Skip to content

 

Home

Trang thông tin tổng hợp hàng đầu Việt Nam

  • Trang chủ
  • Giáo dục
  • Kinh tế tài chính
  • Cuộc sống
  • Sức khỏe
  • Đảng đoàn
  • Văn hóa tâm linh
  • Công nghệ
  • Du lịch
  • Biểu mẫu
  • Danh bạ
  • Liên hệ

Home

Trang thông tin tổng hợp hàng đầu Việt Nam

Đóng thanh tìm kiếm

Trang chủ Cuộc sống

Lễ Phục Sinh là gì? Tuần lễ Phục Sinh năm nay vào ngày nào?

  • 02/02/202402/02/2024
  • bởi Bạn Cần Biết
  • Bạn Cần Biết
    02/02/2024
    Theo dõi Bạn Cần Biết trên Google News

    Lễ phục sinh là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa ngày lễ phục sinh? Lễ phục sinh diễn ra vào ngày nào? Lễ phục sinh năm nay diễn ra vào ngày nào? Hoạt động ngày lễ phục sinh? Các ngày quan trọng trong mùa phục sinh? Những biểu tượng của Lễ Phục sinh?

       

      Lễ Phục Sinh xem là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người Kitô giáo, thường diễn ra vào tháng 3 hoặc tháng 4 hàng năm để tưởng niệm sự kiện chết và phục sinh của chúa Giêsu sau khi bị đóng đinh trên thập tự giá. Vậy lễ  phục sinh là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ Phục sinh? 

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Lễ phục sinh là gì?
      • 2 3. Lễ phục sinh diễn ra vào ngày nào? 
      • 3 4. Hoạt động ngày lễ phục sinh:
      • 4 5. Các ngày quan trọng trong mùa phục sinh:
      • 5 6. Những biểu tượng của Lễ Phục sinh:
        • 5.1 6.2. Thỏ Phục Sinh 



      1. Lễ phục sinh là gì?

      Lễ Phục Sinh là sự kiện kỷ niệm ngày vị ngôn sứ – Chúa Jesus đã bị xử tử và sống lại của những tín đồ Kitô giáo. Vị ngôn sứ này được kinh thánh của đạo cho biết là con của đấng tối cao tạo nên muôn loài, cái chết của ngài là trả nợ cho những tội lỗi của loài người. Đồng thời, lễ này cũng kỷ niệm việc giao ước mới giữa loài người và đấng tối cao.

      Lễ Phục sinh (Easter) hiện nay được xem là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm của những người theo Kitô giáo: Công giáo, Tín lành, Chính thống giáo, Anh giáo. Người theo đạo Kitô giáo có niềm tin rằng cái chết và Sự phục sinh của Chúa Giêsu đã hoàn thành những gì mà biến cố Xuất Hành đã tiên báo: Giải phóng con người khỏi tội lỗi và đưa họ vào cuộc sống trên Thiên đường.

      2. Nguồn gốc và ý nghĩa ngày lễ phục sinh?

      Sự tích kể rằng, Chúa Giêsu cùng các môn đồ lên thành Jerusalem vào Lễ Vượt Qua, ông vào Đền thờ Jerusalem và được người dân đón tiếp bằng lá cây lót đường và vẫy mừng. Vào ngày thứ năm, Chúa Giêsu thực hiện nghi thức rửa chân các môn đồ và dùng bữa Tiệc Ly – tiệc cuối cùng với các tín đồ.

      Buổi tối hôm đó, chúa Giêsu bị bắt giữ theo lệnh của Toà Công luận. Tòa công luận cáo buộc Chúa Giêsu tội phạm thượng và tiến hành giao ông cho các quan chức của Đế quốc La Mã để xin án tử hình. Thực chất án tử của chúa Giêsu không phải vì phạm thượng mà vì bị cáo buộc xúi giục nổi loạn. Dưới áp lực của giới lãnh đạo tôn giáo Do Thái, Tổng đốc Pontius miễn cưỡng ra lệnh đóng đinh Chúa Giêsu. Tuy nhiên, theo các sách Phúc Âm, một tấm bảng có hàng chữ viết tắt INRI, Giêsu bị buộc phải tự vác thập tự giá lên đồi Golgotha, là nơi Người bị đóng đinh và chết.

