Mục lục bài viết
1. Liệt vận nhãn là gì?
Liệt vận nhãn được hiểu cơ bản chính là triệu chứng của nhiều bệnh lý tại mắt và toàn thân, có thể do liệt một hoặc nhiều cơ vận nhãn. Mỗi mắt có 6 cơ vận nhãn ngoại lai và 2 cơ vận nhãn nội tại.
Trong đó, 6 cơ vận nhãn ngoại lai gồm có 4 cơ thẳng (cơ thẳng trên, cơ thẳng dưới, cơ thẳng trong, cơ thẳng ngoài) và 2 cơ chéo ( cơ chéo bé, cơ chéo lớn) liên quan đến các cử động của nhãn cầu. Hai cơ vận nhãn nội tại là cơ thể mi và cơ co đồng tử liên quan đến khả năng quy tụ và điều tiết.
Liệt vận nhãn được chia làm 2 loại: Lác liệt trong đó có liệt một hoặc nhiều cơ ngoại nhãn không cân đối 2 mắt và Liệt động tác liên hợp hai mắt.
Các cơ vận nhãn ngoại lai được chi phối bởi các dây thần kinh III, IV và VI. Khi các dây thần kinh này bị tổn thương cũng sẽ gây ra liệt vận nhãn. Liệt vận nhãn có những ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động của con người.
2. Nguyên nhân gây nên liệt vận nhãn:
Nguyên nhân của liệt vận nhãn trên thực tế thù cũng khá đa dạng. Tùy vào nguyên nhân, vị trí và mức độ tổn thương mà có thể biểu hiện trên lâm sàng với các hình thái khác nhau, lác liệt hoặc liệt động tác liên hợp 2 mắt. Liệt vận nhãn có thể do một số nguyên nhân chính sau:
– Chấn thương là một trong số những nguyên nhân gây ra liệt vận nhãn:
+ Chấn thương sọ não: thường gây liệt dây thần kinh đơn độc, hay gặp liệt dây thần kinh VI.
+ Chấn thương hố mắt: thường hay gây liệt cơ hơn liệt dây thần.
– U não là một trong số những nguyên nhân gây ra liệt vận nhãn:
Có thể gây tổn thương nhiều dây thần kinh:
+ Tăng áp lực sọ não
+ Thường gây liệt dây VI hai bên.
– Bệnh lý mạch máu là một trong số những nguyên nhân gây ra liệt vận nhãn:
+ Phình động mạch do đái tháo đường, phình động mạch cảnh gây liệt thần kinh III, IV.
+ Tăng huyết áp, xuất huyết màng não do vỡ phình động mạch gây liệt vận nhãn.
+ Thiểu năng động mạch sống nền gây liệt vận nhãn ở người cao tuổi.
Bẩm sinh là một trong số những nguyên nhân gây ra liệt vận nhãn:
+ Bệnh lý thần kinh – cơ: Nhược cơ.
+ Bệnh rối loạn chuyển hóa: Bệnh đái tháo đường.
Bên cạnh đó thì còn có các nguyên nhân khác cụ thể như: Nhiễm khuẩn, nấm, virut; Viêm: Bệnh xơ cứng rải rác, viêm đa rễ thần kinh; Ngộ độc.
3. Triệu chứng liệt vận nhãn:
Các triệu chứng của liệt vận nhãn bao gồm:
– Song thị là một triệu chứng của liệt vận nhãn:
Song thị là triệu chứng điển hình của lác liệt nhưng không phải trường hợp lác liệt nào cũng có song thị. Song thị gia tăng tối đa ở phía hoạt trường của cơ bị liệt. Độ lác càng lớn song thị càng rõ. Triệu chứng này có thể mất dần do hiện tượng trung hòa, ức chế hoặc xuất hiện tư thế bù trừ của đầu, cổ.
Trong liệt dây III có thể song thị ngang đơn thuần nếu chỉ tổn nhánh chi phối cơ trực trong nhưng đa số là song thị đứng do phối hợp tổn thương cơ thẳng đứng hoặc cơ chéo bé.
