Lợi nhuận cơ sở là một cách tính lợi nhuận trong hoạt động thường xuyên, ổn định của doanh nghiệp. Để tính lợi nhuận cơ sở, người ta thường loại bỏ các chi phí một lần hoặc không cố định được sử dụng. Cùng tìm hiểu các ưu, nhược điểm của cách xác định lợi nhuận qua bài viết này.
Mục lục bài viết
1. Lợi nhuận cơ sở là gì?
1.1. Khái niệm:
Lợi nhuận cơ sở là thuật ngữ được quan tâm trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây cũng là một yếu tố, cách thức nhận biết và đánh giá lợi nhuận trong hoạt động của doanh nghiệp.
Lợi nhuận cơ sở là một tính toán được thực hiện bởi nội bộ một công ty. Khi đó, việc tính toán được thực hiện để có sự phản ánh chính xác hơn về lợi nhuận công ty. Từ đó mang đến các phản ánh hiệu quả ở các góc độ khác nhau. Bởi xét về bản chất, lợi nhuận cơ sở không phải lợi nhuận thực tế doanh nghiệp tìm kiếm được. Tuy nhiên:
+ Lợi nhuận cơ sở tập trung vào các sự kiện chu kì kế toán thông thường.
+ Lợi nhuận này thường loại trừ các khoản phí một lần hay chi phí không thường xuyên. Qua đó chỉ các chi phí thường xuyên, có tính ổn định mới đóng góp, tác động trong hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Lợi nhuận cơ sở khác với lợi nhuận kế toán bắt buộc được ghi trên báo cáo tài chính hay các tài liệu bắt buộc. Về bản chất, việc tính toán của lợi nhuận cơ sở chỉ mang tính tương đối. Bởi nó không phản ánh chính xác từng số liệu chi tiêu biến động trên thực tế.
1.2. Ví dụ về sự kiện một lần được trừ đi để tính toán lợi nhuận cơ sở:
Nếu một công ty có toàn quyền sở hữu hai tòa nhà. Trên thực tế, một tòa nhà hiện đang được sử dụng trong khi một tòa đang bỏ trống. Tòa nhà bỏ trống không được xác định trong mục đích khai thác, sử dụng lâu dài. Do đó, công ty có thể chọn bán tòa nhà trống.
Việc bán tài sản này phải được ghi lại cho mục đích kế toán tiêu chuẩn. Tức là các giao dịch đã mang đến lợi nhuận, tìm kiếm ngân sách trong hoạt động của công ty, nhưng nó được loại trừ khỏi tính toán lợi nhuận cơ sở. Ở đây, nguồn tiền này không mang tính chất thường xuyên, ổn định trong hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Việc bán một tài sản lớn, chẳng hạn như một tòa nhà, không phải là một phần tiêu chuẩn của hoạt động kinh doanh và dự kiến sẽ không xảy ra sớm. Tính chất duy trì mục đích kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận thường xuyên không được thực hiện. Mặc dù nó tạo ra thu nhập, nhưng không có khả năng được lặp lại trong các chu kì kế toán tiếp theo của công ty. Bởi vậy mà lợi nhuận cơ sở trong trường hợp này giúp xác định đúng nhất hiệu quả kinh doanh, thu nhập của kỳ kế toán.
Lợi nhuận cơ sở trong tiếng Anh là Underlying Profit.
2. Đặc điểm lợi nhuận cơ sở:
– Phản ánh chính xác hơn hiệu quả hoạt động kinh doanh ổn định, thường xuyên:
Khi các công ty công bố báo cáo tài chính của họ, các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung (GAAP) yêu cầu họ phải công bố lợi nhuận. Điều này được tính bằng cách trừ tất cả chi phí khỏi doanh thu, tương tự với cách tính số thuế thu nhập phải trả. Qua việc trừ đi các chi phí phát sinh không thường xuyên, sẽ cho ra kết quả nhìn nhận trong tính chất kinh doanh thực tế. Đây cũng là căn cứ đối chiếu, so sánh với các giai đoạn kinh doanh khác tốt hơn.
