Kinh tế chiến tranh được hiểu là sự tổ chức của năng lực sản xuất và phân phối của một quốc gia trong thời gian quốc gia đó diễn ra xung đột. Thuật ngữ kinh tế chiến tranh vẫn còn khá xa lạ đối với nhiều người.
Mục lục bài viết
1. Khái quát về chiến tranh:
Có thể hiểu chiến tranh là sự xung đột giữa các quốc gia, chính phủ, xã hội. Biểu hiện của chiến tranh là bạo lực cực đoan, xâm lược, phá hủy.
Chiến tranh từ xưa đến nay đều mang lại những hậu quả vô cùng nặng nề đối với các quốc gia, sự bất ổn về chính trị, sự thiệt hại về kinh tế thậm chí đó là những thiệt hại về tính mạng con người. Nhiều quốc gia trên thế giới đã từng trải qua những cuộc chiến tranh đẫm máu như là chiến tranh thế giới thứ nhất, chiến tranh thế giới thứ hai. Ngày nay những cuộc kinh tế chiến tranh cũng dần trở nên phổ biến hơn và cũng đem đến nhiều hậu quả cho sự phát triển của các quốc gia trên toàn thế giới.
Chiến tranh có các đặc điểm sau: Là hiện tượng chính trị xã hội mang tính lịch sử; Là hoạt động đấu tranh có tổ chức; Nhằm đạt được một mục đích chính trị nhất định; Gây nên thiệt hại lớn về người và của cho các quốc gia.
Chiến tranh hiện đại là một khái niệm dùng để chỉ một cuộc chiến tranh diễn ra trong thời hiện đại. Chiến tranh hiện đại với những tiềm lực dồi dào về kinh tế, kĩ thuật, với các phương tiện chiến tranh hiện đại, giảm tối đa sự thiệt hại về con người và tăng tối đa sức ép lên đối phương trong cuộc chiến. Và với sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật ngày một cao như hiện nay và sự phát triển này được ứng dụng vào lĩnh vực quân sự bằng việc sử dụng các vũ khí, phương tiện tiến tranh hiện đại.
Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thông thường sẽ xuất phát từ những mâu thuẫn giữa các giai cấp, dân tộc, tôn giáo phát triển đến mức gay gắt nhất hoặc do mâu thuẫn trong nội bộ một dân tộc, tôn giáo. Nói tóm lại, chiến tranh về bản chất chính là sự xung đột do từ mâu thuẫn ý thức giữa các tư tưởng khác nhau giữa những chủ thể khác nhau.
Nguyên nhân của những mâu thuẫn này đa phần đều xuất phát từ tham vọng riêng của từng thực thể con người. Khi những tham vọng này đối chọi nhau đến mức độ căng thẳng cao độ thì chiến tranh xảy ra là điều không tránh khỏi.
2. Khái quát về kinh tế chiến tranh:
2.1. Khái niệm về kinh tế chiến tranh:
Ngày nay, thế giới kinh doanh được tổ chức theo các tương quan lực lượng, nơi mà các chiều kích địa chính trị và địa kinh tế tự mình khẳng định. Cuộc chiến kinh tế thực sự tồn tại và đó không phải là một phát minh của bất kỳ ai.
Chúng ta cần thừa nhận rằng lĩnh vực hoạt động kinh tế chưa bao giờ tách ly khỏi phần còn lại của sự tồn tại của con người. Các ma trận văn hóa, các cấu hình chính trị, bàn cờ các ý tưởng đang góp phần định hình đối với công việc kinh doanh. Đó chưa bao giờ là một hoạt động thương mại đơn thuần. Thị trường kinh doanh giúp thu hút các nguồn lực và tự thân mang những thách thức không chỉ về mặt kinh tế mà còn về mặt chuẩn mực và chính trị. Công việc kinh doanh là một trong những chiều kích của quyền lực. Và người ta tìm thấy ở quyền lực một phần các nguồn lực, cũng như một số các mục tiêu của công việc này.
Đối với nền kinh tế được gọi là“toàn cầu hóa, trong thực tế, là một nền kinh tế được tổ chức xung quanh một vài thị trường lớn, trừ Liên minh châu Âu, vốn đồng thời cũng là các Nhà nước. Những Nhà nước mạnh nhất trong số đó thực hành một hình thái của chủ nghĩa đế quốc: hãy thử nghĩ về con đường tơ lụa được Bắc Kinh tưởng tượng ra để thuộc địa hóa các thị trường xa xôi, hãy thử nghĩ về tính thực thi được của nền tư pháp Mỹ ngoài biên giới Hoa Kì, về sự tăng giá khí đốt đột biến hoặc tăng thuế quan đột ngột của Moscow để nắm lại quyền kiểm soát đối với quốc gia là láng giềng gần của họ.
Trong một thế giới vốn có nhiều căng thẳng, doanh nghiệp là một bên liên quan trong các mối tương quan lực lượng giữa các nước. Hãy từ bỏ cách nhìn thông thường của chúng ta, vốn hạ thấp mối quan hệ nói trên dựa trên cái được gọi, một cách thanh tao, là ngoại giao kinh tế, có nghĩa là dựa trên những vi phạm nhỏ nhặt về tính trung lập. Một cách nhìn như vậy mang tính hòa giải: chỉ thấy một thế giới hòa bình. Để hiểu được trò chơi có sự tham gia của các tác nhân là Nhà nước và doanh nghiệp, thì phải đảo ngược lại cách nhìn, và có một quan điểm đối lập hoàn toàn đó là quan điểm của chiến tranh kinh tế.
