Liên kết kinh tế quốc tế Nhà nước là gì? Các hình thức phổ biến?
Nhà nước luôn giữ vị trí trung tâm của xã hội, chi phối mọi quá trình xã hội. Đối với các quá trình kinh tế, vai trò của nhà nước là không thể thiếu song mức độ tác động khác nhau phụ thuộc vào từng nền kinh tế, từng chế độ nhà nước và từng giai đoạn cụ thể. Phát triển kinh tế thị trường, hội nhập khu vực, quốc tế, liên kết kinh tế quốc tế Nhà nước, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với vấn đề chuyển đổi phạm vi trách nhiệm, vai trò, chức năng của Nhà nước đối với toàn bộ đời sống xã hội, đặc biệt là lĩnh vực quản lý kinh tế. Vậy liên kết kinh tế quốc tế Nhà nước là gì và có những hình thức nào phổ biến.
1. Liên kết kinh tế quốc tế Nhà nước là gì?
Liên kết kinh tế quốc tế nhà nước được hiểu là việc các quốc gia thông qua hiệp định kí kết của Chính phủ nhằm phối hợp và điều chỉnh quan hệ kinh tế giữa các thanh viên tham gia, những liên kết kinh tế quốc tế Nhà nước quyết định đến sự thành công hay không thành công của nền kinh tế liên quan mật thiết đến nhận thức và xác định đúng đắn vai trò, chức năng của nhà nước cũng như nội dung, mức độ can thiệp, điều tiết của nhà nước đối với nền kinh tế. Không chỉ đối với các nước xã hội chủ nghĩa đang chuyển đổi mô hình kinh tế mà bức tranh toàn cảnh của các nền kinh tế trên thế giới cũng đều cho thấy mức độ tăng trưởng, phát triển phụ thuộc rất rõ rệt vào việc xác định và thực hiện vai trò, chức năng của nhà nước trong đó như thế nào. . Do đó, việc nhận thức đúng đắn sự chuyển đổi đó để có những chiến lược và sách lược sử dụng Nhà nước để phát triển kinh tế có ý nghĩa khoa học và thực tiễn lớn.
– Về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường, như đã biết, lịch sử phát triển của kinh tế thị trường chịu sự chi phối của hai luận thuyết, hoặc là coi nhẹ vai trò của nhà nước của các nhà kinh tế học cổ điển mà tiêu biểu là Adam Smith(1) (1723 – 1790), cho rằng nhà nước không nên can thiệp vào thị trường và hoạt động kinh tế của doanh nghiệp, thị trường và hoạt động của doanh nghiệp do “bàn tay vô hình” là các quy luật khách quan của kinh tế thị trường chi phối, điều tiết; hoặc là đề cao vai trò của nhà nước của trường phái trọng thương (thế kỉ XVI – XVII) và sau này là trường phái kinh tế thị trường xã hội (thế kỉ XIX – XX) mà đại diện tiêu biểu là John Mark Klein(2) (1884 – 1946) chủ trương đề cao vai trò của nhà nước trong kinh tế nhất là các hoạt động ngoại thương, đã chứng minh vai trò và sự cần thiết phải can thiệp bằng các công cụ kinh tế vĩ mô của nhà nước vào đời sống kinh tế, tức phải bằng “bàn tay hữu hình” của nhà nước, mà nay vẫn đang hiện hữu ở những nước hoặc khu vực này khác dẫn đến việc ở đó đề cao hoặc coi nhẹ vai trò của nhà nước theo các mức độ khác nhau. Đến giai đoạn hiện đại, như
– Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền kinh tế sản xuất hàng hoá có nhiều thành phần kinh tế tham gia, vận động theo những quy luật của kinh tế thị trường nhưng phải bảo đảm phát triển bền vững. Đó là nền kinh tế dựa trên cơ sở nội lực và tận dụng mọi nguồn lực từ bên ngoài, bảo đảm tăng trưởng về khoa học, công nghệ, trình độ quản lí vĩ mô, vi mô, bảo đảm khả năng cạnh tranh nhưng phải cố gắng hạn chế được các rủi ro, tiêu cực, bảo vệ môi trường sống, môi trường sinh thái, sử dụng hợp lí và có hiệu quả tài nguyên và các nguồn lực khác.
– Phát triển kinh tế thị trường nhưng phải bảo đảm giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; bảo đảm giữ vững bản chất của chế độ xã hội, của Nhà nước, bảo đảm công bằng xã hội, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
– Bảo đảm giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với phát triển kinh tế vì đây là thực tế đã được lịch sử khẳng định và được hiến định. Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế là nằm trong trách nhiệm chung của sự lãnh đạo của Đảng đối với sự phát triển của đất nước. Chính Đảng là người khởi xướng, đề ra đường lối đổi mới kinh tế, coi đổi mới kinh tế là trọng tâm và đã có được kết quả tốt thời gian qua.
