Ở nước ta hiện nay, nghề phi công là giấc mơ của nhiều người. Trở thành phi công cần có nhiều yêu cầu rất cao. Bên cạnh đó, phi công lại được hưởng nhiều quyền lợi và mức lương hấp dẫn. Vậy mức lương phi công Vietnam Airline, Vietjet Air, Bamboo Airway "khủng" như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Lương của phi công các hãng bay là bao nhiêu?
1.1. Lương phi công hãng Vietnam Airline:
Vietnam Airlines là một trong những hãng hàng không đứng đầu cả nước. Mức lương của phi công hãng bay này được đánh giá là khá cao. Trước đại dịch, mức lương của cơ trưởng hãng Vietnam Airlines dao động từ 120 triệu đồng đến 220 triệu đồng mỗi tháng, trong khi cơ phó có thể kiếm được từ 70 triệu đồng đến 100 triệu đồng mỗi tháng. Thu nhập trung bình cho phi công được công bố ở mức khoảng 132,5 triệu đồng/tháng (khoảng 1,5 tỷ đồng/năm). Ngoài mức lương được trả trên, phi công hãng này còn nhận được các chế độ đãi ngộ tốt như đóng bảo hiểm đầy đủ theo quy định pháp luật và bảo hiểm nghề nghiệp, tiền lương chưa bao gồm chi phí thưởng và các khoản được hỗ trợ thêm. Thực tế, con số này đều tăng mỗi năm. Tuy nhiên, kể từ sau đại dịch Covid, hãng hàng không tránh khỏi khó khăn, mức lương phi công giảm. Hiện nay, mức lương cao nhất đối với phi công của hãng này có thể lên đến 300 triệu đồng. Mức thu nhập này dành cho những phi công có khả năng đào tạo cho người khác.
Theo Vietnam Airlines, việc tăng lương được thực hiện dựa trên cơ sở năng suất lao động theo số lượng khách luân chuyển, thay đổi dựa vào năng lực, vị trí trong buồng lái và loại máy máy bay phi công điều khiển. Hiện nay, hãng này hạn chế tuyển lao động mới, thực hiện tổ chức lại lao động, chú trọng trong việc nâng cao năng suất, chất lượng và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực. Mức lương cụ thể của phi công hãng Vietnam Airlines hiện nay vẫn là con số bảo mật.
1.2. Lương phi công hãng Vietjet Air:
Vietjet Air là một hãng hàng không hàng đầu khác của Việt Nam, cũng cung cấp cho phi công một chế độ lương và chế độ đãi ngộ cực tốt. Vậy mức thu nhập của phi công hãng Vietjet Air có cao như phi công hãng hàng không của Vietnam Airline không?
Trước đây, lương trung bình của cơ trưởng hãng này dao động từ 130 triệu đồng đến 180 triệu đồng/tháng, trong khi cơ phó có thể kiếm được từ 60 triệu đồng đến 90 triệu đồng/tháng, nhìn chung mức phí trả cho phi công của hãng này đều thấp hơn rất nhiều so với hãng Vietnam Airline.
Theo báo cáo thường niên của hàng bay này, ở thời điểm hiện tại, các phi công của Vietjet Air có mức thu nhập “nhỉnh” hơn hẳn so với phi công hãng Vietnam Airlines, khoảng 180 triệu/tháng (hơn 2,1 tỷ đồng/năm). Nếu Vietjet Air phát triển tốt hơn trong thời gian tới, mức lương này còn có thể tăng nữa. Đây là mức lương được coi là hậu hĩnh trên mặt bằng chung.
Thêm vào đó, hãng này cũng dành cho các phi công chế độ thưởng khá tốt như các phi công được nghỉ sau 3-4 ngày làm việc, nghỉ phép có lương 1 tuần/tháng và được đi du lịch miễn phí ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới, chỉ cần hãng này có đường bay qua.
Bên cạnh đó, chế độ thưởng dành cho các nhân viên của hãng cũng khá tốt. Các phi công có một ngày nghỉ sau 3 – 4 ngày làm việc, nghỉ phép có lương 1 tuần/ tháng và đi du lịch miễn phí ở bất kì địa điểm nào trên thế giới, chỉ cần hãng có đường bay.
