Lợi nhuận luôn được đánh giá là yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của toàn xã hội. Hiện nay, cũng có nhiều thuật ngữ được sử dụng xoay quanh vấn đề lợi nhuận. Một trong số đó chúng ta cần phải nhắc đến lợi nhuận thặng dư. Vậy lợi nhuận thặng dư là gì? Ý nghĩa và ví dụ về lợi nhuận thặng dư?
Mục lục bài viết
1. Lợi nhuận thặng dư là gì?
Khái niệm lợi nhuận thặng dư:
Lợi nhuận thặng dư được hiểu là lợi nhuận đạt được trên mức và vượt hơn lợi nhuận trung bình toàn ngành. Lợi nhuận thặng dư cũng sẽ phụ thuộc vào sự so sánh lợi nhuận đầu tư được chỉ định để có thể phân tích. Một số so sánh lợi nhuận cơ bản nhất bao gồm lãi suất phi rủi ro và điểm chuẩn rủi ro với mức độ rủi ro tương tự với khoản đầu tư được phân tích.
Lợi nhuận thặng dư trong tiếng Anh là gì?
Lợi nhuận thặng dư trong tiếng Anh là Excess Returns.
2. Ý nghĩa của lợi nhuận thặng dư:
Lợi nhuận thặng dư được hiểu là một số liệu quan trọng giúp cho các chủ thể là những nhà đầu tư đánh giá hiệu suất so với các lựa chọn đầu tư khác. Nhìn chung, ta nhận thấy rằng, tất cả các chủ thể là những nhà đầu tư đều hi vọng lợi nhuận thặng dư là tích cực vì nó mang lại cho những chủ thể là các nhà đầu tư nhiều tiền hơn số tiền họ có thể đạt được bằng cách đầu tư vào nơi khác.
Lợi nhuận thặng dư sẽ được xác định bằng cách trừ đi lợi nhuận của một khoản đầu tư khỏi tổng tỉ lệ hoàn vốn đạt được trong một khoản đầu tư khác. Khi tính toán lợi nhuận thặng dư, nhiều biện pháp hoàn trả có thể được sử dụng. Một số chủ thể là các nhà đầu tư có thể muốn thấy lợi nhuận thặng dư là một khoản chênh lệch trong đầu tư của họ so với lãi suất phi rủi ro.
Ở một trường hợp khác, lợi nhuận thặng dư cũng sẽ có thể được tính so với điểm chuẩn được so sánh chặt chẽ với các đặc điểm rủi ro và lợi nhuận tương tự. Sử dụng điểm chuẩn được so sánh chặt chẽ là phép tính lợi nhuận dẫn đến số đo lợi nhuận thặng dư được gọi là alpha.
Nói chung, so sánh lợi nhuận có thể mang giá trị dương hoặc âm. Lợi nhuận thặng dư dương cho biết một khoản đầu tư vượt trội hơn so với các khoản đầu tư khác, trong khi sự khác biệt âm về lợi nhuận xảy ra khi một khoản đầu tư mang lại hiệu suất kém.
Các chủ thể là những nhà đầu tư nên nhớ rằng việc so sánh hoàn toàn lợi nhuận đầu tư với điểm chuẩn sẽ mang lại lợi nhuận thặng dư mà không nhất thiết phải xem xét tất cả các chi phí giao dịch tiềm năng của một danh mục so sánh. Ta hiểu chi phí giao dịch tạo ra một thực tế, răng với số tiền nhỏ thì không thể đầu tư trên thị trường tài chính trực tiếp để nhằm mục đích có thể sinh lời như mong đợi. Bởi vì nếu danh mục đầu tư lớn sẽ làm cho chi phí giao dịch tăng lên. Điều này khiến chúng ta không thể đa dạng hóa được danh mục đầu tư với số tiền nhỏ, khiến nhà đầu tư phải đối diện với rủi ro thực sự.
