Lãnh đạo là quá trình được thực hiện bởi con người. Trong đó quan tâm đến yếu tố trong kỹ năng dẫn dắt và thực hiện chiến lược. Đảm bảo cho thực hiện các hoạt động trong doanh nghiệp hướng đến phát triển kinh tế nói chung. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu lãnh đạo là gì? Phân loại lãnh đạo? Phân biệt với quản lý?
Mục lục bài viết
1. Lãnh đạo là gì?
Lãnh đạo mang đến một chức danh đối với người thực hiện công việc chuyên môn. Trong đó, năng lực, trình độ và kỹ năng cần được đảm bảo. Thể hiện với các dẫn dắt và phân chia thực hiện công việc trong chiến lược chung. Từ đó mang đến các ảnh hưởng đối với từng cá nhân thực hiện. Cũng như phản ánh các năng lực tài giỏi của họ thông qua kết quả của các công việc được thực hiện.
Đây là hành vi của cá nhân hay nhóm người với các quy mô khác nhau của tổ chức. Nhằm hướng tới mục tiêu chung mà các thành viên hướng đến. Bên cạnh là nhu cầu trong tìm kiếm lợi nhuận, phát triển quy mô doanh nghiệp. Mục tiêu của lãnh đạo là cá nhân hoặc nhóm sẽ tự nguyện và hăng hái thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức. Và người lãnh đạo cần có tố chất để công việc dẫn dắt thực hiện hiệu quả.
Tính chất yêu cầu trong tổ chức.
Một tổ chức bao giờ cũng gồm nhiều người. Mỗi một cá nhân có cá tính riêng, hoàn cảnh riêng và vị trí khác nhau. Từ đó mà cần thiết các phối hợp trong giải quyết công việc, bên cạnh các nhiệm vụ được phân chia cụ thể. Hướng đến tìm kiếm các giá trị chung trong chiến lược.
Nhiệm vụ của lãnh đạo là phải biết động cơ và hành vi của những người dưới quyền. Biết cách động viên, điều khiển, lắng nghe và khai thác. Đặc biệt mang đến giá trị trong hoạt động thực hiện. Để nhân viên thấy được tài năng khi định hướng và phân chia công việc của mình. Đảm bảo cho nhân viên phát triển các thế mạnh cũng như nhận được lợi ích xứng đáng.
Lãnh đạo hướng đến tác động lên những người khác. Lãnh đạo xuất sắc có khả năng đưa công ty đến thành công dù kế hoạch và tổ chức chưa thật tốt. Nhưng sẽ chắc chắn thất bại nếu lãnh đạo kém. Mang đến các giá trị đóng góp trong kỹ năng và năng lực. Từ đó giúp doanh nghiệp khẳng định được các giá trị. Đồng thời mang đến chất lượng của công việc với sự tôn trọng và kính phục từ nhân viên.
2. Đặc điểm của nhà lãnh đạo hiệu quả:
Một nhà lãnh đạo hiệu quả có các đặc điểm sau:
– Sự tự tin, kỹ năng giao tiếp và quản lý mạnh mẽ. Thể hiện với các kỹ năng mềm bên cạnh khéo léo thể hiện năng lực cũng như trình độ chuyên môn.
– Tư duy sáng tạo và đổi mới. Hướng đến các ứng dụng cũng như đảm bảo đáp ứng các nhu cầu mới. Cần thiết trong thời kỳ của nhu cầu ngày càng tăng cao.
– Kiên trì đối mặt với thất bại, sẵn sàng chấp nhận rủi ro, cởi mở để thay đổi. Có thất bại hay tổn thất ban đầu để xây dựng nền tảng. Từ đó tìm kiếm các cơ hội và thành công về sau.
– Chững chạc và phản ứng trong thời gian khủng hoảng. Ổn định trong tiến hành các quyết định.
Lãnh đạo hay còn được biết đến với cụm từ Leadership.
