Khi công nghệ ngày càng phát triển thì keo theo đó là những phần mềm hay những lưu trữ có trên máy tính mà chúng ta thường nhìn tấy thường bặt gặp rất nhiều lần những lại không biết nó dùng để làm gì hay có tên gọi là gì?. Lưu trữ đám mây là gì? Đặc điểm, ưu điểm và nhược điểm
Mục lục bài viết
1. Lưu trữ đám mây là gì?
Lưu trữ đám mây là một mô hình điện toán đám mây lưu trữ dữ liệu trên Internet thông qua một nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây quản lý và vận hành dịch vụ lưu trữ dữ liệu. Nó được cung cấp theo yêu cầu với dung lượng và chi phí phù hợp, đồng thời loại bỏ việc mua và quản lý cơ sở hạ tầng lưu trữ dữ liệu của riêng bạn. Điều này mang lại cho bạn sự nhanh nhẹn, quy mô toàn cầu và độ bền với quyền truy cập dữ liệu “mọi lúc, mọi nơi”.
Dung lượng lưu trữ đám mây được mua từ nhà cung cấp đám mây bên thứ ba, người sở hữu và vận hành dung lượng lưu trữ dữ liệu và cung cấp dung lượng đó qua Internet theo mô hình trả tiền khi sử dụng. Các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây này quản lý dung lượng, bảo mật và độ bền để cung cấp dữ liệu cho các ứng dụng của bạn trên toàn thế giới.Các ứng dụng truy cập lưu trữ đám mây thông qua các giao thức lưu trữ truyền thống hoặc trực tiếp thông qua một API. Nhiều nhà cung cấp cung cấp các dịch vụ bổ sung được thiết kế để giúp thu thập, quản lý, bảo mật và phân tích dữ liệu ở quy mô lớn.
Có ba loại lưu trữ dữ liệu đám mây: lưu trữ đối tượng, lưu trữ tệp và lưu trữ khối. Mỗi loại cung cấp những ưu điểm riêng và có các trường hợp sử dụng riêng:
Lưu trữ đối tượng – Các ứng dụng được phát triển trong đám mây thường tận dụng các đặc điểm siêu dữ liệu và khả năng mở rộng lớn của bộ lưu trữ đối tượng. Các giải pháp lưu trữ đối tượng như Amazon Simple Storage Service (S3) lý tưởng để xây dựng các ứng dụng hiện đại từ đầu đòi hỏi quy mô và tính linh hoạt, đồng thời cũng có thể được sử dụng để nhập kho dữ liệu hiện có để phân tích, sao lưu hoặc lưu trữ.
Lưu trữ tệp – Một số ứng dụng cần truy cập tệp được chia sẻ và yêu cầu hệ thống tệp. Loại lưu trữ này thường được hỗ trợ với máy chủ Lưu trữ Đính kèm Mạng (NAS). Các giải pháp lưu trữ tệp như Amazon Elastic File System (EFS) lý tưởng cho các trường hợp sử dụng như kho nội dung lớn, môi trường phát triển, cửa hàng phương tiện hoặc thư mục gia đình của người dùng.
Lưu trữ khối – Các ứng dụng doanh nghiệp khác như cơ sở dữ liệu hoặc hệ thống ERP thường yêu cầu lưu trữ chuyên dụng, độ trễ thấp cho mỗi máy chủ lưu trữ. Điều này liên quan đến hệ thống lưu trữ gắn trực tiếp (DAS) hoặc Mạng khu vực lưu trữ (SAN). Các giải pháp lưu trữ đám mây dựa trên khối như Amazon Elastic Block Store (EBS) được cung cấp với mỗi máy chủ ảo và cung cấp độ trễ cực thấp cần thiết cho khối lượng công việc hiệu suất cao.
2. Đặc điểm của lưu trữ đám mây:
Đảm bảo dữ liệu quan trọng của công ty hay của cá nhân mình được an toàn, bảo mật và sẵn sàng khi cần thiết là điều cần thiết. Có một số yêu cầu cơ bản khi xem xét lưu trữ dữ liệu trên đám mây, từ đó có thể rút ra các đặc điểm của lưu trữ đám mây như sau:
Thứ nhất, độ bền. Dữ liệu nên được lưu trữ dự phòng, lý tưởng nhất là trên nhiều cơ sở và nhiều thiết bị trong mỗi cơ sở. Thiên tai, lỗi của con người hoặc lỗi cơ học sẽ không làm mất dữ liệu.
Thứ hai, tính khả dụng. Tất cả dữ liệu nên có sẵn khi cần thiết, nhưng có sự khác biệt giữa dữ liệu sản xuất và tài liệu lưu trữ. Lưu trữ đám mây lý tưởng sẽ mang lại sự cân bằng phù hợp về thời gian truy xuất và chi phí
Thứ ba, độ bảo mật của lưu trữ đám mây cao. Tất cả dữ liệu được mã hóa một cách lý tưởng, cả ở trạng thái nghỉ và khi truyền. Quyền và kiểm soát truy cập sẽ hoạt động tốt trên đám mây giống như chúng hoạt động đối với lưu trữ tại chỗ.
