Trong quá trình viết một bài văn nghị luận thì việc người viết đưa ra các luận điểm và luận cứ cho bài văn này rõ ràng là điều cực kỳ quan trọng. Việc nhầm lẫn này cũng được xem là một sự ảnh hưởng khá lớn đối với việc viết băn của các tác giả. Cùng phân biệt, vai trò và ví dụ về luận điểm và luận cứ.
Mục lục bài viết
1. Luận điểm là gì?
Một vấn đề đang được thảo luận và nghị luận mà có những tư tưởng, lập luận chính của vấn đề đó thì được xem là những luận điểm. Đối với một bài văn nghị luận thì những luận điểm này phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng được nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục. Việc xác định được những vấn đề chính cần làm rõ trong giao tiếp trên thực tế và những công việc hàng ngày hay những tình huống mà chúng ta gặp phải và chúng ta quan tâm đến để đưa ra các tiêu chí để giải quyết đó cũng chính là những luận điểm mà chúng ta sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.
Trong một bài văn nghị luận cũng như trong quá trình giải quyết các tình huống sảy ra thường ngày thì không có quy định nào về việc có một hay nhiều luận điểm và phải có con số chính xác về luận điểm này. Tùy thuộc vào tính huống được đặt ra đơn giản hay phức tạp mà luận điểm từ đó cũng nhiều hay ít để làm sáng tỏ vấn đề có nhiều luận điểm thuyết phục chứng minh thì sẽ khiến người còn lại được thuyết phục với khả năng cao nhất có thể.
Để một bài văn nghị luận đi đúng hướng và giải quyết được triệt để các vấn đề thì việc đưa ra các luận điểm cũng phải bám sát vào đề bài để những luận điểm và đề bài tương ứng phù hợp với nhau. Để không phải mắc phải tình trạng lạc đề đẫn đến luận điểm không liên quan đến vấn đề sẽ xảy ra tình trạng lan man của người đang chứng minh vấn đề.
Hiểu theo một cách đễ hiểu nhất, xác định luận điểm là quá trình chủ thể phải tư duy để nảy sinh ý tưởng về nội dung bạn cần viết. Việc xác định ra hướng viết hay luận điểm của bài viết là rất quan trọng nó quyết định phần trăm thành công của bài viết là rất lớn. Bởi lẽ, hệ thống luận điểm chính là nền tảng, là cơ sở của nội dung văn bản, được ví như cái khung cốt lõi của cấu trúc tòa nhà, như xương sống của cơ thể con người.
Trong tình huống, văn bản cần phải xác định được các luận điểm bằng các cách sau: dựa vào các dữ liệu có sẵn trong tình huống, văn bản; dựa vào cách đặt câu hỏi hay người viết có thể dựa vào cách thức nghị luận, cách thức trình bày.
Cách thức trình bày luận điểm được biết đến mới một số cách như sau:
– Thứ nhất, kể ra một câu chuyện từ đó nêu lên luận điểm dựa vào câu chuyện đó.
– Thứ hai, trình bày trong một bối cảnh cụ thể sau đó xác định luận điểm.
– Thứ ba, người viết sử dụng phương pháp quy nạp để nêu luận điểm.
– Cuối cùng, người viết sử dụng phương pháp diễn dịch để nêu luận điểm.
2. Luận cứ là gì?
Những lý lẽ, dẫn chứng đã được công nhận được dùng làm cơ sở, căn cứ cho luận điểm trong bài nghị luận thì được quy định đó chính là những luận cứ. Luận cứ được dùng để diễn đạt những nội dung chính liên quan đến luận điểm. Có thể hiểu một cách đơn giản nhất đó là những nền tảng và cơ sở thì được xác định là luận cứ. Còn phần kết luận lại một nội dung được diễn đạt đó chính là luận điểm
Một trong những vấn đề để thể hiện tính đúng đắn của một luận điểm là khẳng định hay còn được biết đến bằng kết luận. Luận cứ được chiển khai dựa trên một tập các khẳng định và được biết đến đó chính là tiền đề. Việc thể hiện các lập luận theo lối suy diễn hoặc quy nạp của một đoạn văn hoặc bài văn nghị luận được biết đến là quá trình hình thành nên luận cứ của một bài văn nghị luận hay thậm chí là những tình huống hoặc giao tiếp đời thường. Quy trình này sử dụng một kiểu giao tiếp nào đó, có thể là một phần của một văn bản viết, một bài nói, hay một đoạn hội thoại.
Để hình thành nên một luận cứ chất lượng và diễn đạt truyền tải được tất cả các nội dung của luận điểm thì cần phải đáp ứng đầu đủ các yêu cầu sau:
– Thứ nhất, luận cứ cần phải phù hợp với yêu cầu của các luận điểm, nghĩa là luận cứ phải thật hài hòa với nội dung của luận điểm.