3. Phân loại lãnh đạo:
Có nhiều cách phân loại với nhiều hướng tiếp cận khác nhau.
3.1. Phân loại theo cách tiếp cận toàn diện:
– Lãnh đạo theo phong cách chuyển tác. Mang đến tính chất trao đổi trong thực hiện công việc. Khi đó, người lao động nhận được các lợi ích xứng đáng. Bên cạnh đó là khen thưởng. Nhờ các lợi ích nắm giữ mà người lao động cần, họ sẽ nhận được các sự phục tùng trong công việc. Trong đó, các lợi ích được thể hiện với thước đo trong năng suất làm việc, sự nỗ lực và lòng trung thành.Từ đó thúc đẩy động lực và cảm xúc tích cực của nhân viên bằng cách đưa ra tầm nhìn tương lai.
– Phong cách lãnh đạo ủy thác. Người lãnh đạo rất thụ động, mang đến các vai trò cao cho nhân viên. Từ đó cũng tạo ra các áp lực nhất định. Không có một động thái nào để kích thích sự tích cực đối với nhân viên. Khi người nhân viên phải thực hiện các công việc với nghĩa vụ một cách đầy áp lực. Không được các theo sát từ phía lãnh đạo để động viên, khích lệ kịp thời. Thậm chí người lãnh đạo còn phó thác trách nhiệm của mình và giao phó toàn bộ trách nhiệm cho nhân viên.
3.2. Phân loại lãnh đạo theo đặc điểm cá nhân:
Thể hiện với tố chất chính là một đặc điểm cá nhân. Họ có khả năng trong các mối quan hệ và cách thức xây dựng chúng. Từ đó đảm bảo với thể hiện tố chất lãnh đạo trong các công việc giải quyết thực tế. Nhà lãnh đạo tài giỏi cũng mang đến những đặc điểm thể hiện khác với người bình thường. Và mang đến thể hiện đó trong cách thức giải quyết của họ trong cuộc sống.
Hạn chế: Không xét đến những ảnh hưởng đến từ yếu tố nhân viên. Lãnh đạo phải đảm bảo mang đến các hiệu quả một cách linh hoạt. Thông qua năng lực cũng như kinh nghiệm trong thực tế. Bởi vậy mà các bẩm sinh chỉ tập trung nhấn mạnh tố chất lãnh đạo cơ bản. Là yếu tố thúc đẩy góp phần lãnh đạo thành công một tổ chức. Bên cạnh các yêu cầu cần thiết khác như đào tạo, kinh nghiệm…
3.3. Tiếp cận theo hành vi:
Hành vi của nhà lãnh đạo là gợi ý nhằm khơi gợi hành vi, quyết định mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao của nhân viên trong tổ chức. McGregor đã đề xuất hai mô hình lý thuyết X và lý thuyết Y. Cũng thể hiện theo mức độ tương ứng thể hiện từ thực tế. Theo đó:
– Giả định của Lý thuyết X là nhân viên không thích công việc và sẽ tìm cách né tránh nếu có thể. Hành vi quản lý bao gồm ép buộc nhân viên, không có sự tự nguyện và hăng hái khi thực hiện công việc. Tức là mang đến các cách thức ứng xử trên thực tế.
– Lý thuyết Y giả định nhân viên xem công việc như kinh nghiệm tích cực khi được tạo điều kiện thuận lợi. Hành vi quản lý bao gồm ủng hộ tích cực, khuyến khích và khen thưởng. Khi nhân viên đảm bảo chất lượng và thành tích, họ xứng đáng nhận được các lợi ích tương ứng.
3.4. Tiếp cận theo tình huống:
Lãnh đạo hiệu xảy ra khi nhà lãnh đạo thấy được khả năng của nhân viên trong những tình huống cụ thể. Mang đến các giá trị đo lường được từ khả năng của nhân viên. Đưa ra những hành vi lãnh đạo phù hợp trong những tình huống ấy. Phản án cho các thuận lợi và điều kiện cần thiết để nhân viên thực hiện công việc. Vừa đảm bảo hiệu quả của tính chất của hoạt động lãnh đạo được thực hiện.
