Lập kế hoạch hưu trí là hoạt động được nhiều người lựa chọn thực hiện. Trên thực tế, nhiều người đã đưa ra ý tưởng cho bản thân về những hoạt động sẽ làm. Tuy nhiên, với một kế hoạch tổng thể được tạo ra sẽ là nền tảng tốt nhất. Lập kế hoạch hưu trí là gì? Vai trò và cách tiếp cận khi lập kế hoạch hưu trí.
Mục lục bài viết
1. Lập kế hoạch hưu trí là gì?
Khái niệm
Lập kế hoạch hưu trí được hiểu trong tiếng Anh được gọi là Retirement Planning.
Hiểu theo cách đơn giản nhất, lập kế hoạch hưu trí là lập kế hoạch để chuẩn bị cho cuộc sống sau khi nghỉ hưu. Bao gồm các khía cạnh để bảo đảm tài chính và các khía cạnh khác trong cuộc sống. Trong thực tế, các kế hoạch dự định làm trong tương lai rất đa dạng. Do đó, tùy thuộc vào mỗi người mà các nội dung của kế hoạch là không giống nhau.
Tuy nhiên, sau khi nghỉ hưu, các khoản thu nhập cố định qua lao động sẽ thay đổi. Và để thực hiện các hoạt động đó được dễ dàng hơn, nội dung bài viết sẽ chủ yếu đề cập đối với xây dựng các kế hoạch về tài chính.
Các nội dung cần xác định khi lập kế hoạch hưu trí.
Mỗi chúng ta đều cần thiết phải xác định mục tiêu tài chính khi nghỉ hưu. Muốn được như vậy, cần xác định những hoạt động, quyết định cần thiết để đạt được những mục tiêu đó. Các dòng tiền tiết kiệm cho tương lai và các khoản thu nhập hưu trí là cơ sở để xác định mục tiêu thu nhập khi nghỉ hưu đã đạt được hay chưa.
Lập kế hoạch hưu trí về cơ bản bao sẽ bao gồm:
– Xác định khoản tiết kiệm, các nguồn thu nhập ổn định và các khoản khác: Đây là tài sản bạn có để dùng sau khi nghỉ hưu.
– Ước tính các khoản chi tiêu. Bao gồm các chi tiêu cơ bản, cố đinh phục vụ cuộc sống hằng ngày; Các khoản dành cho du lịch, giải trí. Các khoản phát sinh khác;…
– Thực hiện chương trình tiết kiệm; Quản lí rủi ro về tài sản. Có những khoản riêng dùng đột xuất khi có sự cố phát sinh; Đề phòng rủi ro; Dự định tài sản thừa kế sẽ dành cho người thân; Tài sản thực hiện các công tác xã hội; Hoạt động vì cộng đồng.
Ý nghĩa của việc lập kế hoạch hưu trí.
Các kế hoạch cho tương lai cần có sự chuẩn bị và đầu tư. Bởi vậy, lập kế hoạch hưu trí là một quá trình lâu dài. Bạn có thể bắt đầu lên kế hoạch bất cứ khi nào. Nhưng chúng hoạt động tốt nhất nếu bạn có kế hoạch tài chính ngay từ đầu. Đó là cách tốt nhất để đảm bảo bạn được nghỉ hưu một cách an toàn, chủ động và hạnh phúc.
Khi xác định rõ kế hoạch cho tương lai, chúng ta sẽ làm chủ cuộc sống của mình sau khi nghỉ hưu. Sống vui, sống khỏe và sống có ích.
2. Vai trò lập kế hoạch hưu trí:
– Giúp xác định nguồn tài chính, giá trị tài sản muốn có dựa trên cơ sở thu nhập hiện tại.
Các kế hoạch phải được thực hiện dựa trên các cơ sở thu nhập trong thực tế. Bạn chọn cách sống và cuộc sống như thế nào? Thu nhập thực tế cũng sẽ ảnh hưởng đến những dự định đó rất nhiều.
