Định giá kinh doanh chênh lệch là một khái niệm để chỉ mô hình định giá tài sản đa yếu tố, hiện nay có thể thấy mô hình này đang rất phổ biến vì nó giúp cho quá trình đầu tư được thuận lợi hơn và đem lại hiệu quả kinh tế. Lí thuyết định giá kinh doanh chênh lệch là gì? Công thức tính và ví dụ
Mục lục bài viết
1. Lí thuyết định giá kinh doanh chênh lệch là gì?
1.1. Khái niệm:
Lí thuyết định giá kinh doanh chênh lệch trong tiếng Anh là Arbitrage Pricing Theory. Lí thuyết định giá kinh doanh chênh lệch có thể hiểu đơn giản nhất đây là mô hình định giá tài sản đa yếu tố dựa trên ý tưởng rằng, lợi nhuận của một tài sản có thể được dự đoán bằng cách sử dụng mối quan hệ tuyến tính giữa lợi nhuận kì vọng của tài sản và một số biến kinh tế vĩ mô có rủi ro hệ thống. Lí thuyết định giá kinh doanh chênh lệch là một công cụ hữu ích để phân tích danh mục đầu tư từ góc độ đầu tư theo giá trị, mục đích để xác định chứng khoán có thể tạm thời bị định giá sai hay không.
Lí thuyết định giá kinh doanh chênh lệch nói rằng tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của tài sản tài chính có thể được đo lường thông qua các yếu tố kinh tế vĩ mô khác nhau hoặc là yếu tố thị trường. Sự nhạy cảm của tài sản với sự thay đổi trong mỗi yếu tố được đại diện bằng đại lượng xác định gọi là hệ số beta. Xuất phát từ lý thuyết này, mô hình xác định tỷ suất sinh lợi cho các chứng khoán đã được sử dụng để định giá tài sản một cách chính xác và giá của tài sản phải bằng với mức kỳ vọng vào cuối giai đoạn đầu tư chiết khấu về hiện tại với mức chiết khấu được tính toán trong mô hình. Nếu theo các giá khác nhau, cơ hội kinh doanh chênh lệch sẽ đưa nó về lại đúng đường thẳng như mô hình. Khi nhà đầu tư nắm giữ tài sản và bán khống danh mục hoặc ngược lại, anh ta đang tạo ra một vị thế có tỷ suất sinh lợi kỳ vọng dương cụ thể đó chính là sự khác biệt giữa tỷ suất sinh lợi tài sản và tỷ suất sinh lợi danh mục. Nhà kinh doanh chênh lệch ở vào vị thế kiếm lợi nhuận phi rủi ro.
1.2. Mô hình APT:
Tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của một tài sản rủi ro được mô tả thỏa mãn công thức sau đây:
Trong đó:
+ Là tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của tài sản có rủi ro
+ Là phần bù rủi ro nhân tố
+ Là tỷ suất sinh lợi phi rủi ro
+ Là nhân tố kinh tế vĩ mô
+ Là mức nhạy cảm của tài sản với nhân tố k (gọi là bêta nhân tố)
+ Là biến động ngẫu nhiên riêng có của tài sản rủi ro, có trung bình bằng 0
Như vậy có thể hiểu đây là tỷ suất sinh lợi không chắn chắn của một tài sản j là một quan hệ tuyến tính với n nhân tố. Thêm vào đó, mỗi nhân tố cũng được xem là biến ngẫu nhiên có giá trị trung bình bằng zero.
Lí thuyết định giá kinh doanh chênh lệch đòi hỏi 4 giả định :
+ Tỷ suất sinh lợi có thể được mô tả bằng một mô hình nhân tố
+ Không có các cơ hội kinh doanh chênh lêch
+ Có một lượng chứng khoán đủ lớn để có thể xây dựng một danh mục đầu tư đa dạng hóa tốt, loại bỏ các rủi ro riêng có của các chứng khoán đơn lẻ.
+ Thị trường tài chính không có các bất hoàn hảo
1.3. APT và kinh doanh chêch lệch:
Kinh doanh chêch lệch là việc thực hiện tìm kiếm lợi nhuận từ tình trạng mất cân bằng giữa hai hoặc nhiều hơn hai thị trường và lợi nhuận kiếm được đó là lợi nhuận phi rủi ro.
Lí đo vì rủi ro riêng có của doanh nghiệp không quan trọng với nhà đầu tư khi nhà đầu tư đã nắm giữ một danh mục được đa dạng hóa tốt. Do đó, hầu hết các nhà đầu tư không chịu rủi ro riêng có của doanh nghiệp bởi vì họ đã đa dạng hóa tốt. Nếu hai khoản đầu tư hoàn toàn giống nhau nhưng lại có tỷ suất sinh lợi kỳ vọng khác nhau, thì sau đó, nếu không có chi phí giao dịch và các bất hoàn hảo của thị trường thì một nhà đầu tư có thể kiếm lợi phi rủi ro bằng cách mua một khoản đầu tư với tỷ suất sinh lợi kỳ vọng cao hơn và bán khống một khoản đầu tư có mức tỷ suất sinh lợi thấp hơn. Điều này có thể giải thích nhưng cơ hội kinh doanh chênh lệch như thế sẽ chỉ xuất hiện nếu tỷ suất sinh lợi của các chứng khoán không thỏa mãn công thức trên ( tức là công thức thể hiện mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của chứng khoán với các hệ số beta nhân tố. Bởi vì điều này đã được lưu ý từ trước, do đó mối quan hệ giữ tỷ suất sinh lợi kỳ vọng- rủi ro này được biết đến như là lý thuyết kinh doanh chênh lệch (APT)
2. Công thức tính và ví dụ về lí thuyết định giá kinh doanh chênh lệch:
Công thức tính lợi nhuận kì vọng của lí thuyết định giá kinh doanh chênh lệch là dựa trên hệ số beta trong mô hình lí thuyết định giá kinh doanh chênh lệch được ước tính bằng cách sử dụng hồi qui tuyến tính. Chúng ta thấy rằng đối với lợi nhuận chứng khoán trong quá khứ được hồi qui dựa trên yếu tố để ước tính hệ số beta.
Lí thuyết định giá kinh doanh chênh lệch hoạt động cụ thể như sau:
Lí thuyết định giá kinh doanh chênh lệch được tiến hành để thay thể mô hình định giá tài sản vốn hiện nay. Lí thuyết chênh lệch này không như CAPM giả định thị trường hoạt động hoàn hảo, lí thuyết định giá kinh doanh chênh lệch giả định thị trường đôi khi định giá sai giá trị của chứng khoán. Thị trường sau đó sẽ điều chỉnh và chứng khoán quay trở lại giá trị hợp lí. Sử dụng lí thuyết định giá kinh doanh chênh lệch, các nhà định giá sẽ tận dụng những sai lệch so với giá trị thị trường hợp lí. Bên canh đó, đây không phải là một lí thuyết định giá không có rủi ro, bởi vì các nhà đầu tư cho rằng mô hình này là chính xác và cứ thực hiện giao dịch theo định hướng mà không chốt lợi nhuận phi rủi ro.
Ví dụ về cách sử dụng Lí thuyết định giá kinh doanh chênh lệch
Ví dụ: bốn yếu tố sau đã được xác định yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của cổ phiếu và mức độ nhạy cảm của lợi nhuận cổ phiếu đối với từng yếu tố:
– Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội GDP: ß = 0,6, f1= 4%
– Tỉ lệ lạm phát: ß = 0,8, f2 = 2%
– Giá vàng: ß = -0,7, f4 = 5%
– Lợi nhuận chỉ số SP500: ß = 1.3, f5 = 9%
– Tỉ lệ phi rủi ro là 3%
Sử dụng công thức tính Lí thuyết định giá kinh doanh chênh lệch, lợi nhuận kì vọng được tính như sau:
E(R) = 3% + (0,6 x 4%) + (0,8 x 2%) + (-0,7 x 5%) + (1,3 x 9%) = 15,2%
Kinh doanh chênh lệch trong các kỳ vọng
Kinh doanh chênh lệch trong các kỳ vọng mô tả cơ chế nhờ đó nhà đầu tư thực hiện kinh doanh chênh lệch sẽ mang một tài bị định giá sai theo mô hình kinh doanh chênh lệch trở lại đúng trên đường thẳng với mức giá kỳ vọng của nó. Chú ý rằng thông qua kinh doanh chênh lệch đúng nghĩa, nhà đầu tư đã có một mức tưởng thưởng được bảo đảm, trong khi kinh doanh chênh lệch được mô tả bên dưới, nhà đầu tư lại chỉ có mức tưởng thưởng kỳ vọng dương. Như vậy, kinh doanh chênh lệch giả định rằng kinh doanh chênh lệch trong các kỳ vọng ví dụ như với các nhà đầu tư thực hiện kinh doanh chênh lệch sẽ mang giá tài sản trở về đúng đường thẳng của tỷ suất sinh lợi hợp lý theo mô hinh hình lý thuyết danh mục đầu tư.
Cơ chế thực hiện kinh doanh chênh lệch
Trong nội dung của APT, kinh doanh chênh lệch bao gồm kinh doanh 2 tài sản, tối thiểu là phải có một tài sản bị định giá sai. Các nhà kinh doanh chênh lệch bán tài sản đang quá đắt và sử dụng số tiền đó để mua các tài sản đang quá rẻ. Theo APT, một tài sản bị định giá sai nếu giá hiện tại của nó khác xa với mức giá được chỉ ra trước trong mô hình. Gía tài sản ngày hôm nay nên bằng với tổng giá trị các dòng tiền trong tương lai chiết khấu về hiện tại với mức chiết khấu của APT, khi mà tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của tài sản là một quan hệ tuyến tính với các yếu tố khác nhau và sự rất nhạy cảm của tài sản với sự thay đổi trong mỗi yếu tố được đo lường bằng hệ số beta xác định.
Một tài sản được định giá đúng ở đây trong thực tế có lẽ là một tài sản tổng hợp- tức là một danh mục đầu tư bao gồm nhiều tài sản được định giá chính xác. Danh mục này có cùng tình trạng với tài sản bị định giá sai đối với các yếu tố kinh tế vĩ mô. Các nhà kinh doanh chênh lệch tạo nên danh mục bằng cách xác định số tài sản được định giá đúng( một trên một nhân tố cộng một) và sau đó xác định tỷ trọng của các tài sản để cho beta của danh mục trên mỗi yếu tố cũng giống như beta của mỗi yếu tố đối với tài sản bị định giá sai.