Như chúng ta đã biết thì vốn là điểu kiện tiên quyết mà tất cả các doanh nghiệp khi thành lập và hoạt động đều rất quan tâm tới. Theo đó việc thực hiện các biện pháp để lập kế hoạch nguồn vốn lưu động là rất cần thiết để nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp. Vậy lập kế hoạch nguồn vốn lưu động định mức là gì? Nội dung và kết cấu?
Mục lục bài viết
1. Lập kế hoạch nguồn vốn lưu động định mức là gì?
Vốn lưu động trong tiếng Anh được gọi là Working Capital.
Lập kế hoạch nguồn vốn lưu động định mức là xác định vốn lưu động định mức và khả năng đảm bảo để đáp ứng vốn lưu động trong doanh nghiệp. Lập kế hoạch nguồn vốn lưu động định mức là cơ sở để tổ chức quản lí và có biện pháp sử dụng vốn lưu động một cách hợp lí nhất.
Công ty cần phải phân tích chính xác các chỉ tiêu tài chính của kỳ trước, những biến động chủ yếu trong vốn lưu động, mức chênh lệch giữa kế hoạch và thực hiện về nhu cầu vốn lưu động ở các kỳ trước. Tiếp đó, dựa trên nhu cầu vốn lưu động đã xác định, công ty cần lên kế hoạch huy động vốn: xác định khả năng tài chính hiện tại của công ty; số vốn còn thiếu; so sánh chi phí huy động vốn từ các nguồn tài trợ để tài trợ để lựa chọn kênh huy động vốn phù hợp, kịp thời, tránh tình trạng thừa vốn, gây lãng phí hoặc thiếu vốn làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của công ty, đồng thời hạn chế rủi ro có thể xảy ra.
Khi lập kế hoạch vốn lưu động, công ty phải căn cứ vào kế hoạch vốn kinh doanh đảm bảo cho phù hợp với tình hình thực tế thông qua việc phân tích, tính toán các chỉ tiêu kinh tế, tài chính của kỳ trước cùng với những dự đoán về tình hình hoạt động kinh doanh, khả năng tăng trưởng trong năm tới và những dự kiến về sự biến động của thị trường.
2. Nội dung và kết cấu nguồn vốn lưu động định mức:
Nội dung và kết cấu của kế hoạch nguồn vốn lưu động gồm:
Phần 1: Định mức vốn lưu động
Phần này phản ánh từng khoản vốn lưu động định mức và tình hình luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch, năm báo cáo.
+ Căn cứ vào kết quả xác định vốn lưu động định mức cho từng khâu.
+ Ngoài ra còn tính tổng mức luân chuyển, kì luân chuyển bình quân, số lần luân chuyển trong năm kế hoạch, năm báo cáo.
– Phần 2: Nguồn vốn lưu động định mức
Phần này so sánh giữa nhu cầu vốn lưu động đã xác định được ở phần I với khả năng nguồn vốn lưu động đã được kế hoạch hoá có tính chất bền vững và thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp để xác định số vốn lưu động thiếu, thừa từ đó mà có định hướng giải quyết.
+ Nếu thừa vốn: Doanh nghiệp xem xét khả năng để mở rộng kinh doanh hoặc đầu tư mua cổ phiếu, trái phiếu nhằm kiếm lời.
+ Nếu thiếu vốn:
Huy động vốn từ nội bộ doanh nghiệp (từ lợi nhuận bổ sung, từ quĩ đầu tư phát triển, từ các khoản nợ hợp pháp…).
Huy động vốn từ bên ngoài qua hình thức liên doanh liên kết, phát hành cổ phiếu và trái phiếu, vay trong và ngoài nước…
Thuật ngữ liên quan
– Vốn lưu động là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành nên các tài sản lưu động thường xuyên cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
– Vốn lưu động thuần hay vốn lưu động thường xuyên là chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn.
3. Ý nghĩa của vốn lưu động:
Nếu vốn lưu động có giá trị dương, chứng tỏ:
+ Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp có nhiều hơn so với các khoản nợ ngắn hạn.
+ Hoạt động sản xuất, duy trì của doanh nghiệp diễn ra thuận lợi.
+ Doanh nghiệp dễ dàng thực hiện chuyển đổi các loại tài sản ngắn hạn thành tiền mặt để thanh toán các khoản nợ tới hạn.
Nếu vốn lưu động có giá trị âm, chứng tỏ:
+ Các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp đang nhiều hơn so với tài sản ngắn hạn.
+ Không thể thanh toán nợ công ty cho dù chuyển đổi hết các tài sản ngắn hạn thành tiền. Việc này kéo dài có khả năng khiến doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản.