Lợi nhuận cơ sở được sử dụng như một chỉ số hiệu suất hữu ích hơn theo cơ sở từng năm. Từ đó nhìn nhận chính xác hơn trong các hoạt động kinh doanh chính.
– Loại bỏ các chi phí bất thường:
Về lí thuyết, việc loại bỏ các chi phí bất thường, chẳng hạn như phí thiệt hại do thiên tai, giúp các nhà đầu tư dễ dàng hiểu được lợi nhuận của công ty từ hoạt động kinh doanh thông thường hàng ngày thay đổi như thế nào vào năm tài chính. Các chi phí bất thường không tác động thường xuyên, ổn định. Do đó nó có thể tác động trong hoạt động kinh doanh ở các giai đoạn nhất định.
Mục đích ở đây là để loại bỏ bất kì yếu tố phiền nhiễu ngẫu nhiên nào. Từ đó nhìn nhận đối với thực tế lợi nhuận kinh doanh sẽ đúng hơn. Cũng như đánh giá được đối tác, khách hàng hay doanh nghiệp cạnh tranh.
Chi phí bất thường thể hiện như:
+ Các khoản lỗ hoặc lãi không thường xuyên tăng lên.
+ Chẳng hạn như phí tái cơ cấu hoặc mua hoặc bán đất hoặc tài sản. Để nhìn nhận hiệu quả doanh nghiệp chính xác nhất, các khoản này thường không được tính đến. Bởi vì chúng không xảy ra thường xuyên, chỉ thực hiện trong giai đoạn hay thời điểm cụ thể. Và do đó, không được coi là phản ánh chi phí hàng ngày điều hành doanh nghiệp. Cũng như không thể cộng vào giai đoạn này để so sánh với các giai đoạn kinh doanh thông thường khác.
– Chỉ phản ánh hiệu quả hoạt động, kinh doanh có tính chất thường xuyên:
Nói chung, chỉ các chi phí hoạt động thường xuyên được coi là có thể dự đoán hoặc được yêu cầu sẽ được khấu trừ vào doanh thu gộp để đạt được lợi nhuận cơ sở. Chúng có thể bao gồm:
Chi phí nhân sự, bao gồm từ lương thưởng đến chi phí đào tạo Chi phí cơ sở vật chất bao gồm tiền thuê nhà hoặc thanh toán thế chấp (nếu có), các tiện ích và bảo hiểm. Chi phí liên quan đến công nghệ, bao gồm bảo trì và nâng cấp phần mềm. Chi phí thay thế tài sản.
3. Ưu điểm lợi nhuận cơ sở:
– Phản ánh chính xác bản chất hiệu quả kinh doanh:
Cung cấp cho các nhà đầu tư một chỉ báo về việc một công ty kiếm được bao nhiêu tiền từ hoạt động kinh doanh thông thường của mình. Giúp doanh nghiệp tính toán, xác định được hiệu quả kinh doanh thực tế. Còn hiệu quả tìm kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp trong giai đoạn đó lại được tính theo công thức khác.
– Lợi nhuận cơ sở cũng được quản lí sử dụng để lập kế hoạch kinh doanh.
Các doanh nghiệp quan tâm đến nâng cao chất lượng kinh doanh thực tế chứ không phải mong muốn nhiều biến động bên ngoài theo hướng có lợi. Bởi vậy, phải làm mạnh chất lượng, hiệu quả kinh doanh để nâng cao lợi nhuận cơ sở.
Một kế hoạch kinh doanh là một bản đồ hướng dẫn về cách thức công ty sẽ hoạt động trong tương lai. Xác định các chiến lược cũng như mục tiêu tìm kiếm khách hàng, lợi nhuận, cạnh tranh tốt. Từ góc độ kế toán, kế hoạch kinh doanh cũng biểu thị các chi phí dự kiến phải được chi trả trong tương lai. Xác định trong tính chất cố định của nguồn thu, chi mang tính thường xuyên, cần thiết trong kế hoạch.