Trong liệt dây IV song thị đứng, tối đa khi nhìn xuống dưới vào trong.
Trong liệt dây VI song thị ngang và là triệu chứng cơ năng làm cho bệnh nhân đến khám sớm.
– Lác mắt là một triệu chứng của liệt vận nhãn:
Lác là một trong những biểu hiện của liệt vận nhãn. Góc lác thay đổi ở các hướng nhìn khác nhau, góc lác lớn nhất khi nhìn về hướng tác dụng của cơ bị liệt.
Độ lác nguyên phát (D1) nhỏ hơn độ lác thứ phát (D2). Đây là triệu chứng cơ bản để chẩn đoán phân biệt với lác cơ năng.
– Hạn chế vận nhãn là một triệu chứng của liệt vận nhãn:
Hạn chế vận động ở hoạt trường của các cơ bị liệt. Giai đoạn đầu của lác liệt thường có biểu hiện hạn chế vận nhãn của cơ bị liệt và giai đoạn sau có thể biểu hiện quá hoạt của cơ đối vận với cơ bị liệt.
Trên lâm sàng khi thăm khám cần phải kiểm tra vận nhãn theo 9 hướng nhìn bao gồm: nhìn thẳng, nhìn sang phải, nhìn sang trái, nhìn lên trên, nhìn xuống dưới, nhìn trên phải, nhìn trên trái, nhìn dưới phải, nhìn dưới trái để xác định hạn chế vận nhãn và so sánh hai mắt.
– Tư thế bù trừ là một triệu chứng của liệt vận nhãn:
Tư thế lệch đầu vẹo cổ để tránh song thị bằng cách đầu quay về phía hoạt trường của cơ bị liệt. Đối với liệt cơ thẳng ngang thì tư thế bù trừ thường là lệch mặt, liệt cơ thẳng đứng hoặc cơ chéo, tư thế bù trừ phức tạp và thường kèm theo lệch đầu, vẹo cổ, thay đổi tư thế cằm.
Tư thế bù trừ còn chịu ảnh hưởng của những biến đổi thứ phát của các cơ phối vận hay đồng vận nên ở giai đoạn sau của liệt vận nhãn bệnh cảnh lâm sàng không còn điển hình như giai đoạn đầu.
– Triệu chứng khác tại mắt là một triệu chứng của liệt vận nhãn:
Bệnh nhân có thể rối loạn cảm giác giác mạc, giảm hoặc mất phản xạ đồng tử, giãn đồng tử, soi đáy mắt có thể có hình ảnh phù gai, xuất huyết. Bên cạnh đó cần phải làm một số khám nghiệm tại mắt như đo thị lực, nhãn áp (có thể cao), thị trường (thu hẹp, bán manh), đô độ lồi mắt.
Các khám nghiệm loại trừ nhược cơ như tets nước đá, test prostigmin, tensilon.
– Triệu chứng toàn thân là một triệu chứng của liệt vận nhãn:
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây liệt vận nhãn có thể gặp cao huyết áp, liệt nửa người….
4. Cách điều trị liệt vận nhãn:
Nguyên tắc điều trị liệt vận nhãn: Các chủ thể sẽ cần điều trị sớm chủ động và tích cực từ đầu, kết hợp nhiều phương pháp. Bên cạnh đó cần điều trị nguyên nhân, kết hợp điều trị triệu chứng tại chỗ.
Mục đích của việc điều trị liệt vận nhãn bao gồm chỉnh lệch trục nhãn cầu, cải thiện vận nhãn, mở rộng thị trường, loại bỏ song thị, hạn chế tư thế lệch đầu vẹo cổ.
Điều trị liệt vận nhãn không phẫu thuật: Áp dụng trong giai đoạn liệt cấp tính nhằm mục đích để có thể tránh song thị, cải thiện vận nhãn, đề phòng tư thế bù trừ và nhược thị.
