Lợi nhuận chưa phân phối là vấn đề mà tất cả các doanh nghiệp đều rất quan tâm, đây cụ thể hơn đó là phần lợi nhuận sau thuế nằm trong cơ cấu tài chính của doanh nghiệp. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn đọc về nội dung " Lợi nhuận chưa phân phối là gì? Lợi nhuận giữ lại chưa chia".
Mục lục bài viết
1. Lợi nhuận chưa phân phối là gì?
Trong Thông tư Số: 133/2016/TT-BTC ban hành ngàу 26 tháng 8 năm 2016 có nhắc đến Lợi nhuận ѕau thuế chưa phân phối được thực hiện theo nguуên tắc tài khoản kế toán là 421.
Tài khoản 421 haу Lợi nhuận ѕau thuế chưa phân phối phản ánh kết quả kinh doanh của công tу, doanh nghiệp ᴠề ᴠiệc lãi haу lỗ ѕau khi đã tính thuế thu nhập doanh nghiệp ᴠà tình hình phân chia lợi nhuận của công tу hoặc tình trạng thực tế ᴠiệc хử lý lỗ của doanh nghiệp.
Lưu ý: Việc phân chia lợi nhuận của công tу phải dựa trên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ᴠà ᴠiệc phân chia nàу phải đảm bảo ѕự công khai, rõ ràng, rành mạch ᴠà theo đúng quу định, chính ѕách tài chính của pháp luật hiện hành.
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối được chia theo kết cấu và nội dung phản ánh như sau:
– Bên Nợ sẽ thể hiện các thông tin về số lỗ trong hoạt động kinh doanh của công ty, trích lập những quỹ của công ty, chia lợi nhuận, cổ tức cho các chủ sở hữu của doanh nghiệp, bổ sung vốn đầu tư của cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu.
– Bên Có thể hiện số lợi thuận mà hoạt động kinh doanh có được trong kỳ thực tế, thông tin số lỗ của cấp dưới được quản lý cấp trên bù, việc xử lý các khoản lỗ trong quá trình kinh doanh.
Trong đó trong nghiệp vụ kế toán thuế thì Tài khoản 421 có thể thể hiện theo có số dư Nợ hoặc theo số dư Có. Số dư bên Nợ được hiểu đơn giản là Số lỗ hoạt động kinh doanh chưa được doanh nghiệp xử lý. Và Số dư bên Có được hiểu là Số lợi nhuận sau thuế chưa được phân phối hoặc chưa được công ty sử dụng.
Thêm vào đó thì Tài khoản 421 được chia làm tài khoản 2 cấp, trong đó:
– Tài khoản 4211 thể hiện Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối về hoạt động kinh doanh, xử lý lỗ, phân chia lợi nhuận của năm trước. Ngoài ra tài khoản này còn dùng để điều chỉnh hồi tố các sai xót cơ bản của những năm trước mà giờ mới phát hiện ra.
– Tài khoản 4212 thể hiện Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối về kết quả trong hoạt động kinh doanh, cách phân chia lợi nhuận và biện pháp xử lý lỗ trong năm tài chính của doanh nghiệp. Tùy theo trường hợp thực tế của doanh nghiệp mà sẽ có các cách tính lợi nhuận sau thuế sẽ được kê khai khác nhau.
Ví dụ:
1. Cuối kỳ kế toán,khi nhận được kết chuyển của kết quả hoạt động kinh doanh của công ty thì cách hạch toán được thực hiện như sau:
– Trường hợp hạch toán lãi thì ghi:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Có TK 421 – thể hiện Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trong năm 4212).
– Trường hợp kinh doanh công ty mà lỗ thì ghi:
Nợ TK 421 – thể hiện lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trong năm cấp 4212
Có TK 911 – Xác định kết quả hoạt động kinh doanh.
2. Khi có quyết định từ công ty hoặc thông báo lợi nhuận được chia cho các cá nhân, tổ chức chủ sở hữu hoặc thực hiện trả cổ tức thì kế toán ghi:
Nợ TK 421 – là Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Có TK 338 – Phải trả phải nộp khác theo hướng dẫn của 3388.
Khi trả tiền cổ tức, phân chia lợi nhuận, kế toán ghi theo hướng dẫn:
Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác theo 3388
Có các TK 111, 112,… tức là số tiền thực trả cho chủ sở hữu.
3. Trường hợp Công ty cổ phần trả cổ tức bằng cổ phiếu thì kế toán ghi theo hướng dẫn:
Nợ TK 421 – thể hiện Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của doanh nghiệp
Nợ TK 4112 – thể hiện số chênh lêch giữa giá phát hành thấp hơn mệnh giá hay còn gọi là thặng dư vốn cổ phần
Có TK 4111 – thể hiện vốn góp của chủ sở hữu với mệnh giá tương ứng
Có TK 4112 – thể hiện Thặng dư vốn cổ phần của công ty
4. Đầu năm tài chính, kết chuyển lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm tài chính của năm nay sang lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của năm tài chính trước thì:
– Trường hợp TK 4212 có số dư Có, tức là có lãi thì kế toán ghi:
Nợ TK 4212 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của năm nay
Có TK 4211 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm tài chính trước.
– Trường hợp TK 4212 có số dư Nợ, tức là doanh nghiệp lỗ thì kế toán ghi:
Nợ TK 4211 – thể hiện Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của năm trước
Có TK 4212 – thể hiện Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trong năm nay.
Lợi nhuận phân phối tiếng Anh là ” Distirbuted profits”.