Khi xác định chi phí hoạt động nào có thể chi trả hợp lí, một doanh nghiệp có thể muốn loại bỏ bất kì giao dịch tài chính một lần hoặc rất bất thường nào có thể làm sai lệch định mức lợi nhuận. Các chi phí bất thường này có thể ảnh hưởng tiêu cực hoặc tích cực trên lợi nhuận thu về. Tuy nhiên hiệu quả kinh doanh, lợi nhuận từ kinh doanh cần được củng cố, quan tâm.
Ý nghĩa – Vai trò của lợi nhuận cơ sở:
Khi các công ty xuất bản tài chính của họ, các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung (GAAP) yêu cầu họ tiết lộ số tiền họ tạo ra. Điều này được tính bằng cách trừ tất cả chi phí bằng đô la khỏi doanh thu, cách tính tương tự được sử dụng để xác định số thuế thu nhập phải trả. Qua đó cho thấy hiệu quả hoạt động, kinh doanh của sản phẩm, hàng hóa trên thị trường. Thông thường, các công ty sẽ chọn bổ sung con số này bằng tính toán của riêng họ.
Lợi nhuận cơ bản hay được hiểu là lợi nhuận cơ sở. Giá trị này được thiết kế để cung cấp một chỉ số hiệu suất hữu ích hơn trên cơ sở từng năm. Từ đó có căn cứ so sánh hiệu quả kinh doanh thực tế của các năm, các giai đoạn. Loại bỏ đi các tác động bất thường trong hoạt động kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận thường xuyên.
Tước ra các chi phí bất thường, không thường xuyên như:
+ Phí thiệt hại do thiên tai.
+ Giải quyết các biến động ngẫu nhiên và theo lý thuyết.
Giúp các nhà đầu tư dễ dàng hiểu được lợi nhuận của công ty từ hoạt động kinh doanh tiêu chuẩn hàng ngày thay đổi như thế nào vài năm tài chính. Cũng như có được đánh giá tốt nhất trong tình hình kinh doanh thực tế của doanh nghiêp. Cũng như đánh giá về chiến lược phát triển sản phẩm, các tồn tại trong khía cạnh khách hàng, đối tác, đối thủ cạnh tranh,…
4. Nhược điểm của lợi nhuận cơ sở:
Mỗi công ty có cách tính lợi nhuận cơ sở khác nhau. Trong việc loại bỏ yếu tố tài chính bất thường, các công ty cũng có tiêu chí lựa chọn, đánh giá riêng. Qua đó mà lợi nhuận cơ sở nhiều khi cũng không chênh lệch so với lợi nhuận kinh doanh thực tế.
Nếu không có hướng dẫn rõ ràng về cách tính lợi nhuận cơ sở, những số liệu này không thể dựa vào để so sánh các công ty khác nhau. Từ đó, một nhà đầu tư không thể nhìn nhận, hiểu và so sánh lợi nhuận cơ sở của các công ty họ quan tâm. Cho nên yếu tố đánh giá hiệu quả kinh doanh ổn định, thường xuyên không mang đến hiệu quả như mong muốn.
Điều quan trọng là các nhà đầu tư phải nhận ra sự khác biệt giữa lợi nhuận kế toán và lợi nhuận cơ sở. Chính họ phải có căn cứ xác định lợi nhuận cơ sở của hoạt động doanh nghiệp. Từ đó có được sự hiểu biết vững chắc về cách tính toán lợi nhuận cơ sở. Yếu tố này giúp nhà đầu tư có kinh nghiệm lựa chọn đầu tư hiệu quả, chính xác hơn.
Bên cạnh các chỉ số tài chính khác, sử dụng con số lợi nhuận cơ sở có thể có ích khi đánh giá xem có nên đầu tư vào một công ty hay không. Đây là giá trị phản ánh khách quan hiệu quả kinh doanh trên sản phẩm thực tế của doanh nghiệp cung cấp. Nó được tách biệt với các yếu tố có thể gây nhiễu đến giá trị kinh doanh thực tế của doanh nghiệp.