Bạn đã có biết Lý Thường Kiệt là ai? Ông đã đánh quân Tống như thế nào? Nếu chưa hiểu rõ về ông và những thắng lợi vẻ vang mà ông đã tạo cho dân tộc Việt Nam ta như thế nào thì hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Lý Thường Kiệt là ai?
Lý Thường Kiệt là tướng tài ba dưới trướng thời đại nhà Lý. Tên thật của ông là Ngô Tuấn sinh năm Kỷ Mùi (1019). Người làng An Xá, huyện Quảng Đức, phủ Thái Hoà, thành Thăng Long (nay thuộc Hà Nội).
Ông có tài văn võ song toàn, mới chỉ 23 tuổi đã được bổ nhiệm làm Hoàng Môn Chi Hầu sau đó được thăng đến tận chức Thái Uý. Ông nổi tiếng là một nhà quân sự tài ba với rất nhiều chiến công hiển hách như chinh phạt Chiêm Thành (1069), đánh phá 3 châu Khâm, Ung, Liêm nước Tống (1075-1076), đánh bại cuộc xâm lược Đại Việt của quân Tống do Quách Quỳ cùng Triệu Tiết chỉ huy (1077). Đến năm 2013, ông được bình chọn là một trong 14 vị anh hùng dân tộc tiêu biểu nhất trong lịch sử do Bộ Văn Hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức.
Lý Thường Kiệt đã phục vụ qua 3 đời vua gồm: Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông và đặc biệt có công lao to lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Tống lúc để bảo vệ độc lập chủ quyền của đất nước ta lúc bấy giờ. Chính sự đóng góp lớn ấy của nhà quân sự tài ba này đã giúp dân tộc ta giữ gìn bờ cõi, tạo nên một dấu son chói lọi trong nền sử hiến dân dộc cho đến tận bây giờ.
Theo ghi chép sử sách, từ nhỏ Lý Thường Kiệt đã tỏ ra người rất có chí hướng và nghị lực phi thường. Ông chẳng những chăm chỉ học tập, rèn luyện cả văn lẫn võ mà còn từng nghiên cứu về binh pháp.
Lý Thường Kiệt là người toàn đức, toàn tài, văn võ song toàn. Chính vì vậy, ông được mọi người vô cùng kính trọng, nể phục đồng thời được vua Lý Nhân Tông nhận làm Thiên Tử Nghĩa Đệ
2. Lý Thường kiệt trong cuộc kháng chiến chống quân Tống:
2.1 Diễn Biến:
Năm 1069, nhằm dẹp loạn biên giới phía Nam đồng thời sẵn sàng cho cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược, vua Lý Thánh Tông và Lý Thường Kiệt tiến hành đòn phủ đầu vào Chiêm Thành. Bấy giờ, Lý Thường Kiệt được trao ấn tiên phong, cử làm Nguyên soái thống lĩnh 5 vạn quân mã và vài trăm chiếc thuyền chiến thẳng tiến vào phương nam. Đội quân do Lý Thường Kiệt làm nguyên soái chỉ huy trực tiếp đã tạo được thắng lợi vang dội khi bắt sống được Chế Củ – Chúa cai quản vùng đất nước Chiêm lúc bấy giờ. Cũng vì công lao đầu tiên vang dội này này mà Lý Thường Kiệt được Vua thăng lên chức Thái Phó. Từ đây, Lý Thường Kiệt bước chân trên hành trình một nhà quân sự, một người tướng tài đánh đông dẹp bắc, lừng lẫy khắp bốn phương, góp phần to lớn vào công cuộc bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc ta dưới triều đại nhà Lý.
Đầu năm 1072, Lý Thánh Tông qua đời, Lý Nhân Tông lên ngôi vua khi với vừa tròn 7 tuổi. Từ đây, Lý Thường Kiệt cầm giữ binh quyền, một lòng trợ giúp phò tá vua Lý Nhân Tông.
Trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, đối diện với tình trạng triều chính còn vô cùng bất ổn, vua Lý Nhân Tông còn quá nhỏ chưa thể nào có đủ quyền lực và khả năng để chèo chống cả đất nước, khiến cho chính trị dễ bị lung lay. Vì vậy, quân Tống đã nhân thời cơ này để tiến hành xâm lược nước ta. Hiểu rõ được tình thế lúc này, đồng thời đối phó với âm mưu xâm lược của quân Tống, Lý Thường kiệt đã cho ổn định triều chính, đoàn kết nội bộ triều đình để cùng nhau chống giặc xâm lược.
Bấy giờ, âm mưu xâm lược nước ta của quân Tống ngày càng lộ tẩy, trắng trợn. Chúng ra sức biến Ung Châu, các cửa biển Khâm Châu, Liên Châu (Quảng Đông) và các trại nơi biên giới trở thành những khu căn cứ quân sự của chúng và từ đó làm hậu phương cho chúng nhanh chóng lật đổ, xâm chiếm nước Đại Việt ta. Với mưu lược, binh pháp hơn người của mình, Lý Thường Kiệt đã nhìn ra âm mưu xâm lược của quân tốc từ phương Bắc và quyết định đối phó với chúng một cách chủ động, phủ đòn tấn công trước khi chúng kịp trở tay. Ông cho rằng: “Nếu ngồi yên chờ giặc thì chi bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn tiến công của giặc” tức là“Tiến công trước để tự vệ sau”. Đây là một tư tưởng binh pháp vô cùng sáng tạo, độc đáo mà Lý Thường Kiệt đã vận dụng một cách thành công. Theo đó, ngày 27 tháng 10 năm 1075 quân đội ta chủ động tiến công vào căn cứ của quân địch ở vùng biên giới phía Bắc.
Chỉ với 10 vạn quân, sau 42 ngày đêm chiến đấu mưu lược, anh dũng, quân ta dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt đã nhanh chóng chiếm được Ung Châu. Sau khi chiếm được Ung Châu, quân ta tiến hành tiêu hủy các phương tiện chiến đấu của quân địch đồng thời Lý Thường Kiệt đưa đại quân về nước, tăng cường luyện tập, quan sát tình hình quân địch và tiếp tục chuẩn bị cho cuộc chiến đấu tiếp theo.
Cuối năm 1076 đầu năm 1077, quân Tống sai Quách Quỳ xuất quân và kết hợp hợp cùng với đội quân Chiêm Thành và Chân Lạp để tấn công Đại Việt lần hai. Quân ta dưới sự chỉ huy mưu lược của Lý Thường Kiệt đã chiến đấu vô cùng quả cảm đồng thời đã ghìm được quân địch ở trận tuyến phòng thủ sông Cầu (sông Như Nguyệt) vài tháng trời. Tại đây quân Tống đã nhanh chóng bị tiêu hao sức người, sức của, tinh thần sa sút, hoang mang. Khi rơi vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”, quân giặc nhà Tống, đành phải mang quân về đóng ở sông Phú Lương (khúc sông Cầu từ Như Nguyệt trở lên, thời Lý gọi là sông Phú Lương). Tại đây, Lý Thường Kiệt nhanh chóng cho thủy binh và chiến thuyền chặn đường quân địch. Tại đây Lý Thường Kiệt đã sử dụng tài thư pháp của mình sáng tác nên bài thơ “ Nam Quốc Sơn Hà” như là một lời khẳng định đanh thép, mạnh mẽ về độc lập chủ quyền dân tộc. Ông khẳng định chủ quyền của nước nam đã được định tại sách trời như một điều hiển nhiên không thể xâm phạm. Nếu quân Tống dám cả gan làm trái ý trời thì chắc chắn sẽ sớm muộn chuốc lấy bại vong.
Bài thơ xuất hiện vào lúc gay go, ác liệt nhất của cuộc chiến, không chỉ cổ vũ tinh thần chiến đấu cho quân ta mà còn làm nhụt chí, hoảng sợ khiếp vía trong lòng quân địch.