      Các tín đồ Kitô đã rằng Chúa Giêsu sống lại vào ngày chủ nhật, ba ngày sau khi chết. Các phụ nữ thăm mồ nhưng chỉ thấy ngôi mộ trống rỗng. Sự kiện này sau này được xem là sự phục sinh của Chúa, được cử hành hằng năm vào ngày Lễ Phục Sinh. Các sách Phúc Âm và Công vụ tông đồ đều ghi nhận rằng Chúa Giêsu đã gặp lại các môn đệ tại các nơi khác nhau trong suốt bốn mươi ngày sau khi sống lại, và sau đó về trời. Ngày thứ 50 kể từ sau sự kiện Phục sinh, Chúa Thánh Thần hiện xuống với các tông đồ và loan báo tin mừng, theo Tân Ước, ngày này cũng được xem là ngày khai sinh ra Giáo hội.

      Người theo đạo Thiên Chúa tin rằng Chúa Giêsu chết trên thập tự giá nhưng sau đó, lại từ cõi chết, Ngài đã sống lại. Do Ngài vượt qua được sự chết, và phục sinh nên tín đồ Thiên Chúa Giáo cho rằng chỉ Ngài mới có quyền năng đem lại cho họ đời sống vĩnh cửu. Phục Sinh cũng là lễ của niềm hy vọng, vào thời điểm mùa Xuân trở lại với muôn loài, nàng Xuân mang lại các nụ con con, hay lá non đã nhu nhú trên nhành cây.

      3. Lễ phục sinh diễn ra vào ngày nào? 

      Lễ Phục Sinh sẽ diễn ra vào ngày Chủ Nhật đầu tiên sau thời điểm trăng tròn của ngày xuân phân Bắc Bán Cầu (tức là sau ngày 21 tháng 3). Trong Kitô giáo, ngày Lễ Phục Sinh luôn rơi vào một Chủ Nhật giữa ngày 22 tháng 3 và 25 tháng 4. Ngày kế tiếp được công nhận là ngày nghỉ Lễ chính thức của hầu hết các quốc gia có truyền thống theo Kitô giáo (trừ Hoa Kỳ). Lễ Phục Sinh và các ngày nghỉ tiếp đó là những ngày lễ di động (tức chúng không rơi vào một ngày cố định nào trong năm. Đây là cách tính đã quy định từ thế kỷ thứ 4 sau công nguyên. Để có thể dễ nhớ hơn về ngày diễn ra Lễ Phục Sinh, bạn có thể xem ngày rằm trước ngày 25/4. Tức ngày 15 âm lịch rơi vào tuần nào thì Chủ nhật của tuần đó sẽ là ngày diễn ra Lễ Phục Sinh.

      Tương ứng ta có thể tính Lễ Phục Sinh là ngày nào cho đến năm 2030:

      – 2022: 17 tháng 04 năm 2022

      – 2023: 09 tháng 04 năm 2023

      – 2024: 31 tháng 03 năm 2024

      – 2025: 20 tháng 04 năm 2025

      – 2026: 05 tháng 04 năm 2026

      – 2027: 28 tháng 03 năm 2027

      – 2028: 16 tháng 04 năm 2028

      – 2029: 01 tháng 04 năm 2029

      – 2030: 21 tháng 04 năm 2030

      4. Hoạt động ngày lễ phục sinh:

      Lễ phục sinh là ngày lễ lớn của những người theo đạo Kitô. Do vậy, họ sẽ có những hoạt động quan trọng để tưởng niệm cho những sự kiện. Dưới đây là những hoạt động và ý nghĩa của chúng:

      Rửa chân: Được lấy nguồn gốc từ một câu chuyện trong Kinh Thánh, đó là tình tiết trước khi chúa  Giêsu bị bắt thì ông đã rửa chân cho từng môn đệ của mình. Và dặn dò rằng mọi người sau này phải rửa chân cho nhau cho dù ở bất kỳ chức vụ nào.

      Ăn chay kiêng thịt hãm mình: là hoạt động ăn chay và chay thịt. Tín đồ phải kiêng các đồ ăn từ động vật như thịt, trứng,… Đồng thời, kiêng các đồ ăn vặt, hạn chế các nhu cầu không cần thiết. Mọi tài nguyên dư ra từ ngày ăn kiếng thông thường sẽ được tặng người nghèo hoặc dâng cúng cho nhà thờ. 

      Xếp hình lá lấy về từ Lễ Lá: Mỗi người một ý tưởng khác nhau, hoạt động này sẽ sắp xếp được những hình thù khác nhau, tùy vào độ khéo tay và đầu óc sáng tạo. 

      Đi đàng thánh giá: Là hoạt động ngắm 12 bức hình mô tả từng giai đoạn của Ngài Jesus từ khi bị bắt tới khi qua đời.