Điều trị liệt vận nhãn theo nguyên nhân: Tìm ra những nguyên nhân chính xác để giúp việc điều trị tại mắt có hiệu quả.
Điều trị tại mắt bằng cách bịt mắt luân phiên để hạn chế song thị, đeo lăng kính để bảo tồn hợp thị và tránh song thị, tập vận nhãn theo các hướng, tiêm thuốc Botulium.
Điều trị phẫu thuật: khi liệt đã ổn định thường sau 6 tháng. Có thể điều trị triệt để bằng phẫu thuật với các thao tác chuyên môn y học do chỉ định của bác sĩ tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng bệnh.
Theo các chuyên gia, sự phát triển nhanh chóng của xã hội và công nghệ hiện đại khiến cho mắt chúng ta ngày càng tiếp xúc nhiều hơn với các tác nhân gây hại như khói bụi, ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử… Đây là những nguyên nhân khiến đôi mắt bị quá tải, mỏi, nhức và lâu dài sẽ dẫn đến suy giảm thị lực. Và việc thường xuyên chăm sóc theo những bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn có đôi mắt khỏe, đẹp.
Các biện pháp phòng ngừa và chữa chị liệt vận nhãn:
– Yoga cho đôi mắt.
– Chế độ ăn uống hợp lý:
Trong chế độ ăn uống, phải đảm bảo bữa ăn có chứa đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho mắt, nhất là vitamin A.
Ngủ đủ 8 tiếng/ngày giúp đôi mắt khỏe mỗi ngày
Cũng như làn da, đôi mắt cần được cung cấp đầy đủ độ ẩm cần thiết và cách giữ ẩm tốt nhất cho mắt là uống thật nhiều nước trong ngày. \
– Kiểm tra mắt theo định kì.
– Đeo kính râm mỗi khi phải ra ngoài trời:
Kính mát (kính râm) giúp ngăn ngừa bệnh đục nhân mắt và vết chân chim ở khóe mắt. Tia cực tím (UV) có thể làm hỏng đôi mắt của bạn trong bất kỳ mùa nào, và ở bất kì thời điểm nào trong ngày chứ không chỉ là buổi trưa. Chọn kính mát với mắt kính lớn sẽ bảo vệ mắt 99% đến 100% khỏi bức xạ bởi tia UVA và UVB.
– Tập thể dục cho tầm nhìn tốt hơn:
Những bài tập mạnh, chẳng hạn như chạy, có thể bảo vệ đôi mắt khỏi bị đục thủy tinh thể và AMD. Bất kỳ bài tập luyện nào dù ở trong phòng tập thể dục, chẳng hạn như đi xe đạp, trượt băng, bơi lội, hoặc nâng tạ… đều tốt cho tim mạch và có thể bảo vệ thị lực của bạn bằng cách giảm viêm trong cơ thể, kể cả những viêm ảnh hưởng đến mắt.
– Điều trị mắt bị khô, bị kích thích:
Để nhằm mục đích ngăn ngừa khô mắt, ăn nhiều thực phẩm có vitamin A (như dưa đỏ, cà rốt, xoài), sử dụng máy tạo độ ẩm để làm ẩm không khí khô, và đeo kính râm để bảo vệ mắt.
Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc kháng histamin và thuốc giảm đau, có thể làm giảm khả năng sản xuất nước mắt tự nhiên, vì vậy nếu gặp trường hợp này, nên nói chuyện với bác sĩ để được thay toa thuốc khác.
– Ngăn ngừa mỏi mắt do ngồi máy tính:
Đa số mỗi chúng ta quên nháy mắt và cho mắt nghỉ ngơi khi mải làm việc với máy tính hoặc xem tivi. Điều này có thể làm cho mắt bị mệt và khô, thậm chí còn dẫn đến nhức đầu. Thực hiện theo các quy tắc 20 – 2 – 20 để giảm mỏi mắt: Cứ 20 phút, nhìn xa khoảng 2 mét về phía trước trong 20 giây.