1.3. Lương của phi công hãng Bamboo Airway:
Bamboo Airways là một hãng hàng không mới ra đời từ năm 2018 của tập đoàn FLC. Hãng hàng không này đã chiêu mộ được rất nhiều phi công giỏi trong và ngoài nước thông qua việc đưa ra các chế độ đãi ngộ vô cùng đặc biệt và ưu đãi cho phi công khi làm việc tại đây.
Mức thu nhập của phi công tại Bamboo không được để lộ rõ mức là bao nhiêu nhưng hãng hàng không này từng tiết lộ với truyền thông mức lương đã được phê duyệt của phi công đạt tới 200 triệu/ tháng (khoảng 2,4 tỷ đồng/năm), Theo tổng hợp mới nhất, mức lương của cơ trưởng hãng này sẽ dao động trong khoảng 240 triệu đến khoảng 300 triệu đồng/tháng, cơ phó có thể nhận mức đãi ngộ từ 150 triệu đến 180 triệu đồng/tháng. Đây cũng được coi là hãng hàng không trả mức phí vô cùng cao cho phi công, mặc dù sau đại dịch nhiều hãng hàng không bị ảnh hưởng nặng nề.
2. Tiêu chuẩn tham gia khóa đào tạo trở thành phi công làm việc tại Việt Nam:
Để trở thành phi công được nhận vào vị trí điều khiển máy bay, đòi hỏi các yêu cầu cao về thể chất, bằng cấp, kiến thức chuyên môn, kỹ năng điều khiển, lái và vận hành máy bay cùng các kỹ năng khác liên quan đến công việc phi công cũng như nền tảng tài chính khá khắt khe.
Các tiêu chuẩn cần có của một phi công phải đảm bảo các tiêu chuẩn về sức khỏe, tiêu chuẩn về bệnh lý, lý lịch tư pháp… rất chi tiết.
Phi công phải là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
– Có trình độ: Tốt nghiệp phổ thông trung học trở lên
– Trình độ tiếng Anh: TOEIC 550 trở lên còn hiệu lực hoặc tương đương, tuy vậy, một số trường đào tạo yêu cầu tiêu chuẩn tiếng Anh lên tới IELTS 7.0 hoặc TOEFL iBT 80.
– Tuổi đời (tính theo năm sinh): từ đủ 18 đến 33 tuổi
– Một số yêu cầu cơ bản về ngoại hình phải ưa nhìn, cân đối, không khuyết tật: về chiều cao: Đối với Nam từ 1m65 trở lên, đối với nữ từ 1m60 trở lên; về cân nặng: Đối với Nam từ 54kg trở lên, đối với nữ từ 48 kg trở lên
– Yêu cầu về thể lực cũng khá khắt khe. Trong thời gian đào tạo, học viên phải trải qua nhiều bài kiểm tra về tiền đình, thể chất, thần kinh, áp lực, thị lực, … có thể kéo dài tới một vài năm với các khóa học cơ bản, sau đó chuyển sang các khóa đào tạo riêng đối với từng loại máy bay. Yêu cầu thể lực phải đạt tiêu chuẩn sức khỏe đối với phi công dân dụng của Cục Hàng không Việt Nam. Tiêu chuẩn quan trọng nhất là không có tật ở mắt. Với những ứng viên bị cận thị, loạn thị, mù màu sẽ bị nhà tuyển dụng loại ngay nhằm đáp ứng yêu cầu về tính an toàn khi quan sát và thực hiện đúng các hướng dẫn trên bảng điều khiển dày đặc ở buồng lái.
– Yêu cầu về kỹ năng mềm chuyên nghiệp như kỹ năng giao tiếp tốt, mạnh dạn, tự tin, nói và viết tiếng Việt lưu loát; không nói ngọng, nói lắp; kỹ năng phân tích và xử lý tình huống; kỹ năng làm việc nhóm; chịu được áp lực cao
– Có lý lịch bản thân, gia đình rõ ràng
– Theo xác nhận phiếu lý lịch tư pháp phải không có tiền án, tiền sự.