Ví dụ cụ thể như khi sử dụng S&P 500 làm điểm chuẩn cho phép tính lợi nhuận thặng dư thì thường không tính đến chi phí thực tế cần thiết để nhằm mục đích có thể đầu tư vào tất cả 500 cổ phiếu trong chỉ số hoặc chi phí quản lí để có thể đầu tư vào quỹ được quản lí S&P 500.
3. Tìm hiểu chung về lợi nhuận:
Ta có cái nhìn tổng quan về lợi nhuận như sau:
Để các doanh nghiệp nếu muốn tồn tại và phát triển được thì các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đó sẽ cần phải hiệu quả, nghĩa là các doanh nghiệp sẽ cần phải sinh lời. Theo đó các doanh nghiệp sẽ cần phải độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình theo nguyên tắc lấy thu bù chi và phải đảm bảo có lãi.
Lợi nhuận được hiểu cơ bản chính là khoản chênh lệch giữa phần doanh thu của doanh nghiệp và phần chi phí họ chi ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận được coi là kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động kinh doanh, bên cạnh đó lợi nhuận cũng là cơ sở và là nền tảng để nhằm từ đó cũng có căn cứ đánh giá hiệu quả kinh tế mỗi doanh nghiệp.
Lợi nhuận, trong kinh tế học được hiểu cơ bản là phần tài sản mà nhà đầu tư nhận thêm nhờ đầu tư sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan đến đầu tư đó, bao gồm cả chi phí cơ hội; là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí. Lợi nhuận trong kế toán được hiểu là phần chênh lệch giữa giá bán và chi phí sản xuất. Sự khác nhau giữa định nghĩa ở hai lĩnh vực là quan niệm về chi phí. Trong kế toán, người ta chỉ quan tâm đến các chi phí bằng tiền, mà không kể chi phí cơ hội như trong kinh tế học.
4. Vai trò của lợi nhuận:
Lợi nhuận đóng góp nhiều vai trò đối với các doanh nghiệp, các chủ thể là những người lao động cũng như nền kinh tế. Cụ thể như sau:
– Vai trò của lợi nhuận đối với doanh nghiệp:
Lợi nhuận luôn là mối quan tâm lớn nhất của các doanh nghiệp. Tất cả các doanh nghiệp không thu được lợi nhuận thì sẽ không thể tồn tại. Tất cả các doanh nghiệp không thu được lợi nhuận sẽ phá sản, sẽ bị đào thải khỏi thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt hiện nay. Nói chung, lợi nhuận chính là thứ quyết định sự tồn vong của doanh nghiệp.
Lợi nhuận có tác động đến mọi mặt của doanh nghiệp. Lợi nhuận cũng trực tiếp ảnh hưởng tới tình hình tài chính và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Chỉ khi có lợi nhuận, họ mới có thể thanh toán các khoản nợ.
Lợi nhuận cũng là cơ sở quan trọng đảm bảo cho việc tái sản xuất của mỗi doanh nghiệp. Khi hoạt động kinh doanh sinh ra lãi, doanh nghiệp sẽ có được 1 khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
Lợi nhuận ổn định cũng giúp doanh nghiệp có thể giữ vững được vị thế của mình trên thị trường trong và ngoài nước và từu đó cũng giúp việc vay vốn bên ngoài của các chủ thể này cũng trở nên dễ dàng hơn.
Không những thế, lợi nhuận cũng chính là chỉ tiêu để đánh giá năng lực quản lý và điều hành của chủ thể là người đứng đầu doanh nghiệp.
– Vai trò của lợi nhuận đối với người lao động:
Lợi nhuận cao thực chất không chỉ mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp mà người lao động cũng được hưởng thêm nhiều cái tốt. Họ không chỉ có cơ hội nhận được mức lương cao hơn, tiền thưởng nhiều hơn mà cảm thấy vững tin với doanh nghiệp của mình và trở nên nỗ lực hơn, cố gắng hơn trong công việc.
