawerk nhấn mạnh nhiều đến nguyên nhân thứ ba mà ông khẳng định là độc lập với hai nguyên nhân kia, ngoài ra có khả năng giải thích sự thiên vị thời gian tích cực. Phương pháp sản xuất mở rộng luôn hiệu quả hơn phương pháp sản xuất kém mở rộng, trong đó là tính ưu việt kỹ thuật của hàng hiện tại. Từ thảo luận chung này, chỉ một bước khá ngắn là đến quan điểm cho rằng lãi suất là tiền chênh lệch mà con người phải trả cho hàng hiện tại hơn là hàng kỳ hạn. Từ quan điểm của người cho vay, dĩ nhiên tiền lãi là sự đền bù cần thiết để hoãn lại sự hưởng thụ cao hơn bằng hàng hiện tại. Cũng đáng lưu ý rằng lý thuyết tiền lãi và vốn của Böhm-Bawerk có cội rễ bám sâu vào chủ nghĩa chủ quan trong lý thuyết giá trị Áo nói chung. Thật ra, chính trên cơ sở này ông đã cách biệt khá xa với cách tiếp cận cổ Điển đối với chủ đề. Với một vài ngoại lệ đáng lưu ý (như Lauderdale và Senior), lý thuyết kinh tế Cổ Điển xử lý vốn như một điều phụ thuộc vào lao động vì bản thân nó là sản phẩm của lao động. Quan điểm này (cũng được Karl Marx ủng hộ cực đoan) chứng tỏ là trở ngại chính đối với sự tiến bộ phân tích có ý nghĩa trong lý thuyết về tiền lãi. Khuyết điểm của lý thuyết tiền lãi cổ Điển là không thừa nhận vốn mang tính sản xuất ngoài lao động ra. Senior nhận thấy sai sót trong lập luận này, nhưng ông vẫn giữ quan điểm của một nhà kinh tế học cổ Điển bằng cách bao bọc quan điểm mới của mình trong lý thuyết giá trị phí tổn sản xuất. Vì thế, Böhm-Bawerk, người cho rằng Senior đảo lộn một số quan điểm sai lầm về vốn và tiền lãi, cũng phê bình ông vì xem nhẹ sự thiên vị thời gian và phí tổn cơ hội, hai nền tảng của tân chủ nghĩa chủ quan. Trong phân tích sau cùng, Böhm-Bawerk dù sao cũng sử dụng cơ sở của Senior để xây dựng một lâu đài mới hơn là loại bỏ mọi quan điểm trong quá khứ để xây mới hoàn toàn.