– Thứ hai, luận cứ cần mang tính chính xác, khi nêu lên các luận cứ tác giả phải biết rõ các thông tin đó đã được xác thực hay không? Ví dụ như luận cứ mốc thời gian, số liệu, nhân vật mang tính lịch sử…
– Thứ ba, luận cứ cần có tính tiêu biểu, chọn lọc những nội dung thật sự nổi bật, đặc sắc để nêu. Ví dụ như một nhà thơ có nhiều tác phẩm văn học thì tác giả hãy chọn các tác phẩm nào có giá trị và nổi bật mang tính đặc trưng nhất để đưa vào bài của mình làm dẫn chứng.
– Thứ tư, luận cứ cần phải thật toàn diện, khi nêu lên luận cứ tác giả cần đảm bảo đáp ứng đủ yêu cầu đầy đủ, có cái nhìn tổng quan nhất cho luận điểm. Tránh việc sau khi đưa ra luận cứ mà người nghe/người đọc vẫn không thể thấy độ tin cậy của luận điểm ban đầu
3. Vai trò của luận điểm và luận cứ?
Vai trò của luận điểm được biết đến trong một bài văn nghị luận là vô cũng quan trọng. Bởi vì trong một bài văn nghị luận nhất thiết phải có luận điểm, vai trò của luận điểm là giúp cho tác giả đạt được mục đích nghị luận. Đối với việc bắt tay vào viết một đề tài thì trước hết người viết cần xác định được các luận điểm cần viết để tránh tình trạng lạc đề và viết không đúng hướng với đề bài. Trên thực tế có một số cách xác định luận điểm như sau:
– Một là, người viết dựa vào các dữ liệu được cung cấp sẵn trong đề bài.
– Hai là là, người viết dựa vào cách đặt các câu hỏi.
– Ba là, người viết dựa vào cách thức nghị luận.
Vai trò của luận cứ được xác định trong quá trình viết văn nghị luận đó chính là cơ sở, nền tảng để dẫn đến luận điểm. Bởi vì giữ luận điểm và luận cứ có quan hệ nhân quả, khi nói luận cứ là nguyên nhân thì luận điểm là kết quả.
Một luấn cứ được xem là logic khi nó có bảo toàn sự thật hay không, việc này có thể hiểu là nếu các tiền đề là đúng thì kết luận cũng đúng. Ta sẽ gọi tắt tính chất này bằng cách nói đơn giản rằng luận cứ là có hiệu lực. Khi đánh giá một luận cứ, ta xem xét riêng rẽ tính đúng đắn của các tiền đề và tính hiệu lực của các mối quan hệ lôgic giữa các tiền đề, các khẳng định trung gian bất kỳ và kết luận.
Các luận cứ có thể hiệu lực hoặc không hiệu lực, tuy chính bản thân cách xác định xem một luận cứ được xếp vào loại nào thường lại có thể là một đối tượng của nhiều bàn cãi. Một cách không chính thức, người ta nên kỳ vọng rằng một luận cứ hiệu lực sẽ có sức thuyết phục theo nghĩa nó có khả năng thuyết phục người khác về tính đúng đắn của kết luận.
4. Phân biệt luận điểm và luận cứ, ví dụ:
Trong một bài văn thì không thể nào bỏ qua được các luận điểm và luận cứ mà vẫn có một bài văn với những nội dung chính xác và xuyên suốt trong đoạn văn được.
Trong một bài văn sẽ tồn tại cả luận điểm và luận cứ, luận điểm là ý chính của một văn bản nghị luận hoặc vấn đề cần nghị luận đang được đề cập, còn luận cứ lại là những ý nhỏ để nhằm mục đích phân tích và diễn giải luận điểm thành những đoạn văn hoàn chỉnh và có nghĩa.
Luận điểm giữ vai trò giúp cho tác giả đạt được mục đích nghị luận còn luận cứ lại suất hiện trong bài văn với vai trò là cơ sở, nền tảng để dẫn đến luận điểm.
Luận điểm là các ý chính được triển khai trong một văn bản, luận cứ chỉ là ý phụ để triển khai các luận điểm.
Ví dụ: Yêu cầu trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của những việc thực tế trong cuộc sống.
Luận điểm:
– Dẫn chứng việc tử tế
– Dẫn chứng về việc xã hội thiếu sự tử tế thì sẽ như thế nào?
Luận cứ:
– Đối với luận điểm dẫn chứng việc tử tế thì người viết cần đưa ra những tấm gương làm việc tử tế, công việc tử tế mà họ làm, Việc tử tế này lan truyền được ý nghĩa gì?
– Đối với luận điểm việc xã hội thiếu sự tử tế thì sẽ như thế nào? thì cần nêu các luận cứ về mặt lợi và mặt hại của luận điểm này.