4. Các biện pháp đê sử dụng vốn lưu động hiệu quả:
Xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động của công ty
Công ty cần phải phân tích chính xác các chỉ tiêu tài chính của kỳ trước, những biến động chủ yếu trong vốn lưu động, mức chênh lệch giữa kế hoạch và thực hiện về nhu cầu vốn lưu động ở các kỳ trước. Tiếp đó, dựa trên nhu cầu vốn lưu động đã xác định, công ty cần lên kế hoạch huy động vốn: xác định khả năng tài chính hiện tại của công ty; số vốn còn thiếu; so sánh chi phí huy động vốn từ các nguồn tài trợ để tài trợ để lựa chọn kênh huy động vốn phù hợp, kịp thời, tránh tình trạng thừa vốn, gây lãng phí hoặc thiếu vốn làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của công ty, đồng thời hạn chế rủi ro có thể xảy ra.
Khi lập kế hoạch vốn lưu động, công ty phải căn cứ vào kế hoạch vốn kinh doanh đảm bảo cho phù hợp với tình hình thực tế thông qua việc phân tích, tính toán các chỉ tiêu kinh tế, tài chính của kỳ trước cùng với những dự đoán về tình hình hoạt động kinh doanh, khả năng tăng trưởng trong năm tới và những dự kiến về sự biến động của thị trường.
Chủ động khai thác và sử dụng nguồn vốn kinh doanh và vốn lưu động
Trong điều kiện doanh nghiệp hoạt động được chủ yếu bằng các nguồn vốn huy động từ bên ngoài thì để giảm thiểu chi phí sử dụng vốn, công ty nên linh hoạt tìm các nguồn tài trợ với lãi suất phù hợp. Một số nguồn công ty có thể xem xét huy động như:
– Vay ngân hàng: Trong những năm gần đây, đứng trước nhu cầu đòi hỏi về vốn thì đây là một nguồn cung cấp vốn quan trọng. Nguồn vốn tín dụng ngân hàng thực chất là vốn bổ sung chứ không phải nguồn vốn thường xuyên tham gia và hình thành nên vốn lưu động của công ty. Mặt khác, công ty cũng nên huy động nguồn vốn trung và dài hạn vì việc sử dụng vốn vay cả ngắn, trung và dài hạn phù hợp sẽ góp phần làm giảm khó khăn tạm thời về vốn, giảm một phần chi phí và tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, để huy động được các nguồn vốn từ ngân hàng thì công ty cũng cần phải xây dựng các phương án kinh doanh, các dự án đầu tư khả thi trình lên ngân hàng, thanh toán các khoản nợ gốc và lãi đúng hạn, xây dựng lòng tin ở các ngân hàng.
– Nguồn vốn liên doanh, liên kết: Đây là hình thức hợp tác mà qua đó các doanh nghiệp không những tăng được vốn cho hoạt động kinh doanh mà còn học tập được kinh nghiệm quản lý, tiếp thu được tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ.
– Vốn chiếm dụng: Thực chất đây là các khoản phải trả người bán, người mua trả tiền trước, các khoản phải trả khác. Đây không thể được coi là nguồn vốn huy động chính nhưng khi sử dụng khoản vốn này công ty không phải trả chi phí sử dụng, nhưng không vì thế mà công ty lạm dụng nó vì đây là nguồn vốn mà doanh nghiệp chỉ có thể chiếm dụng tạm thời.
Có biện pháp sử dụng có hiệu quả vốn bằng tiền tạm thời nhàn rỗi
Phân tích cho thấy, vốn bằng tiền của một công ty nhập khẩu sô-cô-la chiếm tỷ trọng tương đối lớn (22,37% vốn lưu động). Chính vì vậy việc tổ chức quản lý và sử dụng vốn bằng tiền có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của công ty nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng. Trong năm 2008, lượng tiền của công ty tập trung chủ yếu tại ngân hàng (1 tỉ 510 triệu chiếm tỷ trọng 92,6%). Với số tiền gửi ngân hàng lớn như vậy, công ty đã đánh mất cơ hội đầu tư cho các hoạt động khác hứa hẹn nhiều lợi nhuận như kinh doanh tài chính, bất động sản…
Có biện pháp phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra
Những rủi ro bất thường trong kinh doanh như: nền kinh tế lạm phát, giá cả thị trường tăng,… là những yếu tố khó dự đoán trước. Vì vậy, để hạn chế phần nào những tổn thất có thể xảy ra, công ty cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa để khi vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng bị hao hụt, công ty có thể có ngay nguồn bù đắp, đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục. Cụ thể, các biện pháp mà công ty có thể áp dụng là: