Logic hình thức là gì? Logic biện chứng là gì? So sánh logic hình thức và logic biện chứng?
Mục lục bài viết
1. Logic hình thức là gì?
1.1. Định nghĩa về Logic hình thức:
Logic hình thức chính là môn khoa học nghiên cứu về hình thức và quy luật tư duy (phản ánh trạng thái tương đối ổn định của sự vật, hiện tượng); đồng thời nghiên cứu các thao tác, quy tắc logic từ đó có thể khẳng định tính đúng đắn của tư duy là điều kiện cần thiết để có thể đạt đến chân lý trong quá trình phản ánh hiện thực.
Logic hình thức nghiên cứu tư duy ở trạng thái tĩnh, đó là tư duy phản ánh sự vật tồn tại trong những phẩm chất xác định mà không tính tới sự vận động và biến động của nó. Đơn cử như việc, pháp luật là hiện tượng xã hội, từ khi ra đời đến nay đã có bốn kiểu và ba hình thức tồn tại nhưng đều có chung dấu hiệu để nhận biết và phân biệt logic hình thức với hiện tượng xã hội khác: các hệ thống quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, đây chính là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội.
1.2. Đối tượng logic hình thức:
Logic hình thức là môn khoa học nghiên cứu về các hình thức và quy luật tư duy (phản ánh trạng thái tương đối tượng ổn định của các sự vật, hiện tượng), đồng thời logic hình thức đồng thời nghiên cứu thao tác, quy tắc logic, qua đó, khẳng định tính đúng đắn của tư duy là điều kiện cần để có thể đạt chân lý trong quá trình phản ánh hiện thực. Logic hình thức có đối tượng như sau:
Thứ nhất, hình thức tư duy:
Tư duy bao giờ cũng có nội dung xác định, các nội dung của tư duy do hiện thực khách quan quy định, đó là những thuộc tính, mối liên hệ của các đối tượng cụ thể của hiện thực khách quan được phản ánh vào đầu óc của con người. C.Mác đã khẳng định “tư duy có nội dung là cái vật chất được di chuyển vào trong đầu óc của con người và được cải biến ở trong đó”, còn theo V.I.Lênin thì nội dung của tư duy chính là “hình thức chủ quan của thế giới khách quan”..
Hình ảnh cái vật chất ở trong đầu óc con người chính là nội dung tư duy cũng luôn vận động và biến đổi theo sự vận động và biến đổi của cái vật chất. Nội dung tư duy sẽ được thể hiện bằng một kết cấu bên trong tương đối ổn định và đó chính là hình thức tư duy, đối tượng nghiên cứu của logic học hình thức.
Hình thức tư duy chính là phương thức liên kết các bộ phận cấu thành của nội dung tư tưởng. Có các hình thức tư duy như là khái niệm, phán đoán, suy luận,…
Thứ hai, về quy luật tư duy:
Phân theo lĩnh vực tác động của quy luật có các quy luật như: quy luật tự nhiên, quy luật xã hội và quy luật tư duy.
– Quy luật tự nhiên chính là mối liên hệ bản chất, tất yếu, phổ biến của các hiện tượng và các quá trình tự nhiên;
– Quy luật xã hội là mối liên hệ bản chất, tất yếu, phổ biến của các hiện tượng và các quá trình xã hội. Các quy luật này không thuộc đối tượng nghiên cứu của logic học, logic học chỉ nghiên cứu quy luật tư duy.
– Quy luật tư duy chính là những mối liên hệ bản chất, tất yếu, phổ biến giữa các tư tưởng tạo thành kết cấu bên trong của quá trình tư duy, kết cấu này đã hình thành trong lịch sử, thích ứng với những mối liên hệ của các sự vật của hiện tượng của thế giới khách quan.
Trên cơ sở các quy luật của phép biện chứng, logic biện chứng làm rõ các đặc điểm, nguyên tắc của các quy luật phổ biến tác động trong tư duy và ý nghĩa của chúng đối với sự vận động của các tư duy đi đến chân lý. Logic hình thức nghiên cứu những quy luật phản ánh những quan hệ giữa các đối tượng đã được định hình trong tư duy như quy luật cấm mâu thuẫn, quy luật đồng nhất quy luật loại trừ cái thứ ba, quy luật lý do đầy đủ.
Thứ ba, thao tác và quy tắc logic:
Thao tác logic được hiểu là những phương thức tiến hành để có thể tạo lập, xây dựng hoặc làm thay đổi kết cấu logic của các hình thức tư duy nhằm chỉ ra cách xác định đối tượng phản ánh hoặc thay đổi cách tiếp cận khác nhau về vấn đề có thể nghiên cứu, đơn cử như các thao tác định nghĩa nghĩa các khái niệm, phân tích khái niệm, biến đổi phán đoán.
