Lợi nhuận được hiểu cơ bản chính là khoản chênh lệch giữa phần doanh thu của doanh nghiệp và phần chi phí họ chi ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận bất ngờ?
Trong nền kinh tế hiện nay, để có thể tồn tại và phát triển được thì đa số các doanh nghiệp hay một tổ chức kinh doanh nào đó đều sẽ cần phải có lợi nhuận. Lợi nhuận cũng chính là khoản chênh lệch được thu về sau đã trừ đi hết tất cả các chi phí. Có nhiều thuật ngữ được sử dụng xoay quanh vấn đề lợi nhuận. Một trong số đó chúng ta sẽ cần phải kể đến lợi nhuận bất ngờ. Chắc hẳn còn rất nhiều người thắc mắc về cụm từ này.
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu chung về lợi nhuận:
Ta có cái nhìn tổng quan về lợi nhuận như sau:
Như đã đề cập theo cơ chế của thị trường hiện nay, các doanh nghiệp nếu muốn tồn tại và phát triển được thì các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đó sẽ cần phải hiệu quả, nghĩa là cần phải sinh lời. Theo đó các doanh nghiệp sẽ cần phải độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình theo nguyên tắc lấy thu bù chi và phải đảm bảo có lãi.
Lợi nhuận được hiểu cơ bản chính là khoản chênh lệch giữa phần doanh thu của doanh nghiệp và phần chi phí họ chi ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận được coi là kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động kinh doanh, đồng thời nó cũng là cơ sở và là nền tảng để từ đó có căn cứ đánh giá hiệu quả kinh tế mỗi doanh nghiệp.
– Về mặt nguồn gốc: Lợi nhuận chính là một loại biểu hiện của giá trị thặng dư do lao động của doanh nghiệp tạo ra khi sử dụng hợp lý các nguồn lực.
– Về mặt lượng: Lợi nhuận là lượng chênh lệch lớn hơn giữa doanh thu và chi phí mà các doanh nghiệp bỏ ra để đạt được.
Kết cấu của lợi nhuận trong doanh nghiệp:
Với nền kinh tế thị trường như hiện nay, nếu các doanh nghiệp muốn tăng cường được khả năng cạnh tranh thì cần đòi hỏi doanh nghiệp phải đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của mình trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Chính bởi vì vậy lợi nhuận mà mỗi doanh nghiệp thu được sẽ bao gồm từ nhiều hoạt động khác nhau. Trong đó bao gồm: hoạt động sản xuất kinh doanh và từ hoạt động khác.
– Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh: Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh được hiểu cơ bản là khoản chênh lệch giữa doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh trừ đi chi phí đã bỏ ra. Nó bao gồm cả giá thành của tất cả sản phẩm dịch vụ đã tiêu thụ từ kỳ trước. Thêm vào đó lợi nhuận này còn bao gồm cả lợi nhuận của hoạt động tài chính. Cụ thể là phần chênh lệch giữa thu nhập tài chính và chi phí hoạt động tài chính cùng thuế gián thu phải nộp theo quy định của Pháp luật.
– Lợi nhuận từ các hoạt động khác: Lợi nhuận từ các hoạt động khác sẽ là khoản tiền chênh lệch giữa thu nhập của hoạt động kinh tế khác và chi phí của hoạt động kinh tế khác cộng với thuế gián thu theo quy định của pháp luật.
Lợi nhuận có ý nghĩa quan trọng và lợi nhuận cũng mang trong mình những vai trò to lớn khác nhau. Lợi nhuận không chỉ ảnh hưởng đến doanh nghiệp đến các chủ thể là những người lao động mà lợi nhuận của doanh nghiệp trên thực tế còn ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế chung của xã hội.
Qua sự phân tích về vai trò của lợi nhuận ở các khía cạnh khác nhau chúng ta có thể thấy được vai trò quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp mà nó còn đóng góp một phần không nhỏ đối với toàn bộ nền kinh tế. Bởi vì lợi nhuận mà mỗi doanh nghiệp thu được bao giờ cũng gắn liền với Nhà nước, với toàn nền kinh tế.
Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp:
Dưới đây là hai nhóm yếu tố chủ yếu tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp, cụ thể như sau:
– Yếu tố chủ quan:
+ Nguồn nhân lực:
Nguồn nhân lực chính là một trong những nhân tố cốt lõi có ảnh hưởng đến mọi hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Nhất là trong bối cảnh cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trở nên gay gắt như hiện nay, nguồn nhân lực dồi dào, có trình độ cao, có khả năng thích ứng được với yêu cầu của thị trường, của các đối tác sẽ giúp doanh nghiệp rất nhiều trong việc nâng cao lợi nhuận của mình.
Không những thế, khi một doanh nghiệp sở hữu đội ngũ nhân viên giỏi, thì các doanh nghiệp đó sẽ có những sáng kiến, sáng tạo mới trong công việc nhằm cải thiện hiệu suất làm việc cũng như tạo ra các sản phẩm chất lượng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
+ Năng lực quản lý:
Các chủ thể là nhà quản lý trong doanh nghiệp bao giờ cũng đóng vai trò tiên phong, lãnh đạo và chỉ ra các phương hướng, chiến lược phát triển doanh nghiệp của mình. Để doanh nghiệp hoạt động tốt, thu về nhiều lợi nhuận, nhà quản lý doanh nghiệp cần hội tụ những yếu tố quan trọng.
+ Chất lượng và giá thành sản phẩm:
Để nhằm mục đích có thể gia tăng lợi nhuận, doanh nghiệp sẽ có thể cân nhắc giữa việc tăng giá thành sản phẩm hoặc giảm chi phí sản xuất. Tuy nhiên, việc ra quyết định này cần phải đảm bảo đến chất lượng của sản phẩm. Tuyệt đối không khiến cho chất lượng sản phẩm đi xuống bơi xã hội càng phát triển, người tiêu dùng có trình độ cao hơn và nhu cầu sử dụng sản phẩm chất lượng tốt cũng cao hơn. Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm kém chất lượng đồng nghĩa với việc tự tay giết chết chính mình.
– Yếu tố khách quan:
+ Đối thủ cạnh tranh:
Đối thủ cạnh tranh được xem là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của một doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, có rất nhiều doanh nghiệp cùng kinh doanh một loại sản phẩm, dịch vụ. Do đó nên khách hàng khi có nhiều sự lựa chọn hơn, họ sẽ lựa chọn một sản phẩm tốt hơn. Doanh nghiệp nào cung cấp hàng hóa có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, giá cả hợp lý nghiễm nhiên sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư và khách hàng hơn.
+ Thị trường các yếu tố đầu vào:
Khi một doanh nghiệp có thể chủ động được trong khâu đầu vào, tìm kiếm được nhà cung cấp với chất lượng đảm bảo, giá thành hợp lý thì chi phí đầu vào để sản xuất ra hàng hóa giảm. Doanh nghiệp sẽ có cơ hội gia tăng lợi nhuận nhiều hơn so với các doanh nghiệp khác.
+ Sự tiến bộ khoa học và kỹ thuật:
Trong kinh doanh ngày nay, khoa học kỹ thuật không những là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp mà nó còn giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh so với đối thủ. Công nghệ hiện đại sẽ giúp tạo ra sản phẩm chất lượng tốt, đồng thời giảm thiểu chi phí sản xuất (giảm thời gian lao động, giảm thiểu chi phí nhân công…). Lợi nhuận kinh doanh cũng từ đó mà tăng theo.
+ Chính sách của Nhà nước:
Doanh nghiệp có thể phát triển được hay không phụ thuộc rất lớn vào chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Nhà nước chi phối hoạt động của doanh nghiệp. Chính bởi vì vậy nếu Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức kinh tế và doanh nghiệp thì hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng diễn ra dễ dàng và ngược lại.