      – Diễn hoạt cảnh Chúa bị đóng đinh: Thường ở các vùng đông tín hữu hoặc các nước có đông dân Công Giáo. Việc này sẽ mô phỏng theo câu chuyện từ khi Giêsu bị bắt cho tới khi chết.

      5. Các ngày quan trọng trong mùa phục sinh:

      Palm Sunday (Chủ Nhật Lễ Lá): Bắt đầu cho mùa Phục sinh, lại phải nói về câu chuyện Chúa Giêsu tiến vào thành Jesuralem trước khi chịu khổ hình. Người dân ở đây đã dùng những cành cọ để vẫy chào người mà họ tôn là thần linh.

      Holy Saturday (Thứ 7 tuần thánh): Holy Saturday là ngày mà chúa Giêsu nằm trong mộ sau khi bị đóng đinh trên cây thánh giá, cũng là ngày nghỉ lễ ở một số nơi trong nước Mỹ và các nước phương Tây.

      Easter Sunday (Chủ Nhật Phục sinh): Ngày này ra đời nhằm mục đích kỷ niệm sự kiện sống lại của chúa Giêsu, nên Easter Sunday là sự kiện quan trọng nhất trong mua Phục sinh theo lịch của người Kitô Giáo. Các nhà thờ tràn ngập hoa và các trang trí màu vàng và trắng, các ca đoàn cũng ngân vang với âm điệu của những bài hợp xướng đặc biệt. Đồng thời, Trẻ em sẽ được tặng quà là những quả trứng chocolate và tham gia vào chơi các trò tìm trứng được trang điểm nhiều màu sắc tại các gia đình. Đây được xem là ngày nghỉ lễ lớn trên toàn quốc nên tất cả các hoạt động kinh doanh đều đóng cửa, tùy theo quy định của bang và vùng lãnh thổ.

      Easter Monday (Thứ Hai Phục sinh): Easter Monday là ngày cuối cùng của mùa Phục sinh các hoạt động kinh doanh và trường học vẫn đóng cửa. Trong khi đây ngày nghỉ cuối cùng của ngày kỷ niệm sự kiện Chúa Giêsu sống lại, đây là dịp để những người theo Kitô giáo tổ chức và tham dự các sự kiện hoặc ăn uống trong gia đình.

      6. Những biểu tượng của Lễ Phục sinh:

      6.1. Trứng phục sinh:

      Trứng Phục Sinh là biểu tượng cho sự sống mới, đây là hình ảnh đại diện cho sự tái sinh thiêng liêng của Chúa Giêsu. Việc tặng trứng Phục sinh có nguồn gốc từ châu Âu. Nó đã xuất hiện từ rất là lâu nhưng mãi cho đến khoảng thế kỉ thứ XII thì mới bắt đầu trở lên phổ biến.

      Ban đầu, trứng Phục Sinh được làm bằng cách luộc chín và nhuộm màu (chủ yếu là đỏ và xanh dương), sau đó sẽ trang trí tùy thích để quả trứng trở nên bắt mắt hơn.

      Ngày nay, nhiều phiên bản mới của trứng Phục Sinh ra đời, chúng có thể được làm từ sô cô la với nhiều hương vị và hình dáng khác nhau hoặc thiết kế làm vỏ của món quà.

      Món quà này là biểu tượng của sự sống và bình an, niềm tin và hi vọng của mỗi tín hữu Kitô giáo và Chúa Giêsu. Món quà này có ý nghĩa là muốn gửi trao đến cho nhau niềm vui và hi vọng.

      6.2. Thỏ Phục Sinh 

      Theo truyền thuyết, thỏ Phục Sinh sẽ là linh vật giúp phân định xem đâu là những đứa trẻ ngoan và tặng chúng những quả trứng xinh xắn vào đêm muộn trước ngày lễ. Hình ảnh thỏ Phục Sinh đóng vai trò không khác gì thánh Santa Claus – ông già Noel tốt bụng, chuyên đi khắp nơi phát quà cho trẻ em vào đêm Giáng Sinh. Bên cạnh đó, thỏ Phục Sinh cũng là biểu tượng cho sự sinh sôi nảy nở, sức sống dồi dào trong văn hóa phương Tây.

      Hình ảnh chú thỏ gắn liền với một truyền thuyết về Ostara (còn gọi là Eastre) – nữ thần của mùa xuân, người được lấy tên đặt cho tên của lễ Phục Sinh (Easter). Truyền thuyết kể rằng, thần Ostara có lần mang mùa xuân tới Trái đất muộn. Điều này khiến muông thú và mọi vật phải chịu cảnh giá lạnh. Khi Ostara tới, thần vô tình thấy một chú chim sắp chết vì hai cánh bị đóng băng. Cảm thương với loài động vật này, nữ thần bèn giải cứu, biến chú chim thành một con thỏ và giữ nó bên mình làm thú cưng.