3. Ưu điểm của lưu trữ đám mây:
Trên thực tế thì có thể nhận thấy được ưu điểm của lưu trữ đám mây thông quá các đối tượng sử dụng công nghệ lưu trữ đám mây. Và trên thực tế thì lưu trữ đám mây hoạt động dựa theo hai nhóm chính đó là cá nhân hay còn được biết đến là người dùng và Doanh nghiệp. Do đó ưu điểm cũng đucợ nhận định là khác nhau đối với hai đối tượng này
Thứ nhất, đối với người dùng:
– Tiện lợi, nhanh chóng, dễ dàng: Như đã nói, bạn có thể quên việc khổ sở vì cóp nhầm file cho buổi họp quan trọng nữa, thay vào đó, tất cả những gì cần làm là kéo và thả tệp tren các giao diện hay ứng dụng thân thiện, đơn giản, tối ưu.
– Tính sẵn sàng cao: Người dùng có thể yên tâm truy cập và làm việc với dữ liệu của họ ở bất cứ đâu vào bất cứ khi nào với kết nối internet. Với mức độ phát triển internet như hiện nay thì điều này cũng không phải là trở ngại gì quá lớn.
– Tiết kiệm thời gian: Các dịch vụ lưu trữ đám mây đa só đều có băng thông cao, nhờ đó có thể tiết kiệm cho bạn được không ít thời gian quý báu. Thay vì phải chờ đợi tải file qua mail hết tới gần nửa ngày thì chỉ cần dán link và chọn chia sẻ là xong.
– Tiết kiệm tiền bạc: Cuối cùng thì lợi ích vật chất lớn nhất mà một người có thể hưởng lợi từ lưu trữ đám mây là việc cắt giảm được một khoản chi phí lớn cho những ổ cứng đắt đỏ trong khi được sử dụng một khối lượng dung lượng miễn phí không hề nhỏ.
Thứ hai, đối với Doanh nghiệp thì lưu trữ đám mây sẽ giúp doanh nghiệp hưởng lợi không nhỏ nếu biết nắm bắt nhanh nhạy các công nghệ đám mây
– Tiết kiệm thời gian và không gian: Triển khai nhanh, giảm thời gian chuyển giao dữu liệu. Không tốn không gian cho lưu trữ thiết bị.
– Tính linh hoạt cao: Cho phép việc giao tiếp, thực hiện công việc liền mạch, nhanh chóng, giúp gia tăng hiệu suất công việc.
– Nâng cao bảo mật, khôi phục thiệt hại: Như đã nói, các bản sao dữ liệu của bạn vẫn luôn ở đâu đó trong đám mây, nên với clưu trữ đám mây, các mối nguy như việc dự liệu bị mất, bị đánh cắp hay phá hủy đều được giải quyết.
– Tiết kiệm chi phí: Vấn đề chi phí luôn là bài toán hóc búa của bát cứ Doanh nghiệp nào. Vậy nên, lưu trữ đám mây sẽ giúp Doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản chi rất lớn cho các phần cứng, ổ cứng hay phí bảo trì, nâng cấp tốn kém.
4. Nhược điểm của lưu trữ đám mây:
– Thứ nhất đó là băng thông sử dụng để tải về các dữ liệu là có giới hạn và nó tùy thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ, có nơi hổ trợ băng thông rất lớn lên đến vài GB hoặc không giới hạn, tuy nhiên có vài nơi chỉ hổ trợ vài GB mà thôi, đặc biệt là ở các tài khoản miễn phí.
– Thứ hai đó chính là nhược điểm liên quan đến vấn đề bảo mật. Đây cũng được xem là mối lo ngại này thường xuất hiện ở doanh nghiệp hơn khi mà các dữ liệu của mình được sử dụng cùng một nơi lưu trữ với các doanh nghiệp khác.
– Thứ ba đó là một khuyến điểm đối với các cá nhân là nếu sử dụng dịch vụ nào thì bạn buộc phải cài và sử dụng các ứng dụng liên quan đến nhà cung cấp đó mà không thể sử dụng các dịch vụ khác.
– Thứ tư, lưu trữ đám mây phụ thuộc hoàn toàn vào Internet. Do đó với tình trạng đứt cáp diễn ra thường xuyên trong thời gian gần đây thì đôi khi bạn sẽ rất “Ức Chế” khi phải mất hàng giờ chỉ để tải vài trăm MB dữ liệu về.
Nhìn chung thì với mô hình điện toán đám mây nhược điểm lớn nhất chính là vấn đề về bảo mật và tính riêng tư của người dùng, bên cạnh đó tình trạng mất dữ liệu vấn có thể xảy ra khi lỗi hệ thống, việc bị các tổ chức hacker tấn công quấy rối gây tổn thất cho người dùng cũng nhưng nhà cung cấp cũng không thể tránh khỏi. Dù rằng là công nghệ tiên tiến có sức chứa cực khủng và truy cập nhanh, thế nhưng tình trạng quá tải vẫn có thể xảy ra khiến một số hoạt động bị ngưng trệ. Thế nhưng đây cũng là nhược điểm chung thường thấy ở những dòng máy chủ ảo trước đây.