Hiện nay với mục đích để tạo ra quỹ bình ổn hối đoái một cách chủ động đối với một lượng dự trữ ngoại hối để ứng phó với sự biến động của tỉ giá hối đoái,đây còn được biết đến là một hình thức biến tướng của chính sách hối đoái. Vậy lập quỹ dự trữ bình ổn hối đoái là gì? Phương pháp tạo lập như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Lập quỹ dự trữ bình ổn hối đoái là gì?
Quĩ dự trữ bình ổn hối đoái tạm dịch sang tiếng Anh là ” Exchange Stabilization Fund”.
Lập quỹ dự trữ bình ổn hối đoái là một hình thức biến tướng của chính sách hối đoái với mục đích của chính sách này là nhằm tạo ra một cách chủ động một lượng dự trữ ngoại hối để ứng phó với sự biến động của tỷ giá hối đoái.
Thuật ngữ liên quan
– Chính sách ngoại hối là biện pháp mà ngân hàng trung ương hay các cơ quan ngoại hối của Nhà nước trực tiếp tác động vào tỷ giá hối đoái bằng cách dùng nghiệp vụ trực tiếp mua hoặc bán ngoại hối trên thị trường, khi có những biến động mạnh về tỷ giá hối đoái mà Nhà nước cần can thiệp.
– Tỷ giá hối đoái được hiểu là giá cả của một đồng tiền được biểu hiện thông qua một đồng tiền khác.
– Thị trường hối đoái là thị trường trong đó các đồng tiền quốc gia được trao đổi với nhau và tỷ giá hối đoái được xác định, hay nói cách đơn giản là thị trường để đổi đồng tiền trong nước lấy đồng tiền nước ngoài và ngược lại.
Quỹ ổn định hối đoái tiếng anh là Exchange Stabilization Fund đây được hiểu là quỹ của Bộ Tài chính Mỹ hiện nay quỹ này được thành lập ra để ngăn ngừa tình trạng mất ổn định trong thương mại và tài chính quốc tế vào năm 1982, nó đã cung cấp vốn để góp phần ngăn ngừa tình trạng mất khả năng thanh toán của chính phủ Mexico và thanh toán các khoản nợ của nước này. Cùng với Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Quỹ Dự trữ Liên bang Mỹ, quỹ này cũng đã cung cấp đủ tiền để chính phủ Mexico không mất khả năng thanh toán. Trường hợp tương tự đã được thực hiện để cứu Brazil vào năm 1985.
Bên cạnh đó có quỹ ổn định hối đoái đây là loại quỹ được thành lập và cho phép kho bạc Hoa Kỳ can thiệp vào thị trường ngoại hối để gây ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái và theo đó chỉ có ngân hàng trung ương của một quốc gia sẽ thực hiện những hành động như vậy để kiểm soát tỷ giá hối đoái của đồng tiền của họ và do sự kết nối của các loại tiền tệ trong thị trường ngoại hối, biến động trong một loại tiền tệ có thể lây lan để ảnh hưởng đến những đồng tiền khác.
Một trong những đặc điểm chính của quỹ Ổn định là vai trò của nó trong kết hợp với Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF thông qua Quyền rút vốn đặc biệt của Kho bạc và quyền rút vốn đặc biệt SDR đề cập đến một quỹ dự trữ tiền tệ quốc tế được xây dựng từ một rổ tiền tệ của các quốc gia hàng đầu, được hỗ trợ bởi đức tin và tín dụng của chính phủ các nước thành viên. Các quỹ này có thể được thêm vào lượng ngoại tệ hiện có để tác động đến tỷ giá hối đoái. Kho bạc có thể chuyển đổi quỹ SDR thành đô la bằng cách trao đổi chúng với Cục Dự trữ Liên bang, ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ SDR có thể được quy đổi sang USD, vàng hoặc các loại dự trữ quốc tế khác do Fed nắm giữ.
2. Phương pháp tạo lập quỹ dự trữ bình ổn hối đoái:
Cho đến nay, có hai phương pháp tạo lập và sử dụng quĩ dự trữ bình ổn hối đoái:
– Dùng phương pháp phát hành trái phiếu kho bạc bằng tiền trong nước để tạo lập quĩ này:
Khi có luồng tiền tệ nước ngoài chạy vào thì bỏ tiền từ quĩ này ra để mua nhằm hạn chế tỷ giá hối đoái giảm xuống. Khi có hiện tượng ngược lại thì xuất ngoại hối đã mua được của quĩ này ra bán và số bản tệ thu được do bán ngoại hối dùng để mua các trái phiếu kho bạc đã phát hành, do đó ngăn ngừa được hiện tượng tỷ giá hối đoái lên cao.
– Dùng vàng để tạo lập quỹ bình ổn hối đoái:
Trong trường hợp khi có luồng tiền tệ nước ngoài chạy vào nhiều thì bán vàng lấy tiền trong nước để mua ngoại hối nhằm giữ vững tỷ giá hối đoái và trong trường hợp khác, khi cán cân thanh toán quốc tế thiếu hụt, tương tự cũng bán vàng ra thu ngoại tệ vào để cân bằng cán cân thanh toán quốc tế, nhằm ổn định tỷ giá hối đoái. Thực tế cho thấy, tác dụng của quĩ bình ổn tỷ giá hối đoái rất có hạn, vì khi một quốc gia đã bị khủng hoảng về kinh tế và khủng hoảng về ngoại hối thì lượng dự trữ của quĩ bình ổn tỷ giá sẽ giảm đi và không đủ khả năng để điều tiết tỷ giá và quĩ này ít nghiêm trọng và có nguồn tín dụng quốc tế hỗ trợ cho quốc gia đó.