Cách tiếp cận theo tình huống mặc dù có thể thuyết minh được một số lý do về phong cách lãnh đạo hiệu quả. Thế nhưng vẫn còn rất nhiều hạn chế vì không đưa ra được nhận định tổng quát. Cũng không mang đến được kinh nghiệm thực tế ứng với các năng lực cần thiết.
4. Phân biệt lãnh đạo với quản lý:
Trong công việc, phạm vi quyền hạn giữa lãnh đạo và quản lý khác nhau.
– Nhà lãnh đạo là những người nghĩ ý tưởng, nhà quản lý thực thi các ý tưởng ấy. Trong chiến lược và chính sách được xây dựng, nhà lãnh đạo tiên phong trong tìm kiếm cách thức hiệu quả triển khai. Trong công ty doanh nghiệp hay tổ chức thì nhà lãnh đạo có vai trò định hướng về các mục tiêu và tầm nhìn của công ty doanh nghiệp đó. Mang đến các vai trò quan trọng hàng đầu trong tổ chức thực hiện và giám sát. Họ luôn hướng đến một bức tranh lớn hơn và đưa ra những cách thức mới để hiện thực hóa những tầm nhìn.
– Quản lý thực hiện các ý tưởng lớn cho các nhà lãnh đạo. Làm những công việc cụ thể hơn. Xây dựng các bước chi tiết để hoàn thành mục tiêu và chỉ định nhân sự cụ thể thực hiện các kế hoạch đó. Trong đó đảm bảo những ý tưởng cụ thể được triển khai trên thực tế.
Vai trò đối với công việc.
– Nhà lãnh đạo luôn cần tìm ra hướng đi mới, tìm ra sự khác biệt. Đồng nghĩa với chấp nhận những rủi ro trong các kế hoạch công việc như một chuyện hiển nhiên. Mang đến các trách nhiệm cho tính chất yêu cầu cao hơn của hoàn thành công việc.
– Nhà quản lý có nhiệm vụ giảm thiểu những rủi ro ở mức tối thiểu. Thông qua các hoạt động trong quản lý nhỏ hơn. Mang đến sự dễ dàng cần thiết hơn trong xác định và phân chia nhiệm vụ, công việc. Thực hiện triển khai các kế hoạch cũng như quản lý nhóm nhân viên. Hướng đến các thành công trong thực hiện cụ thể các công việc của nhân viên trong quản lý.
Với nhân viên.
– Người lãnh đạo luôn là người truyền cảm hứng, động lực cho nhân viên. Mang đến sự ngưỡng mộ trong phong cách thực hiện công việc. Đảm bảo trong tính chất rộng hơn đối với triển khai chiến lược lớn trên thực tế.
– Quản lý lại là người trực tiếp bên cạnh, có tác động trực tiếp tương tác với nhân viên. Giám sát thúc đẩy quá trình làm việc và kết quả của nhân viên. Phản ánh hiệu quả đối với mảng quản lý chính. Hỗ trợ các công việc chính, cùng với nhà lãnh đạo mang đến hiệu quả hoạt động của tổ chức.
Định hướng thực hiện công việc.
– Thông thường lãnh đạo luôn hướng mọi người và công việc vào những mục tiêu tương lai, định hướng các kế hoạch. Đảm bảo cho các chính sách và chiến lược phát triển chung cho doanh nghiệp được thực hiện.
– Nhà quản lý thực hiện tốt những công việc hiện tại sao cho hiệu quả nhất. Đảm bảo trong tiến hành triển khai các chính sách thực tế tạ các thời điểm khác nhau. Mang đến kết quả phản ánh thực tế tìm kiếm qua các giai đoạn.