Mô hình kinh doanh bền vững vẫn luôn được đánh giá là mang lại hiệu quả tích cực cho doanh nghiệp. Nhiều nước trên thế giới cũng như chính cộng đồng kinh doanh tại các quốc gia đều đang ngày càng chú ý nhiều hơn đến các mô hình kinh doanh theo hướng bền vững. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về kinh tế tuyến tính là gì? Chuyển dịch từ kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn?
Mục lục bài viết
1. Kinh tế tuyến tính là gì?
Kinh tế tuyến tính đã bắt đầu từ việc thực hiện khai thác tài nguyên làm đầu vào cho hệ thống kinh tế, rồi Sản xuất, Phân phối, Tiêu dùng và cuối cùng là Thải loại. Một cách ngắn gọn, có thể nói đây chính là quá trình biến tài nguyên thành chất thải, do đó tất yếu sẽ dẫn tới cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường.
Kinh tế tuyến tính, dựa vào thác tài nguyên để tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, là cách thức đã đem đến sự tăng trưởng của kinh tế toàn cầu và nâng cao mức sống của con người trong nhiều năm qua.
Tuy nhiên, khi các nền kinh tế ngày càng mở rộng và tài nguyên dần cạn kiệt thì cách thức phát triển ấy không thể duy trì. Hơn nữa, môi trường suy thoái do chất thải gia tăng thì bản thân chất lượng cuộc sống của con người cũng bị ảnh hưởng tiêu cực, các thành tựu của phát triển kinh tế vì thế cũng sẽ không còn nhiều giá trị.
Cũng chính bởi vì nguyên nhân đó mà xu hướng của nhiều nước hiện nay là chuyển dịch sang Kinh tế tuần hoàn, với cốt lõi là phục hồi và tái tạo, từ đó giảm lượng tài nguyên phải khai thác, đồng thời hạn chế chất thải ra môi trường.
Kinh tế tuyến tính trong tiếng Anh được gọi là: Linear Economy.
2. Áp lực từ các vấn đề của kinh tế tuyến tính:
Căn cứ vào phân tích được nêu bên trên, ta nhận thấy rằng, kinh tế tuyến tính đã và đang gây ra những áp lực về suy giảm tài nguyên và gia tăng lượng thải. Thật vậy, so với 50 năm trước, tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên của thế giới đã tăng 190%.
Theo ước tính hiện nay thì nhu cầu về tài nguyên thiên nhiên cho các hoạt động kinh tế của con người hiện nay đã gấp 1,7 lần khả năng đáp ứng của trái đất. Cũng chính vì vậy mà nếu không thay đổi cách thức phát triển, việc cạn kiệt tài nguyên, ngay cả với các tài nguyên có thể tái tạo, là không thể tránh khỏi.
Về rác thải của thế giới, chỉ tính riêng rác thải nhựa đổ ra biển của năm 2014 đã là 150 triệu tấn trên toàn cầu. Dự đoán đến năm 2050, tổng khối lượng rác thải nhựa thậm chí sẽ nhiều hơn tổng khối lượng cá trong các đại dương.
Ngoài ra, cần kể tới các vấn đề cụ thể như ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, suy thoái đất, mất rừng, suy giảm đa dạng sinh học, gia tăng phát thải khí nhà kính và biến đổi khí hậu diễn ra với quy mô toàn cầu.
Bên cạnh đó, bản thân các nền kinh tế cũng đang có những thách thức mới như: rủi ro của chuỗi cung ứng, sự xuất hiện của các thị trường phi qui định, chiến tranh thương mại và những bất ổn kinh tế khác. Những vấn được nêu bên đề trên đã đặt ra yêu cầu cấp thiết của sự thay đổi.
3. Kinh tế tuần hoàn là gì?
Khái niệm kinh tế tuần hoàn:
Kinh tế tuần hoàn trong tiếng Anh được gọi là Circular Economy.
Kinh tế tuần hoàn hướng tới việc kết nối điểm cuối của đường thẳng ấy trở lại với điểm đầu, trở thành một vòng tuần hoàn của vật chất.
Hơn nữa, Kinh tế tuần hoàn còn tạo ra các vòng tuần hoàn nhỏ trong mỗi khâu khai thác, sản xuất, phân phối và tiêu dùng, giữ cho vật chất được sử dụng lâu nhất có thể.
Ellen MacArthur Foundation (2012: 7) đã đưa ra định nghĩa sau đây: Kinh tế tuần hoàn là một hệ thống có tính khôi phục và tái tạo thông qua các kế hoạch và thiết kế chủ động.
Khái niệm mà Ellen MacArthur Foundation đưa ra đã thay thế khái niệm kết thúc vòng đời của vật liệu bằng khái niệm khôi phục, chuyển dịch theo hướng sử dụng năng lượng tái tạo, không dùng các hóa chất độc hại gây tổn hại tới việc tái sử dụng và hướng tới giảm thiểu chất thải thông qua việc thiết kế vật liệu, sản phẩm, hệ thống kĩ thuật và cả các mô hình kinh doanh trong phạm vi của hệ thống đó.
Đây cũng được biết đến là định nghĩa được nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế thừa nhận rộng rãi hiện nay.
