Lưu vực sông là phạm vi vùng đất có tính chất đặc biệt. Nước có thể chảy vào một cách tự nhiên hoặc thoát từ sông ra biển. Xác định lưu vực sông được thực hiện trong hoạt động quản lý của nhà nước. Thực hiện công tác quản lý và tác động cần thiết trong các trường hợp cụ thể.
Mục lục bài viết
1. Lưu vực sông là gì?
Lưu vực sông là vùng đất thực hiện ý nghĩa của lưu vực. Mà trong phạm vi vùng đất đó, nước mặt, nước dưới đất chảy tự nhiên vào sông và thoát ra một cửa chung hoặc thoát ra biển. Mang đến các đặc điểm của dòng chảy cũng như trao đổi nước với các cửa chung. Các con sông lớn có thể có nhiều lưu vực sông, qua đó mà nước luôn được điều hòa, chảy và thoát thông qua cửa chung của các con sông hay ra biển.
Một lưu vực sông là diện tích đất được giới hạn bởi đường phân thủy mà trên đó tất cả nước sẽ tập trung chảy ra một cửa duy nhất. Các con sông có thể được ngăn cách với nhau thông qua các địa hình cắt. Tuy nhiên trên thực tế vẫn có các dòng nước tự nhiên được chảy ở mặt nước, mặt đất.
Lưu vực sông cũng được gọi là diện tích lưu vực. Được xác định trong khoảng cách, diện tích thông qua chiều dài lưu vực, bề rộng của lưu vực. Các cạnh của một lưu vực sông được gọi là đầu nguồn, ở phía bên kia đường phân thủy, sẽ có một lưu vực sông khác. Lưu vực sông có thể dùng để phân cách giữa các con sông với nhau hoặc giữa sông với biển.
Bao gồm:
Lưu vực sông gồm có lưu vực sông liên tỉnh và lưu vực sông nội tỉnh. Liên tỉnh thể hiện trong tính chất của nhiều tỉnh khác nhau. Trong khi nội tỉnh là các đặc điểm được tiến hành trong phạm vi của tỉnh.
Định nghĩa lưu vực sông được quy định trên căn cứ theo khoản 8 Điều 2 Luật tài nguyên nước.
Trong đó:
– Lưu vực sông liên tỉnh là lưu vực sông nằm trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên. (Theo Khoản 9 Điều 2 Luật tài nguyên nước 2012).
Lưu vực sông thực hiện các chức năng, ý nghĩa của nó trong dòng chảy tự nhiên. Tính chất liên tỉnh được thể hiện đa dạng hơn ở các tỉnh mà sông chảy qua. Và lưu vực sông có thể nằm trên địa bàn của ít nhất hai tỉnh.
– Lưu vực sông nội tỉnh là lưu vực sông nằm trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. (Theo Khoản 10 Điều 2 Luật tài nguyên nước 2012).
Khi đó, các lưu vực chỉ được thực hiện đối với nước chảy vào và thoát ra ở các con sông hay biển trong phạm vi tỉnh. Không có sự mở rộng sang địa bàn các tỉnh khác.
Ví dụ một số lưu vực sông:
Ở Việt Nam ta có 2 lưu vực sông lớn mà hầu hết ai cũng biết. Qua đó mang đến nhiều ý nghĩa và tác động lớn trong đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất. Bao gồm 2 lưu vực sông Mê Kông và Lưu vực đồng bằng sông Cửu Long.
– Lưu vực sông Mê Kông ở Tây Nguyên: Đây là vùng lưu vực thuộc địa phận của 5 tỉnh, bắt nguồn từ dãy núi 2000m, có tổng diện tích là 3920 km2 và chiều dài là 156km. Trong đó, mang đến nhiều ý nghĩa sản xuất, sinh hoạt cho người dân các tỉnh. Hơn hết, đây là vùng đất sở hữu nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng nhất.
– Lưu vực đồng bằng sông Cửu Long: Cửu long thể hiện với 9 cửa, tạo ra sự đa dạng và nguồn nước dồi dào. Được chia thành 2 nhánh sông Tiền và sông Bát Sắc. Khu vực này có diện tích lên đến 40.000 km2, chiếm 12% tổng diện tích cả nước. Thêm vào đó là khí hậu hài hòa, phân chia 2 mùa rõ rệt và là vựa Nông – Ngư nghiệp lớn nhất nước ta. Mang đến các tiềm năng kinh tế lớn nhất trong cả nước.
– Ý nghĩa xác định lưu vực sông:
Trong hoạt động quản lý của nhà nước, việc xác định lưu vực sông được tiến hành. Nhằm tiến hành hiệu quả hoạt động quản lý tài nguyên nước. Các cửa tự nhiên giúp điều hòa nguồn nước là cơ sở để đảm bảo hiệu quả cung cấp nguồn nước. Cũng như thực hiện các ý nghĩa khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước.
Nước đóng vai trò lớn trong các hoạt động sản xuất kinh tế, các nhà máy thủy điện,… Mang đến các tiềm năng kinh tế lớn trong khai thác và quản lý của con người.
2. Các lưu vực sông:
Danh mục lưu vực sông được quy định tại Điều 7 Luật tài nguyên nước 2012 như sau:
“1. Danh mục lưu vực sông […] là căn cứ để thực hiện các nội dung quản lý tài nguyên nước theo lưu vực sông […]
2. Danh mục lưu vực sông bao gồm:
a) Lưu vực sông liên tỉnh;
b) Lưu vực sông nội tỉnh.