Các quy tắc logic là sự khái quát ngắn gọn các thao tác cần thiết, nêu lên những điều cần phải làm theo những điều kiện nhất định, nhằm đảm bảo tính đúng đắn, chuẩn xác của các thao tác logic, đơn cử như quy tắc định nghĩa, quy tắc phân chia khái niệm hoặc quy tắc của luận ba đoạn.
2. Logic biện chứng là gì?
Logic biện chứng nghiên cứu tư duy ở trạng thái động, đó là tư duy phản ánh sự vận động, phát triển của đối tượng, sự vận động phát triển của các khái niệm. Đơn cử như việc nghiên cứu các hiện tượng pháp luật, logic biện chứng làm rõ sự vận động và phát triển của kiểu pháp luật cũng như từ kiểu pháp luật nay sang kiểu pháp luật khác,…
3. So sánh logic hình thức và logic biện chứng:
3.1. Sự giống nhau của logic hình thức và logic biện chứng:
Thứ nhất, logic hình thức và logic biện chứng đều thể hiện sự phản ánh hiện thực khách quan ở các cấp độ khác nhau bằng những quy luật và hình thức.
Thứ hai, đều sử dụng những hình thức của tư duy để phản ánh sự vật thông qua các khái niệm, phán đoán, suy luận…
3.2. Sự khác nhau giữa logic hình thức và logic biện chứng:
Với tư cách là hiện tượng xã hội mang tính lịch sử, tư duy cũng có quá trình vận động và phát triển. Trong quá trình này, tư duy bao hàm trong nó sự thống nhất của cả hai trạng thái: trạng thái tĩnh và trạng thái động. Do vậy, chúng ta cần phải nghiên cứu cả hai hình thức logic hình thức và logic biện chứng. Đối tượng nghiên cứu của logic hình thức và logic biện chứng giúp chúng ta hiểu rõ được các đối tượng của logic học, và sâu sắc hơn đối tượng của logic hình thức:
Thứ nhất, logic hình thức và logic biện chứng đều nghiên cứu quy luật và hình thức của tư duy nhưng mỗi ngành nghiên cứu logic hình thức và logic biện chứng lại ở những trạng thái khác nhau, cụ thể như sau:
– Logic hình thức chủ yếu nghiên cứu các hình thức nghiên cứu các hình thức tư duy bên ngoài sự phát triển của chúng (trạng thái tĩnh), không nghiên cứu nội dung cụ thể phản ánh trong tư duy, không nghiên cứu quá trình phát sinh, hình thành và phát triển của tư duy mà chỉ nghiên cứu tư duy trong quá trạng thái vốn sẵn có và có thể sắp xếp, chỉnh lý các khái niệm, phán đoán, suy luận,… về mặt hình thức.
– Logic biện chứng nghiên cứu tư duy trong sự thống nhất giữa hình thức và nội dung, khảo sát tư duy trong quá trình phát triển (trạng thái động), khái quát về mặt logic quá trình nhận thức của con người đồng thời chỉ ra nội dung biện chứng của những hình thức tư duy, quan hệ biện chứng giữa chúng.
Thứ hai, logic hình thức và logic biện chứng đề phản ảnh thế giới khách quan nhưng ở các cấp độ khác nhau:
– Logic hình thức sẽ phản ánh sự đứng im tương đối và ranh giới xác định của sự vật, hiện tượng. Khi con người chúng ta nhận thức được các sự vật, hiện tượng ở trạng thái ổn định, không quan tâm tới sự phát triển của chúng thì môn logic hình thức với các phạm trù cố định là cần thiết và hiệu quả. Tuy nhiên, nếu tuyệt đối hóa vai trò của logic hình thức thì sẽ có thể dẫn đến sai lầm.
– Logic biện chứng không chỉ phản ánh sự khác nhau giữa các sự vật mà còn phản ánh mối liên hệ, tác động qua lại giữa chúng; không chỉ phản ánh sự đứng im tương đối mà còn phản ánh quá trình phát triển, vận động của các sự vật, hiện tượng.
Thứ ba, logic hình thức và logic biện chứng bổ sung cho nhau các nội dung sau đây:
– Các quy luật và quy tắc của logic hình thức yêu cầu bắt buộc đối với tư duy trong lĩnh vực và ở mọi trình độ, kể cả tư duy biện chứng đều phải tuân theo, bởi đây chính là điều kiện cần để nhận thức hiện thực. Trường hợp có vi phạm quy luật logic hình thức thì dẫn đến mâu thuẫn logic, chúng ta không thể phân tích, làm rõ được mâu thuẫn khách quan của các sự vật, hiện tượng.
– Để nhận thức đúng đắn quá trình phát triển của các sự vật, hiện tượng thì các phạm trù của logic hình thức chưa đủ mà phải vận dụng những quy luật của logic biện chứng một cách tự giác.