2. Lợi nhuận giữ lại chưa chia:
Lợi nhuận giữ lại (retained profits) hay lợi nhuận không chia (undistributed profit) là những khoản lợi nhuận sau khi nộp thuế được sử dụng để tái đầu tư, chứ không trả cho chủ sở hữu công ty dưới dạng cổ tức. Thu nhập giữ lại là nguồn vốn có giá trị để đầu tư vào các tài sản cố định bổ sung và hiện có. Chúng làm tăng giá trị của doanh nghiệp và điều này có thể làm tăng giá cổ phiếu.
Lợi nhuận giữ lại được tính toán bằng cách thêm vào lợi nhuận giữ lại ban đầu (các năm trước đó) thu nhập thuần và trừ đi cổ tức trả cho các cổ đông :
Lợi nhuận giữ lại = lợi nhuân giữ lại ban đầu + thu nhập ròng – cổ tức.
Tỷ số lợi nhuận giữ lại là một tỷ số tài chính để đánh giá mức độ sử dụng lợi nhuận sau thuế cho tái đầu tư của doanh nghiệp. Tỷ số này chính bằng lợi nhuận giữ lại chia cho lợi nhuận sau thuế. Tỷ số này cho biết cứ trong 1 đồng lợi nhuận sau thuế thì doanh nghiệp giữ lại bao nhiêu đồng để tái đầu tư. Tỷ số càng lớn tức là doanh nghiệp tái đầu tư càng mạnh.
Lợi nhuận giữ lại thể hiện mối liên hệ hữu ích giữa báo cáo thu nhập và bảng cân đối kế toán, vì chúng được ghi nhận theo vốn chủ sở hữu của cổ đông, kết nối hai báo cáo. Mục đích của việc giữ lại những khoản thu nhập này có thể rất đa dạng và bao gồm mua thiết bị và máy móc mới, chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển hoặc các hoạt động khác có thể tạo ra sự tăng trưởng cho công ty. Việc tái đầu tư này vào công ty nhằm mục đích đạt được nhiều thu nhập hơn nữa trong tương lai.
Cách tính lợi nhuận giữ lại
Lợi nhuận giữ lại = lợi nhuân giữ lại ban đầu + thu nhập ròng – cổ tức.
Lợi nhuận giữ lại ban đầu là gì?
Vào cuối mỗi kỳ kế toán, lợi nhuận để lại được báo cáo trên bảng cân đối kế toán dưới dạng thu nhập lũy kế từ năm trước (bao gồm cả thu nhập của năm hiện tại), trừ đi cổ tức đã trả cho cổ đông. Trong chu kỳ kế toán tiếp theo, số dư cuối kỳ của lợi nhuận giữ lại từ kỳ kế toán trước sẽ trở thành số dư đầu kỳ của kỳ này.
Số dư RE (lợi nhuận giữ lại) có thể không phải lúc nào cũng là số dương, vì nó phản ánh rằng khoản lỗ ròng của kỳ hiện tại lớn hơn số dư đầu kỳ của RE. Ngoài ra, việc phân phối lớn cổ tức vượt quá số dư thu nhập giữ lại có thể khiến nó bị âm.
3. Thu nhập ròng ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận giữ lại?
Bất kỳ thay đổi hoặc biến động nào đối với thu nhập ròng sẽ tác động trực tiếp đến số dư RE. Các yếu tố như tăng hoặc giảm thu nhập ròng và lỗ ròng xảy ra sẽ mở đường cho lợi nhuận kinh doanh hoặc thâm hụt. Tài khoản thu nhập giữ lại có thể bị âm do lỗ ròng tích lũy lớn.
Như vậy, sự biến động của các khoản mục ảnh hưởng tới thu nhập ròng như doanh thu bán hàng, giá vốn hàng bán, khấu hao và chi phí hoạt động khác cũng sẽ ảnh hưởng tới thu nhập giữ lại. Các khoản không phải tiền mặt như ghi giảm hoặc giảm giá và bồi thường dựa trên hàng tồn kho cũng ảnh hưởng đến tài khoản.
Cổ tức ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận giữ lại?
Việc phân phối cổ tức cho các cổ đông có thể dưới dạng tiền mặt hoặc cổ phiếu. Cả hai hình thức đều có thể làm giảm giá trị của RE đối với doanh nghiệp. Cổ tức tiền mặt thể hiện một dòng tiền ra và được ghi giảm trong tài khoản tiền mặt. Những điều này làm giảm quy mô của bảng cân đối kế toán và giá trị tài sản của công ty do công ty không còn sở hữu một phần tài sản lưu động của mình.
Cổ tức bằng cổ phiếu có nghĩa là thay vào đó, cổ đông được nhận một phần RE bằng cổ phiếu phổ thông và các tài khoản vốn góp bổ sung của doanh nghiệp. Sự phân bổ này không ảnh hưởng đến quy mô tổng thể của bảng cân đối kế toán của công ty, nhưng nó làm giảm giá trị cổ phiếu trên mỗi cổ phiếu.
Để một công ty có thể có sự sống riêng, có nhu cầu tồn tại và lớn mạnh, có tài sản riêng thì phải cần đến cả nội lực lẫn ngoại lực. Ngoại lực thì dễ thấy và chỉ có lợi nhuận giữ lại mới thật sự là nội lực của công ty. Bài viết trên đây chắc hẳn cũng đã làm rõ phần nào nội lực của một công ty.