Trên thực tế, ta nhận thấy rằng, ngay cả những khoản đầu tư an toàn nhất cũng có một yếu tố rủi ro. Cũng chính bởi vì thế mà các chủ thể là những nhà đầu tư thường sẽ yêu cầu một tỷ suất sinh lợi phản ánh kỳ vọng lạm phát. Đó là lý do mà lãi suất phi rủi ro phát huy tác dụng. Vậy lãi suất phi rủi ro là gì? Nội dung, cách tính và ý nghĩa?
Mục lục bài viết
1. Lãi suất phi rủi ro là gì?
1.1. Lãi suất:
Lãi suất được hiểu là giá cả của quyền sử dụng một đơn vị vốn vay trong một đơn vị thời gian cụ thể. Lãi suất chính là loại giá cả đặc biệt, được hình thành trên cơ sở giá trị sử dụng chứ không phải trên cơ sở giá trị. Giá trị sử dụng của khoản vốn vay là khả năng mang lại lợi nhuận cho người đi vay khi sử dụng vốn vay trong hoạt động kinh doanh hoặc mức độ thoả mãn một hoặc một số nhu cầu nào đó của người đi vay. Khác với giá cả hàng hoá, lãi suất không được biểu diễn dưới dạng số tuyệt đối mà lãi suất lại được thể hiện cụ thể dưới dạng tỷ lệ phần trăm. Lãi suất hiện nay cũng được xem là tỷ lệ sinh lời mà chủ thể là những người chủ sở hữu thu được từ khoản vốn cho vay.
Diễn biến của lãi suất cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hàng ngày của mỗi chủ thể kinh tế. Lãi suất tác động đến những quyết định của các cá nhân như chi tiêu hay để dành, mua nhà hay mua trái phiếu hay gửi tiền vào một tài khoản tiết kiệm. Lãi suất cũng tác động đến những quyết định kinh tế của các doanh nghiệp mà ta có thể kể đến cụ thể như: dùng tiền để đầu tư mua thiết bị mới cho các nhà máy hoặc để có thể gửi tiết kiệm trong một ngân hàng. Cũng chính bởi vì những ảnh hưởng đó, lãi suất là một trong những biến số được theo dõi chặt chẽ nhất trong nền kinh tế và diễn biến của lãi suất cũng được đưa tin đa số hàng ngày trên báo chí.
1.2. Lãi suất phi rủi ro:
Lãi suất phi rủi ro được hiểu chính là lãi suất được giả định bằng cách đầu tư vào các công cụ tài chính mà không bị rủi ro vỡ nợ. Tuy nhiên, những công cụ tài chính cũng có thể gặp phải những loại rủi ro khác, ví dụ cụ thể như rủi ro thị trường (lãi suất thị trường thay đổi), rủi ro về tính lỏng (công cụ không thể được bán để lấy một khoản tiền mặt nhất định)…
Tuy rằng tài sản phi rủi ro căn bản chỉ tồn tại trong lý thuyết, thực tế các chủ thể là những chuyên gia và ngành giảng dạy đều sử dụng những trái phiếu chính phủ ngắn hạn của một loại tiền tệ nhất định để phân tích. Đối với các khoản đầu tư bằng USD, Tín phiếu kho bạc Mỹ thông thường sẽ được sử dụng; đối với các khoản đầu tư bằng EUR thì Kỳ phiếu chính phủ Đức hoặc Lãi suất liên ngân hàng Châu âu Euribor thông thường sẽ được sử dụng. Các loại tài sản đó được coi như là không có rủi ro bởi vì thông thường khả năng chính phủ không trả được nợ là cực kì thấp, và bởi vì khoảng thời gian đáo hạn ngắn sẽ bảo vệ các chủ thể là những nhà đầu tư khỏi các rủi ro về lãi suất, điều mà thông thường sẽ xảy ra đối với những trái phiếu có lãi suất cố định (nếu lãi suất ngân hàng tăng sau khi Kỳ phiếu được mua, nhà đầu tư sẽ bị thua thiệt một khoản lãi).
Nếu lãi suất này không chứa rủi ro, người ta ngầm hiểu rằng nếu các chủ thể là các nhà đầu tư đầu tư vào một loại tài sản chịu rủi ro thì lãi suất của loại tài sản đó phải lớn hơn lãi suất phi rủi ro (hoặc phải có chính sách thuế ưu đãi, một vài loại trái phiếu chính phủ Mỹ còn ban hành lãi suất thấp hơn mức lãi suất phi rủi ro). Ví dụ trái phiếu công ty phải có mức trái suất cao hơn trái suất của trái phiếu chính phủ do nó có độ rủi ro cao hơn.