– Bảo đảm tham gia hội nhập khu vực, quốc tế một cách tích cực, chủ động, ứng phó nhanh với những thay đổi của tình hình, đặc điểm của đất nước và thế giới đáp ứng được các nhiệm vụ cụ thể đặt ra cho từng giai đoạn.
2. Các hình thức phổ biến:
– Các tổ chức và liên kết kinh tế quốc tế: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các quốc gia trên thế giới đóng trước hàng loạt các vấn đề khó khăn cần phải giải quyết. Bên cạnh nhu cầu hợp tác giữa các quốc gia nhằm hàn gắn vết thương chiến tranh, thì khôi phục lại nền kinh tế quốc gia nói riêng và kinh tế thế giới nói chung trở nên rất cần thiết. Lúc này, bên cạnh quốc gia, những mô hình hợp tác đã dần được hình thành thể hiện sự gắn kết và quyết tâm cao của cộng đồng quốc tế trong việc hợp tác cùng phát triển, đó chính là các tổ chức và liên kết quốc tế.
– Chủ thể này được hình thành và phát triển do quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế, đặc biệt trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay. Các chủ thể này có thể là tổ chức mang tính khu vực như ASEAN, NAFTA, EU, liên kết kinh tế liên khu vực như APEC, ASEM. hoặc tổ chức, liên kết kinh tế toàn cầu như WB, IMF, WTO, FAO.
– Các chủ thể này ngày càng có vai trò quan trọng trong quan hệ kinh tế quốc tế, như: Tổ chức và phối hợp hoạt động của các quốc gia trong việc điều chỉnh các quan hệ kinh tế quốc tế, Tạo cơ sở cho các cuộc đối thoại về kinh tế giữa những nước giàu và nước nghèo, Quan tâm giải quyết các vấn đề kinh tế toàn cầu như năng lượng, lương thực, môi trường sinh thái, Góp phần tạo thuận lợi cho sự xích lại gần nhau giữa các dân tộc, góp phần xây dựng thế giới hòa bình và an ninh, Các tổ chức kinh tế quốc tế có vai trò lớn trong việc xây dựng một hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ kinh tế quốc tế.
– Công ty xuyên quốc gia (TNC): Trong kinh tế, có thể bắt gặp các thuật ngữ nói về các công ty không chỉ kinh doanh trên thị trường nội địa mà còn hoạt động ở cả thị trường quốc tế, như: Công tư quốc tế (International Corporation), Công ty đa quốc gia (Multinational Corporation) và Công ty xuyên quốc gia (Transnational Corporation). Trong đó, công ty quốc tế là công ty có sự quốc tế hóa thị trường, tức là hoạt động ở cả thị trường nội địa lần thị trường nước ngoài, Công ty đa quốc gia là công ty có sự quốc tế hóa nguồn vốn, tức là có chủ đầu tư thuộc các quốc tịch khác nhau, Cổng xuyên quốc gia là công ty có sự quốc tế hóa hoạt động kinh doanh nhưng chủ đầu tư thông thuộc một quốc tịch Tuy nhiên, trong Giáo trình này, xuất phát từ góc độ sự ảnh hưởng xuyên quốc gia trong quan hệ quốc tế, thuật ngữ Công ty xuyên quốc gia được sử dụng chung để chỉ tất cả các công ty hoạt động trên quy mô quốc tế, tức là có thể bao gồm cả 3 loại công ty kể trên. Công ty xuyên quốc gia là khái niệm dùng để chỉ các công ty sản xuất hay cung cấp dịch vụ ở ít nhất hai quốc gia, hoạt động theo một hệ thống, có định hướng chiến lược phát triển chung. Có thể hiểu, TNCs là một tập đoàn tr bản bao gồm hai bộ phận chính:
+Công ti mẹ (đóng tại một nước) +Các công ty con (các chi nhánh ở nước ngoài)
TNCs có mạng lưới sản xuất, phân phối và quản lý ở tầm quốc tế các công ty này làm trung gian cho đầu tư quốc tế để thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh ở nhiều quốc gia. TNCs thúc đẩy thương mại thế giới phát triển, đặc biệt là các nước có nền kinh tế hưởng về xuất khẩu vì các TNCs giup khai thác một cách có hiệu quả nguồn lực sản xuất của các quốc gia nay Các TNCS giúp phát triển nguồn nhân lực, tạo điều kiện chuyển giao khoa học – công nghệ cho nước nhận đầu tư. Các công ty xuyên quốc gia đóng vai trò quan trọng trong chuyển giao công nghệ, dây chuyền sản xuất tiên tiến, đào tạo lực lượng lao động tay nghề cao. Đôi khi, một TNCS có sức mạnh kinh tế lớn hơn cả các quốc gia tiếp nhận đầu tư. Vi da, năm 2018, Tập đoàn tài chính CityGroup của Mỹ, có tổng giá trị tài sản lên tới 1.917 tỉ USD?với 219 chi nhánh, trong đó có 80 chỉ nhánh tại nước ngoài và hoạt động đầu tư tại 27 quốc gia.
