Kỹ năng sống là các kỹ năng cần thiết cho con người, cần được giáo dục và rèn luyện từ sớm. Các kỹ năng cũng cần rèn luyện ở mức độ khác nhau qua từng giai đoạn, từng độ tuổi. Do đó, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ cũng là một nhiệm vụ và yêu cầu lớn đặt ra trên thực tế.
Mục lục bài viết
1. Kỹ năng sống là gì?
Kỹ năng sống là tập hợp các hành vi tích cực và khả năng thích nghi của con người. Ngoài ra còn thể hiện giá trị cao hơn trong kinh nghiệm tích lũy để vượt qua thử thách, các khó khăn và bài toán khác nhau mà cuộc sống đặt ra.
Kỹ năng sống cho phép mỗi cá nhân đối phó hiệu quả với các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày. Từ đó các khó khăn được loại bỏ, được vượt qua.
Đây là tập hợp các kỹ năng mà con người tiếp thu qua giáo dục hoặc trải nghiệm trực tiếp. Do đó, con người cần được va chạm, được tiếp cận thực tế để rèn luyện được các kỹ năng cho từng vấn đề. Được dùng để xử lý các vấn đề và trả lời các câu hỏi thường gặp trong đời sống.
Các hoạt động, các thách thức trong cuộc sống của con người rất lớn, đang dạng và không báo trước. Do đó con người phải linh hoạt, nhanh chóng và có kinh nghiệm thực tế.
2. Cách thức hình thành kỹ năng sống:
Kỹ năng sống được hình thành theo nhiều cách khác nhau, tùy vào môi trường sống và giáo dục,… Có thể thông qua kinh nghiệm tích lũy ở sách vở, ở cuộc sống, trên phim ảnh. Tuy nhiên các sự kiện thực tế, con người thực tế sẽ cho ta các bài học sâu sắc hơn.
Giáo dục kỹ năng sống là cần thiết từ khi còn nhỏ. Đó là những hoạt động tích cực, hướng vào những hoạt động cá nhân hoặc một nhóm trẻ với mục đích giúp trẻ có thể ứng phó hiệu quả với các tình huống, thách thức trong cuộc sống hàng ngày. Từ đó dần giúp trẻ mạnh mẽ, sáng tạo, tự quản lý và sắp xếp được đời sống sinh hoạt của mình.
Định hướng của giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mang đến nhiều ý nghĩa:
+ Giúp trẻ làm chủ bản thân, ứng xử phù hợp với cộng đồng và xã hội.
+ Thích nghi nhanh chóng, học tập hiệu quả. Ứng phó tích cực trong các tình huống của cuộc sống.
+ Nâng cao sức khỏe tinh thần và thể chất.
3. Kỹ năng sống luôn gắn bó với các giá trị:
Các giá trị sống đúng đắn là kết tinh được truyền lại như sự tôn trọng, sống trách nhiệm, yêu thương, sự tự tin, sự sáng tạo, lòng ham hiểu biết… Mọi người xung quanh phải giúp trẻ có môi trường, có điều kiện để hình thành, rèn luyện kỹ năng. Các giá trị này được truyền lại nhằm giáo dục giúp cho con người sống có chuẩn mực và góp phần vào sự tiến bộ của xã hội. Từ đó mang đến các thích nghi tốt trong điều kiện sống thay đổi.
Kỹ năng sống thúc đẩy sự phát triển cá nhân, cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống và giúp cho con người xây dựng một xã hội có văn hóa. Cũng như mang đến sự sáng tạo, gọn gàng và sắp xếp thực hiện công việc của trẻ.
Kỹ năng sống được hình thành thông qua giáo dục, đào tạo và rèn luyện. Phải có sự kiện thực tế để giúp trẻ nhận định, đưa ra lý luận của chúng.
Các kỹ năng sống có liên quan và hỗ trợ cho nhau. Ví dụ: kỹ năng tư duy sáng tạo giúp cho con người tăng khả năng giải quyết vấn đề và đưa ra các quyết định. Từ đó mà các lợi ích của kỹ năng được đảm bảo mang đến cho trẻ, giúp phát triển tốt trong tương lai.
4. Những đặc trưng cơ bản của kỹ năng sống:
– Là khả năng con người biết sống sao cho hữu ích và có cách sống phù hợp với môi trường xã hội. Thể hiện sự thích nghi, chủ động và sáng tạo trong các điều kiện sống.
– Khả năng để con người dám đương đầu với các vấn đề, tình huống khó khăn trong cuộc sống và biết cách để vượt qua. Họ chủ động dựa trên các kinh nghiệm, đánh giá về điều kiện và thay đổi xung quanh.
– Các kỹ năng tâm lý để con người biết quản lý bản thân mình và tương tác tích cực với mọi người, xã hội. Mang đến các cộng hưởng với xã hội, thúc đẩy phát triển của xã hội.
5. Các quan điểm về kỹ năng sống:
Kỹ năng sống hiện nay được hiểu theo nhiều quan điểm khác nhau:
Khái niệm theo WTO:
“Là những kỹ năng mang tính chất tâm lý xã hội và kỹ năng giao tiếp được vận dụng nhiều trong các tình huống hàng ngày. Với mục đích là để tương tác có hiệu quả với mọi người và giải quyết tốt những vấn đề, tình huống của cuộc sống.”
Các kỹ năng này được nhìn nhận, đánh giá cũng như thực hiện hàng ngày. Chính vì thế mà trẻ có cơ hội và điều kiện để phát triển cả về nhận thức và tư duy sáng tạo. Các thay đổi, tác động của điều kiện sống không còn là rào cản đối với người có kỹ năng sống tốt.
Nói một cách chung nhất, kỹ năng sống không chỉ là nhận thức, mà là cách vận dụng kiến thức đã tích lũy được vào việc xử lý các tình huống thực tiễn với hiệu quả cao nhất. Từ nhận thức đi đến lý luận và áp dụng thực tiễn, tạo ra quá trình. Qua đó mà cuộc sống của con người trở nên ý nghĩa, vui vẻ hơn.
Khái niệm kỹ năng sống theo Unesco được hiểu như thế nào?
Là năng lực của mỗi cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày. Thể hiện cho năng lực, kỹ năng không giống nhau của mỗi người. Kỹ năng sống ảnh hưởng từ nhiều yếu tố, và tác động trực tiếp lên chúng ta.
Nếu áp dụng kỹ năng sống theo khái niệm của Unesco thì sẽ gồm 4 trụ cột chính đó là: Học để biết, học để làm, học để là chính mình và học để cùng chung sống.
Qua đó cho thấy học tập, trải nghiệm là vô cùng quan trọng.
Kỹ năng sống hiện nay được phân loại thành:
– Kỹ năng cơ bản: Bao gồm các kỹ năng viết, đọc và tính toán phục vụ cho các công việc hàng ngày. Đây là các kỹ năng cần vạn dụng để phát triển về tư duy.
Những kỹ năng cơ bản này không mang tính đặc trưng về tâm lý nhưng lại là tiền để cho những năng lực thực hiện các chức năng cuộc sống. Trẻ em và con người nói chung phải có kiến thức, nền tảng cơ bản trong trình độ văn hóa. Từ đó mang đến cơ hội, điều kiện để tiếp cận nền tảng kỹ năng cao hơn.
– Các kỹ năng chung: Bao gồm cả kỹ năng nhận thức, kỹ năng xã hội, kỹ năng cảm xúc, kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng giao tiếp…. Đây mới là sự khác biệt hình thành và phản ánh trong tính cách, giá trị của con người.