3. Quy trình để trở thành phi công:
Quá trình trở thành phi công lái máy bay dân dụng vô cùng gian nan mà trước hết các học viên phải trải qua khâu tuyển chọn vô cùng khó khăn về thể hình và thể lực.
Sau khi được thong qua vòng sơ tuyển thì các học viên sẽ được tham gia khóa huấn luyện phi công dự khóa, được chuẩn bị tất cả các kiến thức và kỹ năng cần thiết nhằm bồi dưỡng cho học viên có thể thực hiện tốt chương trình huấn luyện phi công cơ bản. Ở giai đoạn này, các học viên sẽ hình thành được cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về năng lực và phẩm chất của nghề phi công. Thời gian huấn luyện khóa học này thông thường kéo dài khoảng 6 tháng.
Ở giai đoạn thứ hai của quá trình đào tạo phi công là các học viên được tham gia chương trình đào tạo học viên cơ bản. Các học viên tham gia phải đáp ứng các điều kiện về sức khỏe và phải vượt qua được vòng phỏng vấn của các chuyên gia trong lĩnh vực hàng không. Thời gian đào tạo này kéo dài thường khoảng 16 đến 18 tháng. Học viên hoàn thành xong chương trình đào tạo ở giai đoạn này sẽ được cấp các chứng chỉ cần thiết theo đúng tiêu chuẩn về bằng cấp của người lái do Cục Hàng không dân dụng Việt Nam quy định.
Ở giai đoạn thứ ba,, các học viên sẽ phải tham gia huấn luyện chuyển loại để thành lái phụ trong thời gian kéo dài khoảng 1 năm, rồi phải cần thêm hàng nghìn giờ bay và phải có đủ 5 năm tích lũy kinh nghiệm mới có thể trở thành lái chính. Theo đó, thời gian để có thể đào tạo được một phi công thực thụ thường sẽ phải mất từ 7 đến 9 năm.
Trong quá trình đào tạo, các phi công tương lai luôn được rèn luyện rất kỹ, đồng thời luôn phải tuân thủ những quy tắc khắc nghiệt về sức khỏe, trình độ, tham gia các chương trình huấn luyện phối hợp tổ lái, làm quen các dòng máy. Đến khi học viên đã trở thành phi công chính thức, để giữ được bằng lái thì hằng năm, các phi công phải trải qua từ 1 đến 2 đợt khám sức khỏe và phải vượt qua được 6 kỳ thi chuyên môn.
4. Chi phí học để trở thành phi công:
Ở nước ta hiện nay, để trở thành phi công phải tham gia các khóa học tại các trường đào tạo có chuyên môn, sẽ phải tới một số quốc gia có truyền thống đào tạo nguồn nhân lực ngành hàng không Việt Nam như: Mỹ, Anh, Úc, Pháp hoặc New Zealand, mới đây nhất có thêm Nam Phi. Chi phí để đào tạo một phi công thông thường có thể lên tới 4 tỷ từ khi học cho tới khi hành nghề. Ngoài chi phí học có thể phát sinh thêm các khoản chi phí khác như chi phí thuê máy bay riêng để tự học, … Nhiều hãng bay số tiền học yêu cầu học viên phải tự túc như Jetstar, Vietjet hoặc VNA nhưng nhiều hãng bay bỏ ra chi phí đào tạo như Bamboo Airway, … và sau khi học viên hoàn thành khóa học, chi phí mà hãng bay bỏ ra đào tạo học viên sẽ được trừ dần vào tiền lương cho đến khi hoàn trả đủ.
Một số trường tại Việt Nam đào tạo ngành phi công như Trường Phi công Bay Việt (Viet Flight Training) thì chi phí đào tạo một học viên phi công cơ bản khoảng 1,8 tỷ đồng trong khoảng thời gian 18-20 tháng; Trường Đào tạo nhân lực kỹ thuật cao ngành Hàng không thuộc Tập đoàn Vingroup thì tổng chi phí đào tạo học viên phi công của Vinpearl Air là 120.000 USD trong 26 tháng (gần 2,8 tỷ đồng); Công ty hàng không Tre Việt (Bamboo Airway) chi phí đào tạo phi công tại các nước phát triển dự kiến khoảng 50 – 100 nghìn USD tuỳ khóa học, ….