– Các hình thức phổ biến:Liên minh kinh tế và tiền tệ (Economac and Monetary Union – EMU)
Các quốc gia tham gia liên kết kinh tế khu vực, muốn đạt đến cấp độ liên minh kinh tế và tiền tệ, cần có hai giai đoạn phát triển là Liên minh kinh tế (Economic Union) và Liên minh tiền tệ (MonetaryUnion): Liên minh kinh tế tiếp tục được đánh giá là cấp độ liên kết cao hơn thị trường chung, thể hiện ở việc. Ngoài yếu tố tự cho di chuyển là hàng hóa, tư bản, sức lao động còn mở rộng thêm yếu tố tự do dịch chuyển cho dịch vụ giữa các nước thành viên. Bên cạnh đó, các nước thành viên cùng nhau thiết lập một bộ máy tổ chức điều hành sự phối hợp kinh tế giữa các nước (thay thể một phần chức năng quản lý kinh tế của chính phủ từng nước) nhằm tạo ra một không gian kinh tế thống nhất, cơ cấu kinh tế tủi tu, xóa bỏ dần sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các nước thành viên.380
Ví dụ: Liên minh kinh tế Benelex giữa Bỉ – Hà Lan – Luxembourg được thành lập năm 1944, Liên minh kinh tế Á – Âu (EAEU) chính thức hoạt động vào năm 2015 giữa các nước Amenia, Belarus, Kazakhstan, Nga, và Kyrgyzstan.
– Lên minh tiền tệ: Liên minh tiền tệ là liên kết kinh tế trong đó các nước thành viên phải phối hợp chính sách tiền tệ với nhau, cùng thực hiện một chính sách tiền tệ thống nhất và cuối cùng là sử dụng chung một đồng tiền
Liên minh tiền tệ là hình thức rất khó thực hiện trong các liên kết kinh tế, nó có những đặc trưng rêng có sau: Hình thành đồng tiền chung thống nhất thay thế cho các đồng tiền riêng của các nước thành viên, Thống nhất chính sách lu thông tiền tệ, xây dựng hệ thống ngân hàng chung thay cho các ngân hàng Trung ương của các nước thành viên, Xây dựng chính sách tài chính, tiền tệ, tín dụng chung đối với các nước đồng minh và các tổ chức tiền tệ quốc tế.
Ví dụ: Liên minh tiền tệ châu Âu (European Monetary Union – EMU) tại thời điểm ra đời ngày 01/01/1999 gồm 11 nước thành viên, sử dụng chung đồng tiền EURO. Các nước thành viên được sử dụng chung song song hai loại tiền EURO và tiền quốc gia trong thời gian qua độ 3 năm. Kể từ ngày 01/01/2002, đồng EURO chính thức được lưu hành trong 12 nước thành viên gồm Pháp, Đức, Áo, Bỉ, Hà Lan, Phần Lan, Hy Lạp Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Luxembourg, Ireland Italia. Các nước quyết định đứng ngoài EMU là Anh Đan Mạch và Thuy Điển Tính đến tháng 01/2019, Liên minh tiền tệ châu Âu có 19 nước thảnh viên trong tổng số 28 nước EU. Tiêu chuẩn để các nước EU có thể tham gia và Liên minh tiền tệ châu Âu không hề dễ dàng, theo đó: Lạm phát không cao hơn 1,5% SỐ với mức trung bình của ba thành viên có mức lạm phát tháp nhất trong EMU, Thâm hụt ngân sách không quá 3% GDP, Nợ công không quá 607% GDP, Lãi suất dài hạn không cao hơn 27. mức trung bình của ba thành viển có mức lãi suất thấp nhất, Tham gia vào Cơ chế tỉ giá hối đoái (ERM II) ít nhất hai năm mà không có biến động mạnh trượt khỏi ti giá trung tâm