Việc mua phải các sản phẩm điện tử bị lỗi là điều mà không ai mong muốn, tuy nhiên, tình trạng này là không thể tránh khỏi trong quá trình mua hàng. Đối với những trường hợp lỗi đến từ nhà sản xuất, bạn có thể tiến hành đổi trả sản phẩm hoàn toàn miễn phí trong thời gian quy định của hãng.
Mục lục bài viết
1. Lỗi nhà sản xuất là gì?
Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu về lỗi sản phẩm:
Theo thống kê của các hãng nổi tiếng trên thế giới thì dù một dây chuyền sản xuất hiện đại cỡ nào đi chăng nữa cũng có một tỉ lệ sản phẩm không đạt tiêu chuẩn 100% như mong muốn, tỉ lệ sản phẩm không đạt 100% này lớn hay nhỏ thì tuỳ vào chất lượng của từng dây chuyền sản xuất.
Một lưu ý khác, nếu một sản phẩm được tạo thành từ nhiều linh kiện của các dây chuyền sản xuất khác nhau thì tỉ lệ và xác suất gặp lỗi sẽ cao hơn so với các sản phẩm ít linh kiện.
Những sản phẩm bị lỗi có thể được thấy ngay trong quá trình sản xuất, hoặc phát hiện tại công đoạn kiểm tra cuối cùng, hoặc sau một thời gian sử dụng mới phát sinh lỗi (gọi chung là lỗi do nhà sản xuất), do vậy khó có thể nhận biết được các sản phẩm nào hoàn hảo 100%, sản phẩm nào sẽ bị lỗi, nên các trung tâm bảo hành của hãng sinh ra để xử lý, khắc phục các lỗi của sản phẩm.
Định nghĩa về lỗi sản phẩm có 02 loại: Đó là lỗi do nhà sản xuất: các lỗi phát sinh trước hoặc trong quá trình sử dụng do nhà sản xuất gây ra (lỗi từ nhà sản xuất như đề cập ở trên), ví dụ cụ thể đó chính là: khách hàng đang sử dụng sản phẩm theo đúng quy định, hướng dẫn từ nhà sản xuất nhưng sản phẩm vẫn phát sinh lỗi. Thứ hai là lỗi do người sử dụng gây ra: lỗi phát sinh trong quá trình sử dụng do người sử dụng tác động vào.
Chức năng nhiệm vụ chính của trung tâm bảo hành là xử lý các sản phẩm lỗi do nhà sản xuất gây ra, đối với sản phẩm lỗi do người sử dụng gây ra thì trung tâm bảo hiểm cũng có trách nhiệm xử lý nhưng có thể sẽ tính thêm chi phí dịch vụ. Bên cạnh đó, trung tâm bảo hiểm cũng là nơi đại diện cho nhà sản xuất để cung cấp các dịch vụ phụ thêm, nâng cấp thêm các tính năng mới của sản phẩm cho khách hàng…
Về mục đích sử dụng: cả hai loại bảo hành đều nhắm đến việc thực hiện cam kết với khách hàng, thông thường các nhà sản xuất đều cam kết bảo hành 12 tháng đối với sản phẩm bán ra của mình, trong vòng 12 tháng đó, nếu sản phẩm bị bất kì lỗi nào liên quan đến nhà sản xuất thì sản phẩm sẽ được bảo hành miễn phí tại các điểm bảo hành của nhà sản xuất. Như vậy về mục đích thì cả hai loại bảo hành đều giống nhau.
Ta hiểu về lỗi nhà sản xuất như sau:
Lỗi nhà sản xuất trên điện thoại là những lỗi xảy ra trên các thiết bị điện thoại mà không phải do người dùng trực tiếp hay gián tiếp gây ra. Những lỗi này có thể đến từ cả phần cứng lẫn phần mềm của sản phẩm.
Ví dụ cụ thể như các chủ thể vừa mở hộp một chiếc điện thoại ra để kiểm tra, chưa kịp sử dụng nhưng lại phát hiện màn hình đã bị hư thì đây là lỗi của nhà sản xuất.
Lỗi nhà sản xuất được biết đến cơ bản là lỗi không phải do người dùng trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra.
Những lỗi này có thể đến từ khâu lắp ráp, vận chuyển của nhà sản xuất hoặc do phần mềm được làm chưa tốt, xảy ra lỗi,…
Đây trên thực tế cũng là chuyện bình thường do trong quá trình sản xuất hàng hóa sẽ luôn có tỷ lệ xảy ra lỗi nhất định, và không hãng điện thoại nào có thể đảm bảo 100% hàng hóa mình sản xuất đều sẽ không bị lỗi cả, điều này cũng tương tự đối với các ngành hàng khác như đồng hồ, máy tính… hay nhiều thiết bị khác.
Lỗi nhà sản xuất có thể đến từ khâu lắp ráp hoặc vận chuyển của hãng.
Manufacturer error
2. Cách xử lý khi gặp lỗi nhà sản xuất trên điện thoại:
Phần lớn lỗi nhà sản xuất thường sẽ xảy ra trong thời hạn bảo hành của máy, do đó khi gặp lỗi trong thời gian này thì bạn chỉ cần đưa ra hãng bảo hành hoặc đổi mới là được. Thời gian bảo hành cho các sản phẩm điện thoại thường là 12 tháng.
Hiện nay, khi bạn mua phải những mẫu điện thoại gặp lỗi nhà sản xuất tại các địa điểm bán hàng thì phía cửa hàng sẽ giúp bạn gửi sản phẩm lỗi đó cho hãng bảo hành.
