Lí thuyết lợi ích đo được là lý thuyết được các nhà kinh tế học thường sử dụng để phân tích hành vi của của người tiêu dùng. Đây là loại lý thuyết được xây dựng dựa trên giả định lợi ích có thể đo được. Lí thuyết lợi ích đo được là gì? Lí thuyết tiêu dùng và lí thuyết lợi ích đo được
Mục lục bài viết
1. Lí thuyết lợi ích đo được là gì?
Cardinal Utility Theory hay Cardinal Utility Approach là tên gọi trong tiếng Anh của lí thuyết lợi ích đo được. Các nhà kinh tế học tân cổ điển rất đồng tình với lí thuyết lợi ích đo được mà họ đã tiệp cận được, các nhà kinh tế học tin tưởng rằng lợi ích có thể đo lường thông qua việc người tiêu dùng có cơ hội bày tỏ sự hài lòng của bản thân dựa trên các thang điểm ví dụ: 1, 2, 3 có thể đo đếm được.
Xét theo yếu tố thời gian, các nhà kinh tế thấy rằng việc có một con số để đo lường chính xác lợi ích là điều rất khó để thực hiện, bởi cảm giác hài lòng thuộc về yếu tố chủ quan, rất khó để đo lường về mặt số học. Bên cạnh đó, việc định lượng những yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi về mặt ý chí chủ quan của người tiêu dùng, sở thích, nhu cầu hoặc sự không hài lòng của họ là rất khó. Đây là lý do vì sao lợi ích không thể đo lường thông qua việc định lượng. Mặc dù vậy, nó vẫn được áp dụng làm điểm khởi đầu trong phân tích, đánh giá những hành vi của người tiêu dùng. Trước hết, ta sẽ nghiên cứu trường hợp bỏ đi hết tất cả các lợi ích tiêu dùng của hàng hóa khác, khi số lượng hàng hóa tăng lên thì số lượng thu được từ hàng hóa đó sẽ có sự thay đổi. Mối quan hệ giữa số lượng hàng hóa tiêu dùng với tổng lợi ích cũng sẽ được biểu diễn thông qua một số hình thức nhất định.
2. Lí thuyết tiêu dùng:
Lí thuyết tiêu dùng đã được các nhà kinh tế học tân cổ điển phát triển trên cơ sở giả định việc đo lường tiện ích có thể thực hiện được, đồng thời chúng có thể được biểu thị bằng số lượng. Để làm được điều này, các nhà kinh tế đã đặt ra một đơn vị giả định gọi là “Utils”, hay còn gọi là một đơn vị của lợi ích. Lí thuyết tiêu dùng được xây dựng trên cơ sở khái niệm mục đích tối đa hóa lợi ích của người tiêu dùng, đây là lý do mà những việc làm và hành động của người tiêu dùng đều với mục đích tối đa hóa lợi ích. Lí thuyết tiêu dùng là lời giải đáp cho các câu hỏi: người tiêu dùng phân bổ thu nhập khả dụng của họ giữa một số mặt hàng tiêu dùng để cho lợi ích được tối đa hóa thì thực hiện thế nào? người tiêu dùng quyết định số lượng tối ưu của một mặt hàng mà họ muốn tiêu thụ bằng cách nào?
Muốn có được câu trả lời cho những câu hỏi nên trên, ta áp dụng lí thuyết lợi ích đo được cho việc phân tích hành vi của người tiêu dùng đối với những giả định sau: tính hợp lí, nguồn lực hữu hạn (tiền), tối đa hóa sự hài lòng, lợi ích cận biên của tiền là không đổi, lợi ích được bổ sung, lợi ích có thể đo lường được bằng số lượng, lợi ích cận biên giảm dần.
Xét tính hợp lí: Ví dụ trường hợp người tiêu dùng rất lý trí, các mong muốn đều được đáp ứng và thỏa mãn theo thứ tự ưu tiên. Khi đó đồng nghĩa với việc người tiêu dùng sẽ mua các hàng hóa mà mang lại lợi ích lớn nhất cho họ trước tiên, tiếp sau đó là các loại hàng hóa tiếp theo. Đối với nguồn lực hữu hạn (tiền): thì người tiêu dùng có thể giới hạn số tiền của mình cho các loại hàng hóa – dịch vụ, đây là yếu tố làm cho người tiêu dùng lựa chọn mua các hàng hóa được coi là thiết yếu đầu tiên. Xét lợi ích cận biên giảm dần, cụ thể với mức tiêu dùng hàng hóa ngày một tăng thì lợi ích có được từ từng đơn vị kế tiếp được đánh giá là giảm dần. Còn đối với tối đa hóa sự hài lòng: những người tiêu dùng hầu hết đều hướng đến việc tối đa hóa sự hài lòng của mình đối với lượng tiền mà họ bỏ ra cho dịch vụ, hàng hóa. Các yếu tố khác cũng được xét đến tương tự.