Khi còn đang trong độ tuổi lao động. Phải xác định các khoản đầu tư cho tương lai. Đó có thể là các khoản chi cho bảo hiểm. Các khoản tiết kiệm. Các khoản đầu tư thu về lợi nhuận định kỳ;… Hoặc những khoản thu nhập khác không cố định.
Trong thời gian nghỉ hưu. Chúng ta lựa chọn dừng thực hiện các hoạt động lao động thường xuyên. Do đó mà các công việc tạo ra nguồn thu nhập chính không còn. Tuy nhiên, có thể xác định các nguồn thu nhập thêm trong thời gian này như: Các khoản đầu tư tìm kiếm lợi nhuận, Các khoản gửi tiết kiệm lấy lãi; Cho thuê tài sản; Người thân biếu, tặng;…
– Sử dụng tài chính trong những hoạt động, công việc gì? Sử dụng ra sao?
Đó là việc xác định các khoản chi thường xuyên và các khoản phát sinh trong cuộc sống sau khi nghỉ hưu.
Đầu tiên phải kể đến là chi phí sinh hoạt hằng ngày: Xác định các khoản chi tiêu cố định như tiền nhà, tiền dịch vụ; Các khoản chi tiêu thường xuyên: Tiền ăn, tiền sinh hoạt;…
Các khoản phát sinh trong những dịp đặc biệt: cho con cháu, đám hiếu, đám hỉ;…
Các khoản trả nợ, lãi vay; các nghĩa vụ tài chính phải thực hiện;…
Các khoản dùng trong du lịch, giải trí, cải thiện đời sống,…
Các khoản công tác xã hội: ủng hộ, công tác thiện nguyện;…
– Giúp chúng ta có thể làm chủ cuộc sống sau khi nghỉ hưu. Thực hiện chương trình tiết kiệm.
Lập kế hoạch hưu trí giúp chúng ta xác định các hoạt động cần thực hiện; các khoản cần chi tiêu. Từ đó tạo cơ sở xác định nguồn tài chính cơ bản. Điều đó giúp chúng ta tự làm chủ cuộc sống của mình. Việc lập kế hoạch sớm tạo động lực trong chi tiêu khoa học, đầu tư và tiết kiệm cho tương lai. Nhiều người muốn chọn cho mình một cuộc sống đơn giản nhất, các kế hoạch hưu trí cũng đáp ứng được các đòi hỏi đó.
– Tạo ý nghĩa cho cuộc sống hưu trí.
Mọi người luôn cố gắng chăm chỉ làm việc khi còn trẻ. Cũng như thường ít có thời gian để chăm sóc cũng như yêu bản thân mình. Khi nghỉ hưu chính là khoảng thời gian thích hợp để thực hiện các dự định. Để cuộc sống hưu trí được trọn vẹn và không tiếc nuối, chúng ta cần có những dự định đầy đủ và ý nghĩa nhất, Cùng với nguồn tài chính phù hợp nhất cho các dự định của mình. Với các kế hoạch chi tiết, đầy đủ có thể tạo các động lực để làm việc, tìm kiếm thu nhập và tiết kiệm, đầu tư cho tương lai. Các dự định đặt ra được thực hiện đầy đủ và chọn vẹn. Nhờ đó mà cuộc sống hưu trí trở lên ý nghĩa hơn.
3. Cách tiếp cận khi lập kế hoạch hưu trí:
– Tiếp cận trên cơ sở từ các khía cạnh phi tài chính.
Các khía cạnh phi tài chính cũng tạo ra những ảnh hưởng nhất định. Một cách tiếp cận toàn diện để lập kế hoạch hưu trí là xem xét tất cả các khía cạnh.
Bao gồm các lựa chọn lối sống như sống ở đâu. Giá cả khu vực sống sẽ ảnh hưởng đến chi phí sinh hoạt, các hoạt động liên quan. Cần cân đối với tài chính bạn có. Hay cách sống bạn lựa chọn cũng ảnh hưởng rất nhiều đến nguồn tài chính.