2. Lợi nhuận bất ngờ:
Định nghĩa lợi nhuận bất ngờ:
Lợi nhuận bất ngờ được hiểu là bất kì loại thu nhập cao hoặc bất thường nào, được tạo ra từ hoàn cảnh may mắn.
Lợi nhuận bất ngờ sẽ thường cao hơn khoản lợi nhuận trước đó trong lịch sử và có thể là kết quả của sự tăng giá hay thiếu hụt nguồn cung trong ngắn hạn hoặc dài hạn.
Lợi nhuận bất ngờ được sử dụng thông thường đề cập đến lợi nhuận gặt hái được của toàn bộ ngành công nghiệp, cũng có thể nói về một công ty riêng lẻ.
Đối với một cá nhân, lợi nhuận bất ngờ có thể gắn với các sự kiện bất ngờ như trúng số, nhận thừa kế, hoặc bán được bản nhạc viết tay của một ca sĩ đã qua đời với giá hời.
Lợi nhuận bất ngờ trong tiếng Anh là gì?
Lợi nhuận bất ngờ trong tiếng Anh là Windfall Profits.
Lợi nhuận bất ngờ hoạt động như thế nào?
– Một số lí do mà lợi nhuận bất ngờ có thể phát sinh có thể kể đến như sự thay đổi đột ngột trong cấu trúc thị trường, các chỉ thị điều hành từ chính phủ, phán quyết của tòa án hoặc sự thay đổi mạnh mẽ trong chính sách thương mại. Các công ty nhận được khoản lợi nhuận bất ngờ không có sự chuẩn bị trước cho điều này, nhưng họ sẽ rất vui khi nhận được chúng.
– Các khoản lợi nhuận bất ngờ trong trường hợp cụ thể này này có thể được phân bổ theo nhiều cách khác nhau, cụ thể như: tăng mức chi trả cổ tức hoặc cổ tức trả thêm, mua lại cổ phần, tái đầu tư vào doanh nghiệp để tăng trưởng trong tương lai hoặc giảm nợ. Lợi nhuận bất ngờ hiện tại không bị đánh thuế ở Hoa Kỳ.
– Đối với một cá nhân, lợi nhuận bất ngờ có thể dẫn đến thu nhập tăng đột ngột, vượt xa những gì được mong đợi. Không giống như một tổ chức, một cá nhân khi nhận được khoản lợi nhuận bất ngờ không cần thiết phải chia sẻ lợi nhuận cho người khác.
Ví dụ cụ thể về lợi nhuận bất ngờ:
Đôi khi, giá dầu thô và khí tự nhiên tăng cao đã tạo ra lợi nhuận cho nhiều công ty năng lượng. Trong ngành công nghiệp năng lượng, nơi cung và cầu là lực lượng chính quyết định mức giá cho hàng hóa, sự thiếu hụt nguồn cung bất ngờ cũng là nguyên nhân chính đã dẫn đến việc tăng giá nhanh chóng và mạnh mẽ.
Năm 2008, dầu thô WTI đã đạt mức hơn 140 đô la/thùng từ mức 60/thùng vào một năm trước đó. Các nhân tố đến từ cung và cầu đều có khiến thúc đẩy sự tăng giá.
Tình trạng hỗn loạn ở Trung Đông, ảnh hưởng kéo dài của cơn bão Katrina, sự gián đoạn nguồn cung ở Venezuela và Nigeria, nhu cầu mạnh mẽ từ các quốc gia đang phát triển và sự đầu cơ của các thương nhân đều được cho là nguyên nhân khiến giá dầu tăng mạnh.
Theo sau đó chính là lợi nhuận bất ngờ của các chủ thể là các nhà sản xuất dầu và khí đốt, nhưng điều này chỉ diễn ra trong thời gian khá ngắn bởi vì chỉ 5 tháng sau khi giá đạt đỉnh, một thùng dầu được giao dịch ở mức chỉ 40 USD/thùng.