Nếu điện thoại của bạn gặp lỗi nhà sản xuất khi đã hết thời hạn bảo hành thì bạn sẽ không được bảo hành hay thay thế miễn phí mà sẽ phải tốn thêm một khoản phí tùy trường hợp tùy theo chính sách của từng nhà sản xuất khác nhau.
Định nghĩa Bảo hành:
Bảo hành sản phẩm được hiểu cơ bản chính là khắc phục những lỗi hỏng hóc, sự cố kỹ thuật xảy ra do lỗi của nhà sản xuất.
Quy định về bảo hành:
Sản phẩm được bảo hành miễn phí nếu sản phẩm đó còn thời hạn bảo hành được tính kể từ ngày giao hàng.
Thời hạn bảo hành được ghi trên Phiếu Bảo hành (thông thường là 12 tháng) và còn theo quy định của từng hãng sản xuất đối với tất cả các sự cố về mặt kỹ thuật.
Có phiếu bảo hành và tem bảo hành hợp lệ của công ty trên sản phẩm.
3. Một số các trường hợp không được bảo hành:
– Sản phẩm đã quá thời hạn bảo hành ghi trên phiếu hoặc mất Phiếu bảo hành.
– Tem niêm phong bảo hành bị rách, vỡ, bị dán đè hoặc bị sửa đổi.
– Số máy trên sản phẩm không xác định được hoặc sai so với số máy được ghi trên phiếu bảo hành.
– Sản phẩm bị hư hỏng do tác động cơ học làm rơi, vỡ, va đập, trầy xước, móp méo, ẩm ướt, hoen rỉ, chảy nước hoặc do hỏa hoạn, thiên tai gây nên.
– Sản phẩm có dấu hiệu hư hỏng do chuột bọ hoặc côn trùng xâm nhập.
– Sử dụng không đúng sách hướng dẫn, sử dụng sai điện áp quy định.
– Các loại phụ kiện kèm theo như: Điều khiển từ xa, Pin điều khiển, pin CMOS, dây nguồn, dây tín hiệu, nắn dòng, đèn tín hiệu, tai nghe bị hỏng gây ra cháy nổ.
– Tự ý tháo dỡ, sửa chữa không được sự ủy quyền,
– Một số trường hợp cụ thể khác.
4. Phân biệt lỗi nhà sản xuất và lỗi do người dùng:
Việc phân biệt lỗi nhà sản xuất và lỗi do người dùng là rất quan trọng vì nó sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình bảo hành hoặc đổi trả khi sản phẩm xảy ra lỗi.
Lỗi người dùng được hiểu cơ bản chính là những lỗi do người dùng trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra khi sử dụng điện thoại, ví dụ như rơi rớt, va đập hoặc cách sử dụng không đúng với quy định, khuyến cáo của nhà sản xuất,…
Lỗi người dùng là những lỗi do người dùng gây ra trong quá trình sử dụng sản phẩm
Như đã nói ở trên, lỗi người dùng có thể được gây ra một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, và mỗi trường hợp sẽ để lại những hậu quả khác nhau. Ví dụ khi bạn làm rơi điện thoại, hậu quả trực tiếp có thể thấy được ngay chính là màn hình điện thoại của bạn bị vỡ, và rất có thể hậu quả gián tiếp có thể xảy ra sau đó là những linh kiện bên trong điện thoại bị hư hỏng do bị lực tác động khi rơi, dẫn đến các lỗi khác.
Việc làm rơi điện thoại có thể làm vỡ màn hình và hư hỏng các linh kiện bên trong
Trên thực tế, lỗi nhà sản xuất và lỗi của người dùng có ranh giới rất mong manh, vì vậy không phải trường hợp nào cũng có thể phân định 2 lỗi này một cách chính xác được.
Ví dụ cụ thể như trong trường hợp khi một chủ thể đã lỡ tay làm rơi điện thoại trong quá trình sử dụng và máy chỉ bị xây xước bên ngoài (ví dụ trầy, móp,…). Một thời gian sau, lỗi nhà sản xuất xuất hiện trên điện thoại của bạn và bạn mang đến cửa hàng để đổi trả, lúc này phía nhà sản xuất có quyền từ chối bảo hành do máy của bạn đã bị trầy, móp nên họ hoàn toàn có thể cho rằng lỗi trên máy của bạn là lỗi người dùng, cụ thể là do bạn đã làm rơi máy.
Nhà sản xuất có thể từ chối bảo hành miễn phí cho các chủ thể trong một số trường hợp.
Trường hợp này bạn sẽ không thể trách nhà sản xuất vì họ không giám sát được quá trình sử dụng điện thoại của bạn, chính bởi vì thế cũng không thể xác định chắc chắn lỗi đó có phải do phía của họ hay không.
Hiện nay mỗi hãng sẽ có chính sách bảo hành khác nhau, cụ thể ta có thể kể đến như Apple, Samsung, Xiaomi,… đều có những quy định riêng cho các sản phẩm của mình. Cũng chính bởi vì thế mà nhằm mục đích để tránh những trường hợp đáng tiếc như trên, bạn nên kiểm tra các chính sách bảo hành thật kĩ trước khi mua bất kì sản phẩm nào.
Trên đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về “Lỗi do nhà sản xuất là gì? Quy định bảo hành lỗi nhà sản xuất?” theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật về nội dung liên quan khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!