Như vậy chúng ta thấy rằng đây được xem là chính sách của ngân hàng trung ương dùng cách thay đổi tỷ suất chiết khấu của ngân hàng mình để điều chỉnh tỷ giá hối đoái trên thị trường và khi tỷ giá hối đoái lên cao đến mức nguy hiểm, ngân hàng sẽ nâng cao tỷ suất chiết khấu lên để giảm tỷ giá hối đoái xuống. Bởi vì khi ngân hàng nâng cao t ỷ suất chiết khấu dẫn đến lãi suất trên thị trường cũng tăng lên, vốn ngắn hạn trên thị trường thế giới sẽ chạy vào góp phần làm dịu sự căng thẳng của cầu ngoại hối, do đó tỷ giá hối đoái sẽ có xu hướng hạ xuống.
3. Mục đích của quỹ dự trữ hối đoái:
Quỹ dự trữ hối đoái là tập hợp những quỹ tiền bằng các đồng ngoại tệ khác nhau được ngân hàng trung ương và các tổ chức tiền tệ nắm giữ. Ngoại tệ ở đây có thể là đồng đô la, euro, yên và chúng là tài sản của ngân hàng trung ương. Chính phủ hoặc các thể chế tài chính dùng chúng để mua lại các khoản nợ, như mua nội tệ và các khoản tiền gửi dự trữ của ngân hàng thương mại tại ngân hàng trung ương.
Nếu như trước quỹ dự trữ ngoại hối chỉ ở dưới dạng vàng, cụ thể như quỹ dự trữ vàng quốc gia nhưng dưới chế độ hệ thống tỷ giá Bretton Woods, Mỹ đã cố định giá trị của đồng đô la so với vàng và cho phép chuyển đổi từ đô la ra vàng và theo đó do được đảm bảo bằng vàng, người ta bắt đầu dùng đôla để dự trữ. Nhưng sau đó Mỹ bỏ tiêu chuẩn vàng của đô la , tuy nhiên đồng đô la vẫn được người ta thừa nhận và nó vẫn là một đồng tiền quan trọng dùng trong dự trữ quốc gia và ngày nay, không chỉ có đôla mà các đồng tiền có thể tự do chuyển đổi đều được các ngân hàng trung ương sử dụng trong dự trữ ngoại hối của mình.
Mục đích
Ở hệ thống tỷ giá thả nổi, dự trữ hối đoái cho phép ngân hàng trung ương mua lại đồng nội tệ ,thay đổi tài sản để trả nợ. Như vậy dự trữ hối đoái là phương tiện để ngân hàng trung ương ổn định đồng nội tệ chống lại những thay đổi quá mức, bảo vệ hệ thống tiền tệ quốc gia chống lại các cú shock tiền tệ và dự trữ càng lớn được xem là càng mạnh. Nó giúp chính phủ dễ dàng mua lại nội tệ bất cứ lúc nào cần. Dự trữ ít hoặc dữ trữ bị giảm đi là dấu hiệu cho thấy quốc gia đó sắp xảy ra một cuộc khủng hoảng tiền tệ.
Đôi khi Ngân hàng trung ương cho rằng nắm giữ một lượng dự trữ ngoại tệ lớn là một thước đo an toàn và điều này chỉ đúng khi ngân hàng trung ương dùng ngoại tệ làm chỗ dựa cho vị thế đồng nội tệ nhưng thường thì một lượng dự trữ ngoại tệ qúa lớn không phải là một tấm chắn tốt để chống lạm phát nhưng lại khá tốt trong trường hợp chính phủ sử dụng một chính sách đối nghịch: Mua vào một lượng lớn ngoại tệ để giữ cho đồng tiền của mình yếu hơn so với các đồng tiền tương quan.
Một quốc gia có một lượng dự trữ lớn sẽ có khả năng điều khiển thị trường tiền tệ, theo đó nên một mặt chính phủ có thể gây ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Bên cạnh đó việc nắm giữ lượng ngoại tệ lớn cũng phải đánh đổi một chi phí cơ hội lớn với các tổn thất ngân sách cụ thể quasi-fiscal costs của việc nắm giữ qúa nhiều dự trữ ngoại tệ xuất hiện khi tiền lời mà họ nhận được từ các khỏan dự trữ thấp hơn chi phí trung bình họ phải trả cho các chứng khoán nợ đã phát hành. Thêm nữa chính phủ quốc gia nhiều nước thường phải gánh chịu những tổn thất to lớn trong việc quản lý danh mục ngoại tệ dự trữ. Khi khủng hoảng tiền tệ xảy ra và tất cả dự trữ ngoại hối được tung ra hết. Cuối cùng nó lại trở thành chi phí ngân sách. Thậm chí nếu không xảy ra khủng hoảng tiền tệ, thì quốc gia vẫn tốn chi phí ngân sách, giống như nó đã từng xảy ra ở Trung Quốc trong 2 năm 2005 và 2006, khi Trung Quốc nắm giữ một lượng rất lớn tài sản bằng đồng USD nhưng đồng nhân dân tệ lại không ngừng tăng giá .
Về nguyên tắc, ngân hàng trung ương không chịu trách nhiệm điều tiết sự biến động của tỷ giá thả nổi, nhưng khủng hoảng ngoại hối trầm trọng làm cho đồng tiền của các nước ngày một mất giá, tỷ giá ngoại hối biến động lớn đã ảnh hưởng đến sản xuất và lưư thông hàng hóa, vì vậy các nước đã lập ra quỹ bình ổn hối đoái để điều tiết tỷ giá của đồng tiền nước mình.