Liên kết thương hiệu là các liên kết được nối với trí nhớ của khách hàng. Một doanh nghiệp hoạt động luôn định hướng cho thương hiệu của họ. Các sự liên kết mang đến lựa chọn và ghi nhớ về thương hiệu giúp việc lựa chọn sử dụng sản phẩm. Cùng tìm hiểu về liên kết thương hiệu là gì? Đặc điểm và nguồn ấn tượng liên kết?
Mục lục bài viết
1. Liên kết thương hiệu là gì?
Liên kết thương hiệu trong tiếng Anh được gọi là Brand association.
Khái niệm.
Liên kết thương hiệu là các liên kết, liên tưởng hay ghi nhớ của khách hàng về thương hiệu và về doanh nghiệp. Làm nên các dấu ấn trong tư tưởng hay tâm chí của khách hàng. Có thể là bất kì điều gì đó nối trí nhớ của khách hàng đến với thương hiệu. Được truyền tải một cách trực tiếp hay gián tiếp. Liên kết được phản ánh thông qua niềm tin, cảm giác, sự hiểu biết…. về doanh nghiệp hay sản phẩm nổi bật của doanh nghiệp. Có thể mang đến các ghi nhớ hay ấn tượng cụ thể trong tư tưởng. Cũng có thể là những phản ánh một khía cạnh nhất định trong các toàn diện của thương hiệu.
Khi đó, các liên kết thương hiệu giúp khách hàng nhớ đến các đặc điểm nổi bật, đặc trưng khi nhắc về thương hiệu. Giúp cho doanh nghiệp có một vị thế hay chỗ đứng cụ thể trong suy nghĩ của khách hàng. Tóm lại, các liên kết thương hiệu mang đến các thông tin đọng lại trong khách hàng. Đưa đến cảm nhận của họ khi nhắc về thương hiệu. Các liên kết này được chắt lọc và đọng lại trong mỗi người là khác nhau. Bởi đó là các thông tin dễ kết nối và khơi dậy cho họ các liên tưởng, liên kết.
Trong các hoạt động kinh doanh, các chiến lược giữ chân khách hàng cần được bảo đảm. Khi đó, doanh nghiệp phải thực hiện các chiến dịch marketing hay quảng bá thương hiệu. Trong mối quan hệ đó, các cảm nhận về chất lượng hay dịch vụ chăm sóc được thể hiện rõ ràng hơn. Là yếu tố quyết định trực tiếp đến hành vi tiêu dùng. Trong khi các liên kết thương hiệu đóng vai trò tác động gián tiếp lên hành vi tiêu dùng. Với các khách hàng mới, liên kết thương hiệu lại là yếu tố quyết định trực tiếp. Bởi đó là tất cả các thông tin đưa đến cảm nhận cho khách hàng.
2. Hiệu quả của hoạt động truyền thông:
Để các thông tin về thương hiệu có thể tạo các liên kết từ khách hàng. Bắt buộc phải có tác động và truyền thông tin đến họ. Thông thường, để có thể tiếp cận nhiều đối tượng nhất, các kế hoạch truyền thông được tận dụng hiệu quả. Khi hoạch định các kế hoạch truyền thông, các doanh nghiệp cần ưu tiên tập trung cho chất lượng được cảm nhận của thương hiệu trước khi theo đuổi các yếu tố liên kết. Bởi sự hài lòng hay không được thể hiện trong việc trực tiếp trải nghiệm về sản phẩm. Mang đến các tin tưởng nhất định đối với các giá trị thương hiệu phản ánh.
Người dùng có những cảm nhận tốt sẽ tiếp cận các thông tin về sản phẩm tốt hơn. Cùng với các ghi nhớ hay liên tưởng trong thương hiệu và nền tảng truyền thông của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu các cảm nhận không giúp khách hàng phân biệt rõ ấn tượng về thương hiệu. Tức là khi các nhu cầu của họ có thể được cung cấp bởi nhiều thương hiệu khác nhau và vẫn đảm bảo quyền lợi. Trong trường hợp các thương hiệu tiến hành các cạnh tranh trên thị trường. Thì thương hiệu nào trở thành thương hiệu phổ biến hơn sẽ được thiện cảm nhiều hơn. Do đó, phải đưa cái tương đồng trở lên khác biệt thông qua các hoạt động truyền thông. Giúp các ấn tương liên kết trở thành yếu tố quyết định cho hiệu quả của hoạt động cạnh tranh.
3. Ví dụ thể hiện liên kết thương hiệu:
Khi nhắc tới thương hiệu Trung Nguyên, nhiều người có thể liên tưởng ngay đến cà phê. Với một số thông tin theo hiểu biết của từng người khác nhau. Trung nguyên cũng là tên của người sáng lập ra thương hiệu cà phê này. Biển hiệu Trung Nguyên với một số yếu tố màu sắc và đồ họa. Các ghi nhớ có thể không chính xác với biểu tượng. Tuy nhiên, các hình ảnh có thể được liên tưởng trong ghi nhớ. Các màu sắc hay liên tưởng đến các tiểu tiết với biểu tượng thương hiệu. Bên cạnh câu slogan “Khơi nguồn sáng tạo”.
Các ghi nhớ và cảm nhận có thể được phản ánh tốt thông qua cảm nhận. Ví dụ trong việc sử dụng cà phê làm đồ uống, làm quà,… Họ hài lòng và đưa ra các cảm nhận từ việc sử dụng. Và có liên kết trực tiếp đến thương hiệu. Hoặc thông qua các phương tiện truyền thông. Thấy được tính chất quốc dân, phổ biến của thương hiệu cà phê này. Do đó, các liên kết thương hiệu được thể gián tiếp.
