Hiện nay, thuật ngữ liên minh chiến lược chắc đã rất quen thuộc đối với mỗi chúng ta. Liên minh chiến lược toàn cầu sẽ thường được hình thành khi một công ty muốn được kết hợp với doanh nghiệp liên quan hoặc khi công ty đó tham gia vào thị trường địa lí mới. Vậy liên minh chiến lược toàn cầu là gì? Ưu điểm và hạn chế của liên minh?
Mục lục bài viết
1. Liên minh chiến lược toàn cầu là gì?
Định nghĩa liên minh chiến lược toàn cầu:
Liên minh chiến lược toàn cầu thông thường được hình thành khi một công ty muốn kết hợp với doanh nghiệp liên quan hoặc tham gia vào thị trường địa lí mới – nơi mà Chính phủ cấm nhập khẩu để nhằm mục đích có thể bảo vệ ngành công nghiệp trong nước.
Liên minh chiến lược toàn cầu trong tiếng Anh là gì?
Liên minh chiến lược toàn cầu trong tiếng Anh là Global strategic alliance.
2. Bản chất của liên minh chiến lược toàn cầu:
Liên minh chiến lược là thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên nhằm mục đích để có thể giúp các bên đạt lợi thế cạnh tranh tốt hơn dựa trên việc hợp tác mà không làm phá vỡ sự tự chủ của các bên.
Các liên minh được gọi là liên minh chiến lược bởi lẽ chia sẻ nguồn lực R&D, sản xuất hoặc Marketing tác động đến năng lực cạnh tranh dài hạn của doanh nghiệp và hàm ý cam kết dài hạn một cách tương đối về nguồn lực của các bên thành viên.
Trong nền kinh tế toàn cầu, có nhiều dạng liên minh chiến lược tuy nhiên không phải loại liên minh nào cũng được goi là liên minh chiến lược toàn cầu.
Liên minh chiến lược toàn cầu cũng được hiểu là các liên minh ở phạm vi toàn cầu hướng vào thị trường hoặc vào năng lực.
Nội dung của liên minh chiến lược toàn cầu:
Trong trường hợp thứ nhất, hướng vào thị trường ta hiểu có nghĩa là liên minh chiến lược nhắm tới sự hiện diện trên thị trường toàn cầu.
Trong trường hợp thứ hai, hướng vào năng lực có nghĩa là liên minh chiến lược nhằm mục đích để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên phạm vi toàn thế giới. Liên minh này có thể thực hiện giữa các đối thủ cạnh tranh, nhà phân phối, nhà cung ứng để hướng tới lợi ích chung.
3. Phân loại liên minh chiến lược toàn cầu:
Có ba dạng liên minh chiến lược toàn cầu phổ biến:
– Thứ nhất: Liên minh (Coalition): đối thủ cạnh tranh, nhà phân phối, nhà cung ứng cùng nhau đạt đến sự tiếp cận toàn cầu hoặc xây dựng các tiêu chuẩn chung, ví dụ như trong ngành hàng không, viễn thông…
– Thứ hai: Phối hợp chuyên môn (Cospecialisation): các doanh nghiệp phối hợp các năng lực vượt trội của mình để tạo ra đơn vị kinh doanh phát triển sản phẩm mới, công nghệ mới hoặc tăng cường năng lực cạnh tranh thông qua chuyên môn hóa.
– Thứ ba: Học tập (Learning): Các doanh nghiệp phối hợp để học tập lẫn nhau.
Ưu điểm và hạn chế của liên minh chiến lược toàn cầu:
– Ưu điểm của liên minh chiến lược toàn cầu:
+ Ưu điểm của liên minh chiến lược toàn cầu là khuyến khích sự thâm nhập vào thị trường nước ngoài.
+ Ưu điểm của liên minh chiến lược toàn cầu là chia sẻ với đối tác về định phí và rủi ro của sản phẩm và quá trinh mới.
+ Ưu điểm của liên minh chiến lược toàn cầu là khuyến khích chuyển giao kĩ năng bổ trợ giữa các doanh nghiệp.
+ Ưu điểm của liên minh chiến lược toàn cầu là giúp hình thành tiêu chuẩn công nghệ.
– Hạn chế của liên minh chiến lược toàn cầu:
+ Hạn chế của liên minh chiến lược toàn cầu đó là rủi ro bị mất công nghệ
+ Hạn chế của liên minh chiến lược toàn cầu đó là rủi ro mở cửa thị trường nội địa cho các đối tác nước ngoài.
+ Hạn chế của liên minh chiến lược toàn cầu đó là rủi ro do liên minh không hiệu quả
Liên minh chiến lược toàn cầu không phải là một sự mua lại:
Liên minh chiến lược toàn cầu thông thường được thành lập khi một công ty muốn cạnh tranh vào một doanh nghiệp liên quan hoặc thị trường địa lý mới, đặc biệt là một chính phủ cấm nhập khẩu để bảo vệ ngành công nghiệp trong nước. Liên minh chiến lược toàn cầu thường được hình thành giữa hai hoặc nhiều tập đoàn, mỗi công ty có trụ sở tại quốc gia của họ, trong một khoảng thời gian nhất định. Mục đích của các chủ thể này đó là chia sẻ quyền sở hữu của một liên doanh mới được thành lập và tối đa hóa lợi thế cạnh tranh trong lãnh thổ kết hợp của họ.
Chi phí của một liên minh chiến lược toàn cầu thông thường được chia sẻ công bằng giữa các công ty liên quan và thường là cách rẻ nhất cho tất cả các bên liên quan để nhằm mục đích có thể hình thành quan hệ đối tác. Việc mua lại, mặt khác, cung cấp một khởi đầu nhanh hơn trong việc khai thác một thị trường nước ngoài, nhưng có xu hướng là một cam kết tốn kém hơn nhiều cho công ty mua lại – một công ty có khả năng thoát khỏi tầm với của một nhà điều hành solo.
Trong khi một liên minh chiến lược toàn cầu hoạt động tốt cho việc mở rộng kinh doanh cốt lõi và sử dụng các thị trường địa lý hiện có, việc mua lại hoạt động tốt hơn để thâm nhập trực tiếp vào các lãnh thổ địa lý mới. Chính bởi vì thế một liên minh cung cấp một giải pháp tốt cho những chủ thể là các nhà tiếp thị toàn cầu mà thiếu sự phân phối cần thiết để có được vào thị trường nước ngoài .
Một liên minh chiến lược toàn cầu cũng linh hoạt hơn nhiều so với việc mua lại đối với mức độ kiểm soát được hưởng bởi mỗi bên. Tùy thuộc vào tài nguyên của mình mà các chủ thể có thể cấu trúc một công bằng cổ phần hoặc không phải là công bằng. Trong một quan hệ đối tác cổ phần, các chủ thể đó có thể nắm giữ cổ phần thiểu số, đa số hoặc bằng nhau. Trong một quan hệ đối tác phi cổ phần, đối tác nước sở tại có một cổ phần lớn hơn trong thỏa thuận, và do đó nắm giữ một phần lớn lợi ích. Tuy nhiên, người mà các chủ thể đó lựa chọn làm đối tác của mình sẽ được cho là quan trọng hơn quan hệ đối tác được cấu trúc, bởi vì các chủ thể khi muốn một đối tác sẽ có đóng góp tích cực để thực hiện và linh hoạt và có khả năng giải quyết xung đột khi liên minh phát triển. Quan trọng hơn nữa là các chủ thể cũng cần phải ghi nhớ những gì mà bản thân mình đang tìm kiếm để nhằm mục đích có thể đạt được từ liên minh và rằng bạn chọn một đối tác có đóng góp sẽ cho phép bạn đạt được những mục tiêu đó.
4. Tìm hiểu về liên minh chiến lược:
Trước tiên ta hiểu về chiến lươc như sau:
Chiến lược được hiểu là tập hợp các quyết định về các mục tiêu dài hạn và các biện pháp, các cách thức, con đường đạt đến các mục tiêu đó. Cần phân biệt Chiến lược và chiến thuật. Đây là khái niệm có nguồn gốc từ quân sự. Trong quân sự, chiến lược khác với chiến thuật. Chiến thuật đề cập đến việc tiến hành một trận đánh, trong khi chiến lược đề cập đến việc làm thế nào để có thể thực hiện việc liên kết các trận đánh với nhau. Nghĩa ở đây đó là cần phải phối hợp các trận đánh để đi đến mục tiêu quân sự cuối cùng.
Một chiến lược kinh doanh để có thể thành công sẽ phải có bốn yếu tố cơ bản như sau: mục tiêu chiến lược, phạm vi chiến lược, lợi thế cạnh tranh và các hoạt động chiến lược và năng lực cốt lõi. Bốn yếu tố này đòi hỏi một sự nhất quán và ăn khớp với nhau.
Khái niệm liên minh chiến lược:
Kể từ khi ra đời đến nay đã có nhiều cách hiểu về liên minh chiến lược:
– Liên minh chiến lược được định nghĩa là thỏa thuận giữa các công ty hoặc đối tác để nhằm mục đích có thể đạt các mục tiêu có lợi ích chung. Liên minh là một trong những cách thức mà các công ty quốc tế có thể lựa chọn, cách thức này chủ yếu dựa vào sự cộng tác giữa các công ty hoặc các đối tác.
(Theo Trương Thị Nam Thắng, 2007, Liên minh – Một lựa chọn chiến lược của các hãng hàng không quốc tế, Kỉ yếu hội nghị khoa học kinh doanh quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa, Khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Ngoại thương)
– Liên minh chiến lược còn được hiểu là một dạng cơ bản của các chiến lược hợp tác. Liên minh chiến lược cũng chính là sự hợp tác giữa các công ty. Khi đó, nguồn lực vốn và tiềm năng cơ bản được kết hợp để tạo ra những lợi ích chung.
(Theo Strategic Management: Competition and Globalization, South – Western Publishing 2001)
– Liên minh chiến lược là thoả thuận họp tác giữa các công ty bên ngoài phạm vi những quan hệ đối tác thông thường, nhưng không đề xuất vần đề hợp nhất hay hợp tác hoàn toàn.
(Theo Giáo sư người Mỹ, Arhur Thompson và Lonny Strikland)
– Liên minh chiến lược còn được hiểu là tổ hợp các công ty độc lập có ý định tiến hành một loại hình sản xuất chuyên biệt hay muốn thực hiện một dự án thông qua việc sử dụng nguồn nhân lực và cơ sở vật chất của nhau, thay vì tự hoạt động hay đi theo con đường sát nhập hoặc liên kết.
(Theo Giáo sư người Pháp, Bemard Hanett và Pier Dusoge)
Liên minh chiến lược trong tiếng Anh được gọi là gì?
Liên minh chiến lược trong tiếng Anh được gọi là strategic alliances.