      6.3. Nến Phục sinh

      Nến Phục Sinh được đốt lên từ đống lửa ngay trước cửa nhà thờ trong đêm Phục Sinh. Đây là một nghi thức thánh hóa, phong tục lâu đời ở các nước phương Tây. Khi đã đốt sáng, nến sẽ được rước vào trong để thắp sáng nhà thờ trong đêm lễ Phục Sinh. Sau đó, các tín đồ sẽ thắp sáng cây nến của mình từ cây nến Phục Sinh đó. Và cả nhà thờ sẽ rực sáng lung linh trong ánh nến, mọi người cùng đón chờ đêm Phục Sinh tuyệt vời của Chúa.

      Nghi thức thiêng liêng này là biểu tượng và là dấu hiệu của sự sống, chiến thắng được tội lỗi và cái chết. Hình ảnh nến được thắp sáng biểu trưng cho sự sống vĩnh hằng đang lan toả từ cây nến Phục Sinh sang các cây nến khác như sự sống mãnh liệt không ngừng sinh sôi, nảy nở giữa đêm đen. 

       

      5
      /
      5
      (
      1

      bình chọn

      )

      Tải văn bản tại đây

      Gọi luật sư ngay
      Tư vấn luật qua Email
      Đặt lịch hẹn luật sư
      Đặt câu hỏi tại đây
      CÙNG CHUYÊN MỤC
      • Nét đặc sắc của văn hóa Nhật Bản thể hiện rõ nhất là?
      • Hướng dẫn cách cài đặt, sử dụng phần mềm ChemSketch
      • Làm thế nào để chúng ta can đảm hơn trong những lựa chọn của mình?
      • Trong một xã hội đang ngày càng phát triển, bạn cần phải…
      • VietGap là gì? Điều kiện cấp giấy chứng nhận VietGap?
      • Điểm khác biệt giữa ví điện tử và tài khoản ngân hàng
      • Em dâu có được phép mang thai hộ chị chồng không?
      • Cách đăng nhập và đăng xuất tài khoản VnEdu đơn giản
      • Chứng chỉ giáo lý hôn nhân có thời hạn trong bao nhiêu lâu?
      • Thông tin tuyển sinh các trường Công an mới nhất 2023
      • Quan điểm của Phật giáo về việc ly hôn như thế nào?
      • Tổng hợp kiến thức và các dạng bài tập Toán 12 chi tiết
      BÀI VIẾT MỚI NHẤT
      • Thảo luận về cách hành xử phù hợp khi bị bắt nạt hay nhất
      • Các dạng đề thi THPT quốc gia về Người lái đò sông Đà
      • Theo em, vì sao các vương triều Đại Việt quan tâm đến giáo dục khoa cử?
      • Tả quang cảnh một phiên chợ Tết chọn lọc hay nhất lớp 6
      • Qua bài Nói với con, nhà thơ muốn gửi gắm điều gì?
      • Nguồn lương thực chính của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là?
      • Biện pháp có ý nghĩa hàng đầu để bảo vệ đa dạng sinh học của nước ta là?
      • Sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta không có biểu hiện nào dưới đây?
      • Phương thức biểu đạt của bài thơ Khi con tu hú là gì?
      • Đa dạng sinh học: Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 33
      • Đại Việt thời Trần (1226-1400) Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 13
      • Tình trạng đô thị hóa tự phát ở Mĩ La Tinh là do?
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Giáo dục
      • Kinh tế tài chính
      • Cuộc sống
      • Sức khỏe
      • Đảng Đoàn
      • Văn hóa tâm linh
      • Công nghệ
      • Du lịch
      • Biểu mẫu
      • Danh bạ
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Giáo dục
      • Kinh tế tài chính
      • Cuộc sống
      • Sức khỏe
      • Đảng Đoàn
      • Văn hóa tâm linh
      • Công nghệ
      • Du lịch
      • Biểu mẫu
      • Danh bạ


      Tìm kiếm

      Logo

      Hỗ trợ 24/7: 0965336999

      Văn phòng Hà Nội:

      Địa chỉ:  89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

      Văn phòng Miền Trung:

      Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

      Văn phòng Miền Nam:

      Địa chỉ:  227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

      Bản quyền thuộc về Bạn Cần Biết | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!

      Chính sách quyền riêng tư của Bạn Cần Biết