Khi nào thì nghỉ việc hoàn toàn… Nghỉ việc sớm hay muộn cũng tạo ra các ý nghĩa nhất định trong kế hoạch hưu trí. Nếu nghỉ hưu sớm, nghĩa là thời gian lao động, kiếm tiền ngắn hơn. Như vây để cuộc sống hưu trí được chủ động bạn cần cố gắng và lỗ lực hơn gấp nhiều lần. Tuy nhiên nghỉ hưu sớm bạn cũng có nhiều thời gian hơn để làm các công việc mà mình yêu thích. Có sức khỏe tốt hơn để thực hiện cuộc sống hưu trí có ý nghĩa cho bản thân và gia đình.
– Tiếp cận trên cơ sở của khía cạnh về tài chính.
Đây là cơ sở trực tiếp ảnh hưởng đến các nội dung kế hoạch hưu trí. Tài chính của bạn được đánh giá như thế nào trong khoảng thời gian lao động.. Cách bạn phân bổ cho các chi tiêu là gì? Các khoản bạn dùng trong tiết kiệm và đầu tư cho tương lai là bao nhiêu? Nếu các khoản tài chính cho tương lai có giá trị cao sẽ giúp bạn làm chủ cuộc sống mà bạn muốn sau khi nghỉ hưu.
Trong khoảng thời gian đang làm việc, căn cứ vào thời gian và thu nhập thực tế để xác định các khoản tiết kiệm tối đa cho tương lai. Khi đó, cuộc sống sau nghỉ hưu sẽ được trang bị bởi khoản tài chính tiết kiệm được.
– Xác định mục tiêu cuộc sống sau nghỉ hưu là gì?
Với mỗi người, mục tiêu này là khác nhau. Kế hoạch hưu trí sẽ là khác nhau trong từng giai đoạn sống khác nhau. Và là khác nhau đối với các chủ thể khác nhau.
Sau khi nghỉ hưu, có người dừng hoàn toàn các hoạt động tìm kiếm lợi nhuận hay thu nhập khác. Họ dùng các khoản tiền họ có để phục vụ cho cuộc sống hưu trí. Có người vẫn hoạt động lao động không thường xuyên để tìm kiếm các lợi nhuận. Các yếu tố này được ảnh hưởng bởi các mục tiêu họ muốn thực hiện trong cuộc sống của họ.
Nhiều người muốn làm nhiều hơn để giúp con cái và người thân; nhiều người lại muốn làm mới cuộc sống của mình.
Hoặc phụ thuộc vào các giai đoạn của độ tuổi, giới tính. Khi mới đi làm, nhiều người xác định kế hoạch là dành đủ tiền để nghỉ hưu. Trong thời gian giữa sự nghiệp, có thể đặt ra các mục tiêu thu nhập hay tài sản cụ thể và thực hiện các bước để đạt được chúng.
Khi tới tuổi nghỉ hưu, bạn sẽ chuyển từ tích luỹ tài sản sang giai đoạn phân phối tài sản. Các khoản tiết kiệm của bạn đang sẽ được dùng để chi trả cho cuộc sống.
Như vậy có thể thấy rằng lập kế hoạch hưu trí là cần thiết cho tất cả mọi người.
– Lập kế hoạch hưu trí liên quan tới các chiến lược nhằm tiết kiệm, đầu tư và phân bổ tiền một cách hợp lí để tạo nguồn tài chính khi về hưu. Đó là duy trì, làm mới cuộc sống khi về hưu.
– Lập kế hoạch hưu trí là sự căn cứ vào tài sản và thu nhập để xác định mục tiêu cuộc sống. Bên cạnh các xem xét sự phụ thuộc vào các chi phí, các khoản nợ phải trả trong tương lai và tuổi thọ.
– Các kế hoạch được lập chi tiết và phù hợp nhất khi có thời gian chuẩn bị hợp lý. Do đó, không bao giờ là quá sớm hay quá muộn để bắt đầu. Tuy nhiên lời khuyên đưa ra là các kế hoạch này được lập càng sớm càng tốt.