2.2. Kết quả:
Với tinh thần nhân nghĩa, tránh hao tổn sức người, sức của cho cả hai bên, Lý Thường Kiệt chủ động chấm dứt cuộc chiến tranh bằng một cuộc hòa giải và yếu cầu quân Tống rút quân về nước. Với chiến thắng quân Tống này, độc lập chủ quyền lãnh thổ của dân tộc được bảo toàn toàn vẹn, nhân dân được trong yên bình, hạnh phúc. Chiến thắng của Lý Thường Kiệt năm 1077 đã đánh dấu mở đường cho một lối đánh độc đáo trong việc sử dụng binh pháp của các vị tướng ta nói riêng và dân tộc ta trong suốt những cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm về sau nói riêng đó chính là chiến thuật kết hợp vừa đánh, vừa đàm.
Quân Tống bị thất bại thảm hại đành rút lui về phía bắc. Chiến thắng vang dội này, Lý Thường Kiệt đã đánh một dấu mốc vàng son trong lịch sử dân tộc về quá trình dựng và gìn giưc nước. Ông không chỉ giúp đất nước giữ toàn vẹn được độc lập củ quyền mà còn giành lại được những vùng đất đã bị chiếm đóng cho dân tộc ta.
Sau chiến thắng này, Lý Thường Kiệt đã được triều đình suy tôn và bổ nhiệm làm quan lớn. Không chỉ dừng lại ở đó, Ông vẫn còn tiếp tục đóng góp rất nhiều công lao cho sự nghiệp dựng nước và giữ nước về sau.
2.3. Ý nghĩa:
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược đã đập tan được âm mưu xâm lược nước ta của quân giặc, khẳng định được chủ quyền dân tộc không ai có thể xâm phạm nổi.
Thể hiện tinh thần chiến đấu quả cảm, kiên cường bất khuất của quân và nhân dân ta trong sự nghiệp đấu tranh chống xâm lược, giữ gìn chủ quyền dân tộc
Góp phần làm rạng rỡ thêm trang sử vàng son của dân tộc, để lại nhiều bài học kinh nghiệm chống ngoại xâm quý báu cho các thế hệ sau như lối đánh chủ động hay chủ trương vừa đánh vừa đàm…
3. Ý nghĩa vai trò của Lý Thường Kiệt:
3.1. Đối với cuộc đấu tranh chống quân tống
Lý Thường Kiệt có vai trò vô cùng quan trọng trong thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược
– Tiêu diệt thủy quân của địch, không cho thủy quân tiến sâu vào hỗ trợ cánh quân đường bộ.
– Nhận thấy quân địch đã suy yếu, hoang mang Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch.
– Lý Thường Kiệt là người chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tống, giữ chức vụ chủ chốt trong quân đội. Nếu không có sự chỉ huy mưu lược, thông minh, tinh thần quả cảm của ông thì cuộc kháng chiến khó mà có thể thắng lợi được.
– Lý Thường Kiệt là người đưa ra đường lối kháng chiến kịp thời, đúng đắn, sáng tạo góp phần dẹp tan quân Tống. Nếu không có những đường lối khịp thời của ông như chủ động đánh phủ đầu hay các chủ trương vừa đánh vừa đàm thì cuộc kháng chiến có để không nhanh chóng giành được thắng lợi, đi đến kết quả vẻ vang ghi danh sử sách.
3.2. Đối với lịch sử Việt Nam:
Đối với lịch sử Việt Nam, Lý Thường kiệt không chỉ là một người con dân với tinh thần yêu nước cao cả, quyết tâm giữ vững độc lập chủ quyền dân tộc mà còn là một nhà quân sự lỗi lạc, một nhà binh pháp mưu lược, đầy anh dũng, mưu trí. Ông đã góp phần tạo nên những thắng lợi vẻ vang, những dấu mốc lịch sử vàng son, chói lọi trong sử sách dân tộc.