Một lời giải thích cho giả định rằng các công cụ vay nợ của Chính phủ không có rủi ro thanh toán bắt nguồn từ bản chất của các khoản nợ của Chính phủ. Ví dụ cụ thể đối với tiền Fiat money, chính phủ cũng sẽ in đủ lượng tiền để nhằm mục đích để có thể thanh toán các khoản nợ. Trong trường hợp cụ thể được nêu này, vỡ nợ thực chất chính là điều không thể xảy ra, bởi vì chủ nợ luôn luôn được trả nợ, nhưng có thể sẽ được trả bằng đồng tiền có giá trị thấp hơn. Điều này thực chất sẽ không xảy ra đối với đồng Euro bởi vì không một chính phủ riêng lẻ nào có quyền để các chủ thể thực hiện việc in tiền. Nhưng các quốc gia thì sẽ lại có biện pháp đối phó khác đối với trường hợp này.
Một lời giải thích khác cụ thể đó chính là, không có một loại đầu tư nào trên thực tế không có rủi ro, những chính phủ nổi tiếng về ổn định cũng không thoát khỏi vỡ nợ, nên đơn giản là đừng trông cậy vào những vụ mua công cụ nợ của Chính phủ. Một người Đức khi người đó mua Trái phiếu của chính phủ vào năm 1904 không thể dự đoán được rằng siêu lạm phát sẽ xảy ra sau cuộc Chiến tranh thế giới thứ I.
Như vậy, ta hiểu lãi suất phi rủi ro, còn được gọi là lãi suất sinh lợi phi rủi ro căn bản chính là lãi suất lý thuyết của một khoản đầu tư không có rủi ro. Về mặt thực tế, lãi suất phi rủi ro được giả định bằng lãi suất thanh toán trên tín phiếu kho bạc chính phủ kỳ hạn ba tháng, và nó cũng được coi là một trong những khoản đầu tư an toàn nhất có thể thực hiện.
Về mặt kỹ thuật, lãi suất phi rủi ro trên thực tế hoàn toàn là lý thuyết, bởi vì tất cả các khoản đầu tư đều có một số loại rủi ro kèm theo. Chúng ta cũng cần phải nói rằng, mặc dù chính phủ các quốc gia có thể vỡ nợ đối với chính chứng khoán của mình, nhưng khả năng điều này xảy ra là rất thấp. Trên thực tế, mức độ rủi ro thấp đến mức được coi là không đáng kể. Chĩnh bởi vì thế mà không có rủi ro.
2. Một số các vấn đề liên quan:
Cách tính lãi suất phi rủi ro:
Hiện nay, thực chất, chúng ta nhận thấy rằng, không có sự đồng thuận về cách tính lãi suất phi rủi ro, có nghĩa là có nhiều công thức lãi suất phi rủi ro nhằm cung cấp phép đo trực tiếp lãi suất phi rủi ro. Bởi vì điều này, một số chủ thể là những nhà phân tích quyết định xem xét cái gọi là ủy quyền cho lãi suất phi rủi ro. Trái phiếu chính phủ kỳ hạn ngắn, lãi suất cho vay liên ngân hàng hoặc trái phiếu doanh nghiệp được xếp hạng AAA từ các công ty được cho là quá lớn để thất bại đều là những ví dụ điển hình về proxy tiềm năng.
Tuy nhiên, trên thực tế, hiện vẫn có rất nhiều vấn đề với cách tiếp cận ủy nhiệm để từ đó có thể tính lãi suất phi rủi ro. Ví dụ cụ thể như trái phiếu chính phủ chỉ có thể thực sự không có rủi ro nếu không có rủi ro vỡ nợ. Tuy nhiên, mặc dù các loại trái phiếu này trên thực tiễn rất khó vỡ nợ, nhưng đôi khi vấn đề vỡ nợ vẫn xảy ra, có nghĩa đó chính là trái phiếu chính phủ có thể không phải là một đại diện phù hợp. Không những thể vẫn luôn có nguy cơ chính phủ in thêm tiền nhằm mục đích chính đó là để đáp ứng các nghĩa vụ của họ, từ đó mà đã dẫn đến việc bị mất giá trị.
Mặc dù vậy, có một số công thức lãi suất phi rủi ro có thể cung cấp cho các chủ thể một cách hiệu quả để có thể từ đó tính lãi suất phi rủi ro. Ví dụ: các chủ thể có thể chỉ cần trừ tỷ lệ lạm phát hiện tại khỏi lợi tức của tín phiếu Kho bạc trong suốt thời gian đầu tư của các chủ thể đó. Tính toán này có thể được thể hiện bằng công thức lãi suất phi rủi ro cụ thể được nêu như sau: Lãi suất phi rủi ro = Lãi suất phi rủi ro thực + Phí bảo hiểm lạm phát.
3. Ý nghĩa của lãi suất phi rủi ro đối với doanh nghiệp:
Lãi suất phi rủi ro hiện nay có một số ứng dụng quan trọng. Trước hết, lãi suất phi rủi ro đóng một vai trò quan trọng trong một loạt các tính toán tài chính khác nhau, bao gồm tỷ lệ Sharpe và công thức Black-Scholes.
Bên cạnh đó thì các doanh nghiệp sẽ cần chú ý đến lãi suất phi rủi ro, bởi vì lãi suất phi rủi ro tăng có thể dẫn đến tỷ lệ sinh lời yêu cầu cao hơn từ các chủ thể là những nhà đầu tư, cũng từ đó mà đã làm tăng giá cổ phiếu.