– Vai trò của lợi nhuận đối với nền kinh tế chung:
Lợi nhuận có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế chung của một quốc gia. Khi các doanh nghiệp đều làm ăn phát đạt, thu về lợi nhuận cao thì nghiễm nhiên nền kinh tế của đất nước ấy sẽ ngày càng lớn mạnh. Mà đất nước lớn mạnh chính là dấu hiệu đáng mừng, là niềm mong mỏi của mọi quốc gia trên thế giới này.
Thực chất chỉ khi các doanh nghiệp thu được lợi nhuận thì Nhà nước mới có thể tiến hành thu thuế. Đó là sự đóng góp cần thiết để tạo nên ngân sách quốc gia. Và Nhà nước cũng sẽ dùng số tiền ấy vào những mục đích công theo đúng quy định.
5. Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp:
Dưới đây là hai nhóm yếu tố chủ yếu tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp, cụ thể như sau:
– Yếu tố chủ quan:
+ Nguồn nhân lực:
Nguồn nhân lực chính là một trong những nhân tố quan trọng và có ảnh hưởng đến mọi hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Nhất là trong bối cảnh cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trở nên gay gắt như hiện nay, nguồn nhân lực dồi dào, có trình độ cao, có khả năng thích ứng được với yêu cầu của thị trường, của các đối tác sẽ giúp doanh nghiệp rất nhiều trong việc nâng cao lợi nhuận của mình.
+ Năng lực quản lý:
Các chủ thể là nhà quản lý trong doanh nghiệp bao giờ cũng đóng vai trò tiên phong, lãnh đạo và chỉ ra các phương hướng, chiến lược phát triển doanh nghiệp của mình. Để doanh nghiệp hoạt động tốt, thu về nhiều lợi nhuận, nhà quản lý doanh nghiệp cần hội tụ những yếu tố quan trọng.
+ Chất lượng và giá thành sản phẩm:
Để nhằm mục đích có thể gia tăng lợi nhuận, doanh nghiệp sẽ có thể cân nhắc giữa việc tăng giá thành sản phẩm hoặc giảm chi phí sản xuất. Tuy nhiên, việc ra quyết định này cần phải đảm bảo đến chất lượng của sản phẩm.
– Yếu tố khách quan:
+ Đối thủ cạnh tranh:
Đối thủ cạnh tranh cũng được xem là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của một doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, có rất nhiều doanh nghiệp cùng kinh doanh một loại sản phẩm, dịch vụ. Chính bởi vậy nên khách hàng khi có nhiều sự lựa chọn hơn, họ sẽ lựa chọn một sản phẩm tốt hơn. Doanh nghiệp nào cung cấp hàng hóa có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, giá cả hợp lý nghiễm nhiên sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư và khách hàng hơn.
+ Thị trường các yếu tố đầu vào:
Khi một doanh nghiệp có thể chủ động được trong khâu đầu vào, tìm kiếm được nhà cung cấp với chất lượng đảm bảo, giá thành hợp lý thì chi phí đầu vào để sản xuất ra hàng hóa giảm. Doanh nghiệp sẽ có cơ hội gia tăng lợi nhuận nhiều hơn so với các doanh nghiệp khác.
+ Sự tiến bộ khoa học và kỹ thuật:
Trong kinh doanh ngày nay, khoa học kỹ thuật không những là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp mà nó còn giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh so với đối thủ. Công nghệ hiện đại sẽ giúp tạo ra sản phẩm chất lượng tốt, đồng thời giảm thiểu chi phí sản xuất (giảm thời gian lao động, giảm thiểu chi phí nhân công…). Lợi nhuận kinh doanh cũng từ đó mà tăng theo.
+ Chính sách của Nhà nước:
Doanh nghiệp có thể phát triển được hay không phụ thuộc rất lớn vào chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Nhà nước chi phối hoạt động của doanh nghiệp. Chính bởi vì vậy nếu Nhà nước có các chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức kinh tế và doanh nghiệp thì hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng diễn ra dễ dàng và ngược lại.