Kinh tế chiến tranh được hiểu là sự tổ chức của năng lực sản xuất và phân phối của một quốc gia trong thời gian diễn ra xung đột.
Một nền kinh tế chiến tranh sẽ cần phải sắp xếp và điều chỉnh đáng kể sản xuất tiêu dùng để đáp ứng nhu cầu sản xuất quốc phòng.
Trong nền kinh tế chiến tranh, chính phủ sẽ phải lựa chọn cách phân bổ nguồn lực của đất nước một cách cẩn thận để đạt được chiến thắng quân sự đồng thời đáp ứng nhu cầu tiêu dùng quan trọng trong nước.
1.3. Kinh tế chiến tranh trong tiếng Anh là gì?
Kinh tế chiến tranh trong tiếng Anh là War Economy.
1.4. Đặc điểm của Kinh tế chiến tranh:
Kinh tế chiến tranh được ban hành đã đề cập đến một nền kinh tế của một quốc gia có chiến tranh.
Nền kinh tế chiến tranh sẽ ưu tiên sản xuất hàng hóa và dịch vụ hỗ trợ cho chiến tranh, đồng thời tìm cách củng cố nền kinh tế nói chung.
Trong thời gian xảy ra xung đột, chính phủ có thể áp dụng các biện pháp ưu tiên chi tiêu quốc phòng và an ninh quốc gia, bao gồm cả thực hiện chế độ phân phối và chính phủ thực hiện việc kiểm soát việc phân phối hàng hóa và dịch vụ, cũng như phân bổ nguồn lực.
Trong thời gian diễn ra chiến tranh, mỗi quốc gia sẽ cấu hình lại nền kinh tế theo một cách khác nhau và một số quốc gia có thể ưu tiên các hình thức chi tiêu cụ thể đặc thù hơn.
Đối với một quốc gia đang có nền kinh tế chiến tranh, tiền thuế chủ yếu sẽ được sử dụng cho quốc phòng.
Tương tự như vậy, nếu đất nước đó đang vay số tiền lớn, những khoản tiền đó có thể chủ yếu hướng tới việc duy trì quân đội và đáp ứng nhu cầu an ninh quốc gia.
Ngược lại, ở các quốc gia không có xung đột chiến tranh, doanh thu thuế và tiền đi vay sẽ đi trực tiếp vào cơ sở hạ tầng và các chương trình trong nước, chẳng hạn như giáo dục.
1.5. Các lưu ý đối với kinh tế chiến tranh:
Nền kinh tế chiến tranh thông thường không cần thiết khi một quốc gia cảm thấy cần phải ưu tiên cho quốc phòng hơn.
Các nền kinh tế chiến tranh thường được mô tả có nhiều tiến bộ công nghiệp, công nghệ và y tế bởi vì đất nước đang trong cuộc chiến tranh và do đó phải chịu áp lực tạo ra các sản phẩm quốc phòng tốt hơn với chi phí rẻ hơn.
Tuy nhiên, cũng chính bởi vì vậy mà các quốc gia có nền kinh tế chiến tranh cũng có thể trải qua sự suy giảm trong phát triển và sản xuất trong nước.
1.6. Ví dụ về nền kinh tế chiến tranh:
Các thành viên trong cả hai khối Trục và khối Đồng minh đều có nền kinh tế chiến tranh trong Thế chiến thứ II cụ thể đó là các quốc gia đó là Mỹ, Nhật Bản và Đức.
Sức mạnh kinh tế của Mỹ là một trụ cột quan trọng cho phép quân Đồng minh nhận được tiền và thiết bị cần thiết để đánh bại các thế lực của phe Trục.
Chính phủ Mỹ chuyển sang nền kinh tế chiến tranh sau cuộc tấn công của Nhật Bản vào Trân Châu Cảng, tăng thuế và phát hành trái phiếu chiến tranh để tài trợ cho chiến tranh.
Hội đồng sản xuất chiến tranh (WPB) được thành lập để phân bổ nguồn lực cho các nỗ lực chiến tranh, bao gồm đồng, cao su và dầu; trao hợp đồng quốc phòng cho các doanh nghiệp quan tâm, và khuyến khích sản xuất quân sự giữa các chủ doanh nghiệp.
Nổi tiếng nhất là phụ nữ trên khắp nước Mỹ đã tham gia vào nền kinh tế chiến tranh bằng các công việc sản xuất quân sự và các vị trí khác trước đây do đàn ông đảm nhiệm, nhiều người trong số họ đã gia nhập quân đội.
Chính bời chiến tranh đôi khi có thể có tác dụng thúc đẩy tiến bộ công nghệ và y tế, nền kinh tế của một quốc gia có thể được củng cố mạnh mẽ sau chiến tranh, như trường hợp của Mỹ sau cả Thế chiến I và Thế chiến II.
Tuy nhiên, một số nhà kinh tế lập luận rằng bản chất lãng phí của chi tiêu quân sự cuối cùng cản trở tiến bộ công nghệ và kinh tế.