Các ấn tương hay chất lượng cảm nhận được thể hiện ở các khách hàng là khác nhau. Được thể hiện thông qua Chất lượng được cảm nhận của thương hiệu. Làm giàu thêm hình ảnh về Trung Nguyên trong ấn tượng của khách hàng. Giúp họ có những so sánh với các thương hiệu cà phê khác. Các ấn tượng liên kết đó có thể giúp củng cố hoặc gia tăng chất lượng cảm nhận. Từ đó mang đến các hoạt động được tiến hành đối với lựa chọn mua cà phê trong tương lai.
4. Đặc điểm liên kết:
Bao gồm những yếu tố không đọc được, không phản ánh cụ thể được.
Nó là những ấn tượng và cảm nhận được thông qua các bắt gặp thương hiệu trước đó.Có thể qua logo, slogan, bao bì sản phẩm đã được tiếp xúc, các phương tiện truyền thông. Để lại các ấn tượng bằng thị giác như hình vẽ, biểu tượng. Khi các biểu tượng phản ánh thương hiệu càng logic và gần gũi thì liên kết thương hiệu càng được cảm nhận tốt. Như hình ảnh bông sen của Vietnam Airlines). Hay màu đỏ gắn với thương hiệu của Coca-Cola. Các kiểu dáng thiết kế nổi bật, sáng tạo và đặc biệt,…
Các yếu tố này phải được xác định trong mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Phản ánh các thông điệp hay tính chất gắn liền đến các sản phẩm được cung cấp bởi doanh nghiệp. Đối với các hãng xe ô tô khác nhau. Logo mang đến rất nhiều ấn tượng và cảm nhận sâu sắc cho khách hàng. Tuy các ghi nhớ có thể không hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên, các bắt gặp thường xuyên có thể mang đến ấn tượng và cảm nhận khác biệt cho từng doanh nghiệp sản xuất.
Tạo ra các tác động gián tiếp lên hành vi tiêu dùng.
Khi các cảm nhận của khách hàng là các tác động trực tiếp. Qua đó mà các ghi nhớ và ấn tượng được tạo ra. Nó như một giai đoạn phản ánh tinh chất trong hành vi tiêu dùng. Khi các cảm nhận tiêu dùng tốt, sẽ mang đến các cảm nhận tốt. Từ đó mà các ghi nhớ trong đặc điểm về thương hiệu được lưu lại dễ dàng. Khi các bắt gặp trên thị trường càng được phản ánh thường xuyên, sự liên kết càng phản ánh rõ nét. Từ đó tác động đến các quyết định và hành vi thực hiện.
Với người tiêu dùng, thông thường sẽ cảm thấy yên tâm với các trải nghiệm tốt trước đó. Do đó các phản ánh cũ có hiệu quả, sẽ giúp cho hành vi tiêu dùng phản ánh trong tương lai. Nó có ý nghĩa quyết định trong thành công giữ chân khách hàng. Cũng như mang đến các doanh thu và lợi nhuận ổn định, bền vững cho doanh nghiệp.
5. Nguồn ấn tượng liên kết:
Có rất nhiều nguồn ấn tượng liên kết khác nhau.
Các nguồn này tạo nên sự đa dạng hóa cho hình ảnh thương hiệu. Được tạo nên từ các liên tưởng hay dễ dàng ghi nhớ của từng người. Các doanh nghiệp có thể thực hiện một câu chuyện cho thương hiệu của mình. Từ đó, các cảm nhận của khách hàng có thể được phản ánh sâu đậm hơn. Các nguồn cảm nhận cơ bản thường đến từ các thông số sản phẩm, giá cả, cách sử dụng hay dịch vụ…
Các ấn tượng thương hiệu này chỉ có thể liên kết khi có sự nhắc nhớ, khắc họa nhất định. Làm nên các hình dung hay sự ghi nhớ của khách hàng. Như các câu slogan độc đáo, dễ thuộc, bắt tai. Tạo nên sự tương quan giữa chúng với hình ảnh thương hiệu. Bên cạnh đó, các ấn tượng cần được khắc họa sâu trong ghi nhớ của khách hàng. Thông qua các các lặp lại thường xuyên của các phương tiện truyền thông. Tính chất phổ biến của sản phẩm trên thị trường. Các đặc tính nổi bật gắn với nét riêng biệt của sản phẩm. Đáp ứng các nhu cầu trong sử dụng và trải nghiệm thường xuyên của khách hàng.
Hạn chế thay đổi thông điệp trong kinh doanh.
Các thông điệp trong kinh doanh cần được thể hiện tính chất bền vững. Khi có các đặc trưng trong thương hiệu được phản ánh lâu dài. Nó tạo nên các ghi nhớ của khách hàng về thương hiệu. Cũng như chắc chắn rằng các ấn tượng và cảm nhận ngày càng sâu sắc qua thời gian. Nếu các thông điệp thường xuyên thay đổi. Các ấn tượng của khác hàng đang mờ nhạt lại được điều chỉnh. Nó không mang đến các hiệu quả trong truyền thông hay quảng bá hình ảnh và thương hiệu.
Thế nên trong quá trình truyền thông, cần hạn chế thay đổi các thông điệp liên tục. Khi chúng trở nên hổn độn, nhất thời sẽ khó có sự liên kết lâu dài. Hình ảnh trở nên nên nhạt, khó định hình trong lòng khách hàng. Các thương hiệu hay hình ảnh biểu tượng được thay đổi phải tạo ra các tiếng vang lớn. Thực hiện các chiến lược quảng bá thương hiệu hiệu quả. Cũng như không quá khác biệt giữa các hình ảnh thương hiệu trước và sau khi thay đổi.