[…]
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lập danh mục lưu vực sông liên tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ ban hành; lập, ban hành danh mục lưu vực sông nội tỉnh […]”
Trong đó:
Như vậy, việc phân chia danh mục sông để thực hiện hoạt động quản lý hiệu quả. Các tỉnh phải có trách nhiệm liên quan trong hoạt động quản lý, bên cạnh các quyền lợi nhận về.
– Danh mục lưu vực sông liên tỉnh được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 1989/QĐ-TTg ngày 01/11/2010 gồm 392 sông, suối liên tỉnh.
– Danh mục lưu vực sông nội tỉnh được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành tại Quyết định số 341/QĐ-BTNMT ngày 23/03/2012 gồm 3.045 sông suối thuộc 63 tỉnh, thành phố trưc thuộc Trung ương.
Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền ban hành đối với danh mục sông liên tỉnh. Thực hiện dựa trên danh mục được Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, trình nên.
Việc xác định các loại lưu vực sông cũng hướng đến công tác quản lý hiệu quả hơn. Dựa trên chức năng và ý nghĩa trong tính chất thực tế của các lưu vực sông.
3. Phương pháp xác định lưu vực sông?
Trong hoạt động quản lý nhà nước, cần thực hiện xác định các lưu vực sông. Nhằm xác định, cũng như tiến hành lập danh mục sông để quản lý. Các cách xác định lưu vực sông được trình bày dưới đây:
3.1. Xác định lưu vực bằng bản đồ địa hình:
Đây là phương pháp xác định lưu vực truyền thống. Dựa trên các tính chất cũng như điều kiện, đặc điểm của địa hình để tìm kiếm. Người ta thường sử dụng bản đồ địa hình để xác định vị trí, cao độ, và khoanh vùng vị trí đó. Qua đó thấy được dòng chảy tự nhiên có thể được thực hiện ở các vị trí nào.
Các bước xác định được tiến hành bằng cách:
Bước 1: Quan sát bản đồ, xác định vị trí cần nghiên cứu, khoanh vùng địa điểm đó. Trong đó quan tâm đến tính chất trong đặc điểm địa hình để xác định. Bản đồ được sử dụng để nghiên cứu tính chất của dòng chảy trên lý thuyết.
Bước 2: Xác định đường chia nước của lưu vực. Được thực hiện với các tính toán chuyên môn về khả năng vận hành của các dòng nước. Đây là công cuộc đòi hỏi sự kinh nghiệm và sự hiểu biết của người thực hiện. Để xác định đúng khu vực chia nước cũng như căn cứ đúng đối với tính chất chảy tự nhiên qua lại của dòng nước.
Ngoài ra, đây là bước tốn khá nhiều thời gian, chi phí và công sức nhất. Bởi trên thực tế, khó có thể xác định việc chảy diễn ra một chiều hay đúng hai chiều. Để thể hiện đúng ý nghĩa của một lưu vực sông.
Bước 3: Cuối cùng, sau khi đã tiếng hành 2 bước trên, bạn cần phải tiến hành chính là xác định diện tích lưu vực. Để xác định các đặc điểm liên quan cung cấp trong nội dung dữ liệu ghi nhận. Và tìm kiếm những đặc trưng cần thiết nổi bậc khác để đưa vào dữ liệu. Qua đó đã xác định thành công một lưu vực sông với các đặc điểm thể hiện như ghi chép.
3.2. Xác định lưu vực bằng bản đồ GIS:
Khác với việc xác định lưu vực bằng bản đồ địa hình như truyền thống, phương pháp này mang đến hiệu quả tiếp cận hơn. Ngày nay người ta sử dụng các công cụ khoa học – công nghệ để hỗ trợ. Thực hiện việc đo lường cho ra kết quả với độ chính xác cao và nhanh chóng hơn.
Bây giờ việc sử dụng GIS được ứng dụng rất rộng rãi. Công cụ này được dùng để phân tích, đánh giá và tính toán các đặc trưng của lưu vực sông. Thiết bị được nghiên cứu gắn với các ứng dụng tiêu biểu trong chức năng cụ thể.
Bên cạnh đó, với sự phổ biến và phát triển của mạng Internet điều này góp phần hỗ trợ rất nhiều cho công cuộc xác định và phân tích các lưu vực. Tích hợp của công nghệ và các phương pháp khác nhau, việc xác định lưu vực sông trở lên dễ dàng hơn.
Việc xác định trên công cụ này được tiến hành bởi các đối tượng có chuyên môn kỹ thuật. Đối với phương pháp này chúng ta thường thực hiện bằng cách:
Bước 1: Chuẩn bị số liệu cao độ. Sử dụng các số liệu hay các thiết bị máy móc đo đạc để biết được quả. Cũng nhằm thực hiện đo lường các đặc điểm về địa hình.
Bước 2: Xử lý các số liệu cao độ sau khi đã xác định và có kết quả các từ bước 1.
Bước 3: Quan sát, xác định hướng dòng chảy theo mô hình 8 hướng. Thực hiện việc đánh giá khách quan trên các hướng tiếp cận khác nhau. Để mang đến các đặc điểm được phản ánh toàn diện.
Bước 4: Ngay sau bước 3, ta thực hiện đồng thời việc xác định các liên kết nước theo hướng dòng chảy là như thế nào? Thể hiện việc đánh giá đối với hướng dòng chảy. Trong đó, đặc trưng của lưu vực sông là dòng chảy tự nhiên theo hai hướng ra và vào. Thể hiện dòng chảy qua lại.
Bước 5: Đây là bước cuối cùng, tại đây bạn phải xác định được tổng toàn bộ vị trí lưu vực sông. Đồng thời bạn phải xác định tính toán được các đặc trưng riêng của lưu vực sông đó. Từ đó xác định được các đặc điểm gắn với lưu vực sông để thực hiện hoạt động quản lý.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: Luật tài nguyên nước năm 2012.