Lịch sử hình thành bán hàng đa cấp MLM ở Việt Nam và thế giới? Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp hiện nay?
Kinh doanh theo phương thức đa cấp chính là hoạt động kinh doanh có sử dụng mạng lưới người tham gia gồm có nhiều cấp, có nhiều nhánh, trong đó, những người tham gia sẽ được hưởng hoa hồng, hưởng tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác từ chính kết quả kinh doanh của mình và cả của những người khác ở trong mạng lưới. Vậy lịch sử hình thành Bán hàng đa cấp MLM ở Việt Nam và thế giới như thế nào?
Căn cứ pháp lý:
– Nghị định 40/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Lịch sử hình thành bán hàng đa cấp MLM ở thế giới:
Kinh doanh theo mạng đã gắn liền với tên tuổi của một nhà hóa học người Mỹ tên là Karl Renborg (1887 – 1973). Ông chính là người đầu tiên đã thực hiện ứng dụng ý tưởng tiếp thị mạng lưới vào trong đời sống, đã tạo ra một hệ thống kinh tế, tạo ra một ngành kinh doanh mà được coi là có triển vọng nhất ở trong thế kỷ XXI.
Vào năm 1927, ông bắt đầu chế biến ra các chất bổ sung dinh dưỡng khác nhau mà dựa trên cỏ linh lăng, đây là một loại cỏ chứa rất nhiều các loại vitamin, khoáng chất, đạm và có nhiều vi chất có ích khác. Ông đã đề nghị các bạn của ông thực hiện giới thiệu các chất bổ sung dinh dưỡng này cho những người quen của họ, nếu như người quen của họ mà mua sản phẩm thì ông hứa là sẽ trả hoa hồng cho họ. Ông cũng đã quyết định trả hoa hồng cho những người quen của bạn mình nếu như họ giới thiệu sản phẩm của ông cho những người tiếp theo nhờ vào mối quan hệ của họ.
Vào năm 1934, ông đã sáng lập ra công ty có tên là Vitamins California và nhờ vào phương pháp phân phối mới này thì khi những người tiêu dùng cũng đã trở thành những người phân phối sản phẩm, lúc đó công ty của ông đã nhanh chóng đạt được doanh số là 7 triệu USD mà ông không hề mất cho một đồng quảng cáo nào. Sự độc đáo ở phương pháp này ở chỗ là nhờ tiết kiệm được các chi phí quảng cáo và những khâu trung gian (như đại lý, bán lẻ, kho bãi,…) nên những người đã tham gia vào hệ thống của ông họ có thể nhận được thù lao cao hơn.
Vào cuối năm 1939 đầu năm 1940, ông đã thực hiện đổi tên cho công ty của mình thành Nutrilite Products. Phương pháp phân phối các hàng hóa của ông cũng chính là khởi điểm của ngành kinh doanh theo mạng. Tuy nhiên, ông chỉ mới áp dụng một tầng và có nhiều tài liệu ghi năm 1940 chính là năm khởi đầu của kinh doanh đa cấp và ông đã được coi là ông tổ của ngành kinh doanh này.
Sau một khoảng thời gian đã làm việc có hiệu quả với công ty Nutilite Products thì Rich De Vos và Jay Van Andel (là 2 cộng tác viên của công ty) đã nhận thấy sức mạnh to lớn của việc kinh doanh theo mạng và họ đã sáng lập ra công ty riêng của mình và đặt tên là American Way Corporation (Amway) và hiện nay Amway cũng đã trở thành một trong các công ty hàng đầu của thế giới trong ngành kinh doanh đa cấp với có các chi nhánh trải trên 80 quốc gia. Vào năm 1975, trong hội đồng liên bang Hoa Kỳ đã có những người kịch liệt phản đối kinh doanh đa cấp và họ quy kết nó với cái tên gọi là “hình tháp ảo” – một hình thức kinh doanh bất hợp pháp.
Vào cuối năm 1979 thì tòa án thương mại của Liên bang Hoa Kỳ đã công nhận về phương pháp kinh doanh này của Amway không phải là “hình tháp ảo” và đã được chấp nhận về mặt luật pháp. Kể từ đó thì Bộ luật đầu tiên về việc kinh doanh đa cấp đã ra đời tại Mỹ.