3. Lí thuyết lợi ích đo được:
Những mặt hàng, dịch vụ đem đến sự thỏa mãn lớn thì ta sẽ gán cho đại lượng đó một con số lớn, ngược lại những mặt hàng, dịch vụ mang đến cho ta sự thỏa mãn thấp thì đứng trên phương diện của người nghiên cứu ta cũng sẽ gán cho nó một con số thấp hơn. Con số vừa nêu sẽ được gán cho biến số và biến số này được gọi là lợi ích (lợi ích trong tiếng anh nó có tên gọi là Utility, viết tắt là U). Đơn vị lợi ích này sẽ là một đại lượng biểu diễn cho mức độ thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, mức độ thỏa mãn nhu cầu được đó là sự hài lòng của người dùng đối với những hàng hóa, dịch vụ mình đã và đang sử dụng.
Khi có thể gán cho sự thỏa mãn nhu cầu này bằng một con số thì mục tiên của người tiêu dùng lúc này là tối đa hóa lợi ích đo được, yếu tố này được xét trong điều kiện có ràng buộc về ngân sách. Cách phân biệt lựa chon tối ưu và lựa chọn tối đa trong trường hợp này như sau: lựa chọn tối ưu được hiểu là lựa chọn tốt nhất mang về lợi ích tối đa, lý thuyết lợi ích đo được sẽ cho ta biết trường hợp nào được coi là lựa chọn tối ưu. Vì lợi ích có thể đo ngược nên người tiêu dùng có thể tối đa con số đó thông qua lợi ích đo được.
Khi xét đến một yếu tố đo được thì đồng nghĩa với việc nó sẽ có đơn vị, đơn vị của lợi ích trong trường hợp này gọi là utils. Đây là đơn vi quy ước không có các mốc cố định khách quan, mốc cố định khách quan được hiểu là các quy ước trước đó mà nhờ quy ước này ta có thể xác định trạng thái được xét đến, nó không vụ thuộc vào yếu tố nào. Đây là lý do dẫn đến việc thang lợi ích được xét đến mang tính chất chủ quan, cụ thể 1 đơn vị lợi ích của người này có thể lớn nhưng đối với người khác đơn vị này có thể nhỏ. Khi xét đến yếu tố này, ta xét đến điều kiện về độ lớn nhu cầu thỏa mãn, hàng hóa khi tiêu dùng đem lại độ thỏa mãn lớn hơn sẽ tương ứng với mức lợi ích lớn hơn.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, ta xét ví dụ sau: Một người nào đó họ thích ăn mì hơn ăn bánh, thì lợi ích thu được từ một bát mì sẽ lớn hơn lợi ích gắn với một chiếc bánh. Đương nhiên đối với những người tiêu dùng khác có thể chỉ số này sẽ thay đổi vì lợi ích mỗ người là khác nhau, điều này thể hiện tính chất chủ quan, độ thỏa mãn càng lớn thì tương ứng với Utility càng lớn.
Từ các phân tích nêu trên, ta xây dựng 02 biến gắn với đơn vị lợi ích nêu trên, đó là: tổng lợi ích Total Utility (TU) theo đó ta có thể gán biến này với một số lượng hàng hóa cụ thể, có thể là một hàng hóa hoặc một tập hợp các hàng hóa gồm nhiều loại hàng hóa khác nhau, găn với mỗi TU sẽ là một số lượng hàng hóa cụ thể, nói chung đó là tập hợp toàn bộ sự thỏa mãn và hài lòng từ việc tiêu dùng một số lượng nhất định hàng hóa.
4. Các cách biểu diễn lợi ích đo được:
ta có thể biển diễn tổng lợi ích thông qua bảng, bảng này sẽ bao gồm các yếu tố: Lượng tiêu dùng Q (số lượng tiêu dùng đối với hàng hóa) và tổng lợi ích tương ứng với lượng tiêu dùng (TU). Thông qua bảng đánh giá, ta có thể thấy rằng khi lượng tiêu dùng thay đổi thì tổng lợi ích sẽ có sự thay đổi theo, từ đây ta cũng có thể đánh giá được tổng lợi ích một cách toàn diện. Ngoài ra, ta có thể biểu diễn tổng lợi ích bằng cách khác đó là thông qua đồ thị, theo đó trục hoành là số lượng, sản lượng hàng hóa tiêu dùng; trục tung sẽ là tổng lợi ích TU ta thu được thông qua việc tiêu dùng đó. Xét trong một trường hợp cụ thể, nếu Q tăng thì đồng nghĩa với việc TU cũng tăng nhưng sau đó sẽ tăng với tôc độ chậm dần.
Ngoài hai cách biểu diễn lợi ích nêu trên, ta còn có thể biểu diễn thông qua hàm toán học, cụ thể: tổng lợi ích sẽ được biểu diễn dưới dạng hàm số TU = f(x) để thể hiện rằng chỉ có một hàng hóa là X; đối với hàng hóa tiêu dùng có một giỏ hàng hóa thì sẽ được biểu diễn hàm số dưới dạng TU = f(X,Y,Z,…)