Kinh tế tuần hoàn có 3 nội hàm cơ bản sau:
– Bảo tồn và phát triển vốn tự nhiên thông qua việc kiểm soát hợp lí các tài nguyên không thể phục hồi và cân đối với các tài nguyên có thể phục hồi, các nguồn năng lượng tái tạo;
– Tối ưu hóa lợi tức của tài nguyên bằng cách tuần hoàn các sản phẩm và vật liệu nhiều nhất có thể trong các chu trình kĩ thuật và sinh học;
– Nâng cao hiệu suất chung của toàn hệ thống bằng cách chỉ rõ và thiết kế các ngoại ứng tiêu cực (thiết kế chất thải, thiết kế ô nhiễm).
Những nội hàm này cũng đã góp phần quan trọnggiúp Kinh tế tuần hoàn phá vỡ được mối liên hệ thường thấy giữa phát triển kinh tế và các ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường (UNEP, 2011).
Theo đó, không chỉ giảm phụ thuộc vào tài nguyên và hạn chế phát thải, các mô hình Kinh tế tuần hoàn vẫn đem lại lợi ích rất lớn và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Cụ thể như là kinh tế tuần hoàn tại Châu Âu có thể đem lại 600 tỉ Euro lợi ích ròng mỗi năm, tạo ra 580.000 việc làm mới và đồng thời giúp giảm một lượng lớn phát thải khí nhà kính của khu vực này (Ellen MacArthur Foundation, 2015).
4. Chuyển dịch từ kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn:
Trong bối cảnh như hiện nay, mô hình kinh tế tuần hoàn được đưa ra như một giải pháp, cách tiếp cận thay thế cho mô hình tuyến tính, giúp phục hồi phát triển, ứng phó, khắc phục tình trạng gia tăng sử dụng tài nguyên, đứt gãy nguồn cung, hạn chế chất thải phát sinh, loại bỏ các tác động tiêu cực tới môi trường…
Có thể nói kinh tế tuần hoàn được đánh giá là phương tiện chứ không phải là cứu cánh. Kinh tế tuần hoàn không phải là mục tiêu hướng đến mà là cách thức để đi đến phát triển bền vững.
Theo tinh thần cụ thể được nêu đó, không có tiêu chí, quy chuẩn để xác định, đánh giá một thực thể xã hội, một nền kinh tế đã là nền kinh tế tuần hoàn hay không mà chỉ là những tiêu chí đánh giá nơi đó đã có được vận hành theo kiểu kinh tế tuần hoàn hay chưa mà thôi…
Kinh tế tuần hoàn cũng sẽ góp phần quan trọng giúp tăng trưởng bền vững và tạo thêm việc làm.
Kinh tế tuần hoàn cũng chính là sự nghiệp của toàn xã hội, của tất cả mọi người, chứ không phải là của riêng Chính phủ, doanh nghiệp, hệ thống dịch vụ, ngành nghề nào… Các chỉ tiêu, chỉ số về kinh tế tuần hoàn hiện nay là các chỉ tiêu để theo dõi quá trình thực hiện kinh tế tuần hoàn ở mức độ phổ cập nào, chứ không phải để đánh giá, xếp hạng.
Trong nhãn quan so sánh, dĩ nhiên nền kinh tế tuần hoàn cũng sẽ ưu việt hơn, nhân quả hơn bởi vì thực chất thì kinh tế tuyến tính lâu đời có thể nói ngắn gọn chính là quá trình biến tài nguyên thành chất thải, do đó tất yếu sẽ dẫn tới cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường. Còn kinh tế tuần hoàn từ những phân tích nêu trên được đánh giá là cách tiếp cận phát triển mới, hướng tới việc kết nối điểm cuối của quá trình sản phẩm trở lại với điểm đầu quá trình sản phẩm mới. Kinh tế tuần hoàn nhằm khôi phục và tái tạo các vật chất ở cuối mỗi vòng khai thác, sản xuất, phân phối và tiêu dùng, giữ cho vật chất được sử dụng lâu nhất có thể.
Kinh tế tuần hoàn cũng đã tạo ra một cơ chế kinh tế xanh, bền vững, đồng nghĩa với tăng trưởng mới và cơ hội việc làm. Thiết kế đổi mới sinh thái, ngăn ngừa chất thải và tái sử dụng nguyên liệu thô có thể mang lại khoản tiết kiệm ròng cho các doanh nghiệp. Theo tính toán lý thuyết, các biện pháp này nhằm mục đích chính đó là để có thể tăng 30% năng suất tài nguyên vào năm 2030, thúc đẩy GDP tăng gần 1%, đồng thời tạo thêm 2 triệu việc làm ở mỗi nền kinh tế tương tự như Việt Nam. Nó cũng có lợi cho môi trường và giảm phát thải khí nhà kính, loại trừ bớt những rủi ro biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, suy thoái hệ sinh thái.
Tính tất yếu là sự chuyển dịch, từ kinh tế tuyến tính (dựa trên khai thác và tiêu dùng) sang kinh tế tuần hoàn (dựa trên khôi phục và tái tạo) đang trở thành ưu tiên của nhiều nước trên thế giới. Đó là bởi áp lực từ các vấn đề tiêu cực do các mô hình kinh tế tuyến tính gây ra và bởi những lợi ích đang ngày càng được thấy rõ của kinh tế tuần hoàn.