Từ năm 1979 – 1990 chính là thời kỳ bùng nổ của việc kinh doanh theo mạng. Thời điểm đó cứ mỗi một buổi sáng ngủ dậy thì lại có thể thấy có hàng trăm công ty kinh doanh theo mạng đã tuyên bố thành lập với đủ các loại sản phẩm và mô hình kinh doanh. Từ năm 1990, nhờ có sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ và của truyền thông, kinh doanh theo mạng mang màu sắc mới. Các nhà phân phối họ có thể đơn giản hóa các công việc của mình nhờ vào điện thoại, vào internet,… Ở giai đoạn này thì bất kỳ ai họ cũng có thể sử dụng những khoảng thời gian nhàn rỗi của mình để tham gia vào công việc và họ có thể làm việc ở bất kỳ đâu. Các công ty lớn bán hàng truyền thống như là Ford, Colgate, Coca-cola hay nhiều công ty nổi tiếng khác cũng đã bắt đầu áp dụng phương pháp MLM nhằm để phân phối các sản phẩm độc đáo của mình.
2. Lịch sử hình thành bán hàng đa cấp MLM ở Việt Nam:
Tại Việt Nam thì việc kinh doanh đa cấp đã bắt đầu bước chân vào thị trường Việt Nam là vào khoảng đầu thế kỷ XXI. Kinh doanh đa cấp ở thị trường Việt Nam có nhiều những công ty lừa đảo núp bóng và có một số bộ phận không nhỏ các nhà phân phối sai trái đã khiến cho dư luận bắt đầu lên tiếng phản đối về việc kinh doanh đa cấp.
Đến thời điểm vào cuối năm 2004, tại Việt Nam ta đã có khoảng là 20 Công ty bán hàng đa cấp phân phối các sản phẩm chủ yếu là về ngành chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp.
Ngày 01/7/2005, khi Luật Cạnh tranh có hiệu lực thi hành thì trong đó đã có những điều khoản quy định về bán hàng đa cấp.
Ngày 24/8/2005, Nghị định 110/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định về Quản lý hoạt động bán hàng đa cấp đã được ban hành và phần nào cũng đã tạo ra được một hành lang pháp lý nhằm để bảo vệ các công ty và các nhà phân phối chân chính. Tuy nhiên, trong Nghị định này vẫn còn nhiều kẽ hở đã khiến cho một số công ty bất chính lợi dụng.
Ngày 08/11/2005, Bộ thương mại đã ban hành các thông tư hướng dẫn một số nội dung của Nghị định 110/2005/NĐ-CP về quản lý bán hàng đa cấp.
Vào đầu tháng 10/2009, Hiệp hội bán hàng đa cấp Việt Nam đã được thành lập. Hiệp hội đã được thành lập và bổ nhiệm bà Trương Thị Nhi (là Tổng Giám đốc của công ty TNHH TM Lô Hội, là nhà đại diện tại Việt Nam của tập đoàn Forever Living Products Hoa Kỳ) và bà là chủ tịch nhiệm kỳ 2009 – 2014.
Tính đến tháng 6/2011, theo các báo cáo của Bộ Công Thương, nước Việt Nam ta đã có 63 doanh nghiệp đã được cấp giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp.
Ngày 31/03/2010, Hiệp hội về bán hàng đa cấp Việt Nam (MLMA) đã chính thức ra mắt tại Hà Nội.
3. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp hiện nay:
Điều 5 Nghị định 40/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp hiện nay bao gồm có:
Đối với doanh nghiệp:
– Yêu cầu những người khác phải thực hiện đặt cọc hoặc là nộp một khoản tiền nhất định để họ được ký hợp đồng tham gia vào bán hàng đa cấp;
– Yêu cầu những người khác phải thực hiện mua một số lượng hàng hóa nhất định để họ được ký hợp đồng tham gia vào bán hàng đa cấp;
– Cho những người tham gia vào bán hàng đa cấp nhận một khoản tiền hoặc là các lợi ích kinh tế khác từ việc giới thiệu những người khác tham gia vào các hoạt động bán hàng đa cấp mà lại không phải từ việc mua, bán các hàng hóa của những người được giới thiệu đó;
– Từ chối việc chi trả mà không có lý do chính đáng những khoản hoa hồng, khoản tiền thưởng hay các lợi ích kinh tế khác mà những người tham gia bán hàng đa cấp họ có quyền hưởng;
– Cung cấp các thông tin gian dối về các kế hoạch trả thưởng, về các lợi ích của việc tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp;
– Cung cấp các thông tin gian dối, mà gây nhầm lẫn về các tính năng, các công dụng của hàng hóa hoặc là hoạt động của các doanh nghiệp thông qua báo cáo viên, thông qua đào tạo viên tại hội nghị, tại hội thảo, đào tạo hoặc là thông qua tài liệu của doanh nghiệp;
– Thực hiện duy trì nhiều hơn một hợp đồng có tham gia bán hàng đa cấp, hay vị trí kinh doanh đa cấp và mã số kinh doanh đa cấp hoặc là các hình thức khác mà tương đương đối với lại cùng một người tham gia bán hàng đa cấp;
– Thực hiện việc khuyến mại sử dụng về mạng lưới gồm nhiều cấp và nhiều nhánh mà trong đó những người tham gia chương trình khuyến mại lại có nhiều hơn một vị trí, một mã số hoặc là các hình thức tương đương khác;
– Tổ chức những hoạt động trung gian thương mại theo các quy định của pháp luật thương mại nhằm mục đích là phục vụ cho việc duy trì, việc mở rộng và phát triển về mạng lưới bán hàng đa cấp;
– Tiếp nhận hoặc là chấp nhận đơn hoặc là bất kỳ hình thức văn bản nào khác của những người tham gia bán hàng đa cấp, mà trong đó, những người tham gia bán hàng đa cấp đã tuyên bố từ bỏ một phần hoặc là toàn bộ các quyền của mình theo các quy định của Nghị định này hoặc là cho phép các doanh nghiệp không phải thực hiện các nghĩa vụ đối với những người tham gia bán hàng đa cấp theo các quy định của Nghị định này;
– Thực hiện kinh doanh theo phương thức đa cấp đối với các đối tượng mà không được phép theo quy định tại Điều 4 của Nghị định này;
– Không sử dụng về hệ thống quản lý những người tham gia bán hàng đa cấp mà đã đăng ký với các cơ quan cấp giấy chứng nhận về đăng ký các hoạt động bán hàng đa cấp nhằm để quản lý người tham gia bán hàng đa cấp;
– Mua bán hoặc là chuyển giao về mạng lưới những người tham gia bán hàng đa cấp cho các doanh nghiệp khác, trừ trường hợp là mua lại, hợp nhất hoặc là sáp nhập doanh nghiệp.
Đối với người tham gia bán hàng đa cấp:
– Yêu cầu những người khác phải thực hiện đặt cọc hoặc là nộp một khoản tiền nhất định để họ được ký hợp đồng tham gia vào bán hàng đa cấp;
– Cung cấp các thông tin gian dối hoặc là gây nhầm lẫn về các lợi ích của việc tham gia vào bán hàng đa cấp, các tính năng, các công dụng của hàng hóa, các hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp;
– Tổ chức hội thảo, hội nghị, đào tạo về việc kinh doanh theo phương thức đa cấp khi mà chưa được chính doanh nghiệp bán hàng đa cấp thực hiện ủy quyền bằng văn bản;
– Hành vi lôi kéo, dụ dỗ, mua chuộc những người tham gia vào bán hàng đa cấp của các doanh nghiệp khác tham gia vào các mạng lưới của doanh nghiệp mà chính mình đang tham gia;
– Lợi dụng về chức vụ, về quyền hạn, về địa vị xã hội, về nghề nghiệp để khuyến khích, để yêu cầu, để lôi kéo, để dụ dỗ những người khác tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp hoặc là mua các hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp;
– Thực hiện các hoạt động bán hàng đa cấp tại các địa phương nơi mà doanh nghiệp chưa được cơ quan chức năng cấp xác nhận đăng ký các hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương.