Lập dự toán thuế là gì? Yêu cầu và căn cứ lập dự toán thuế? Lập dự toán thuế để làm gì? Mục tiêu, yêu cầu kiểm toán quản lý thuế trong kiểm toán ngân sách địa phương?
Hiện nay đối với việc thực hiện các hoạt động thu thuế của cơ quan thuế hằng năm công việc không thể thiếu và rất quan trọng đó phải kể tới việc lập dự tóa về thuê, bởi nếu như không có dự toán về thuế thì sẽ rất dễ dẫn tới tình trạng không thực hiện đúng chỉ têu về thuế đưa ra ban đầu.
Mục lục bài viết
1. Lập dự toán thuế là gì?
Lập dự toán thuế tạm dịch sang tiếng Anh là Tax estimate.
Lập dự toán thuế thực chất là việc tính toán xác định các chỉ tiêu tổng hợp, chi tiết về số thu thuế trong năm kế hoạch và các biện pháp để tổ chức thực hiện các chỉ tiêu đó.
2. Yêu cầu và căn cứ lập dự toán thuế:
Lập dự toán thuế phải bảo đảm các yêu cầu sau:
– Dự toán thuế phải tổng hợp theo từng lĩnh vực thu, chi tiết theo từng sắc thuế;
– Dự toán thuế phải được lập đúng biểu mẫu, nội dung và thời hạn qui định;
– Dự toán thuế phải kèm theo báo cáo thuyết minh rõ cơ sở, căn cứ tính toán. Để bảo đảm tính tiên tiến và hiện thực của các chỉ tiêu được xác lập trong dự toán thuế,.
Lập dự toán thuế phải dựa trên những căn cứ sau:
– Thứ nhất, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng – an ninh; các chỉ tiêu cụ thể của năm kế hoạch.
Nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng – an ninh của Nhà nước trong từng thời kì và trong năm kế hoạch vừa là nền tảng cơ sở và vừa đặt ra mục tiêu cho việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội nói chung và xây dựng dự toán thuế nói riêng.
Các chỉ tiêu cụ thể của kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm kế hoạch; đặc biệt là tốc độ tăng trưởng kinh tế của toàn bộ nền kinh tế quốc dân và của từng địa phương, tốc độ tăng trưởng của từng ngành và từng lĩnh vực kinh tế – xã hội là căn cứ vừa để xác định yêu cầu và vừa để xác định khả năng về nguồn thu thuế tập trung vào ngân sách nhà nước năm kế hoạch.
– Thứ hai, các chính sách chế độ về thuế và thu ngân sách nhà nước như Luật ngân sách nhà nước, luật thuế, pháp lệnh thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Các chính sách chế độ về thuế và thu ngân sách nhà nước hiện hành là căn cứ pháp lí quan trọng nhất cho việc tính toán xác định các chỉ tiêu của dự toán thuế.
– Thứ ba, thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về lập dự toán ngân sách nhà nước, hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân các cấp về lập dự toán ngân sách ở địa phương.
– Thứ tư, số kiểm tra về dự toán thuế do cơ quan có thẩm quyền thông báo.
– Thứ năm, tình hình thực hiện dự toán thuế một số năm liền kề.
3. Lập dự toán thuế để làm gì?
4. Mục tiêu, yêu cầu kiểm toán quản lý thuế trong kiểm toán ngân sách địa phương:
Kiểm toán quản lý thuế là một bộ phận trong kiểm toán ngân sách địa phương, nên yêu cầu phải hướng đến mục tiêu chung của cuộc kiểm toán tiền, tài sản, ngân sách nhà nước tại địa phương, đó là: Đánh giá tính trung thực, khách quan của Báo cáo quyết toán ngân sách; Đánh giá việc tuân thủ pháp luật trong quản lý, điều hành ngân sách nhà nước; Đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước. Theo đó, mục tiêu của kiểm toán quản lý thuế cụ thể như sau:
– Xác nhận tính đúng đắn, trung thực, hợp lý của báo cáo quyết toán thu ngân sách nhà nước, cung cấp thông tin để Hội đồng nhân dân các cấp phê chuẩn Báo cáo quyết toán thu ngân sách nhà nước. Đây là mục tiêu cơ bản của loại hình kiểm toán xác nhận, để thực hiện mục tiêu này cần phải tổ chức phối hợp với kiểm toán tại Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước, Cục thuế.
– Đánh giá việc tuân thủ Luật Ngân sách Nhà nước, Luật kế toán, các Luật thuế, Luật quản lý thuế và văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan trong quản lý, điều hành thu ngân sách nhà nước của cơ quan Thuế và các cơ quan chức năng tại địa phương.
– Thông qua hoạt động kiểm toán, chỉ ra các bất cập, tồn tại về chính sách thuế và cơ chế quản lý thuế để kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấn chỉnh, sửa đổi, ban hành mới kịp thời hoặc bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế và quản lý thuế nhằm góp phần động viên đầy đủ, kịp thời và đúng đối tượng các nguồn thu cho NSNN.
– Đánh giá việc tuân thủ pháp luật về thuế, quản lý thuế và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao đối với cơ quan quản lý thuế; chỉ ra các thiếu sót, sai phạm để xác định trách nhiệm của tập thể và cá nhân có liên quan.
– Đánh giá tính kinh tế, tính hiệu quả, hiệu lực của hoạt động quản lý thuế.
– Ngoài ra, theo tình hình thực tế của thời kỳ kiểm toán, niên độ kiểm toán tại địa phương, có thể xác định các mục tiêu kiểm toán cụ thể khác, như tình hình quản lý, sử dụng đất đai, thu tiền sử dụng đất, thuê đất, tình hình quản lý tài nguyên khoáng sản,..