Kinh tế chất thải là bao gồm tất cả các khía cạnh của hoạt động kinh tế liên quan đến phát sinh và thu gom, phân loại và tái chế, tái sử dụng và vận chuyển, thiêu đốt hoặc chôn lấp chất thải. Kinh tế chất thải đối với hoạt động doanh nghiệp?
Mục lục bài viết
1. Kinh tế chất thải là gì?
Trong tiếng Anh kinh tế chất thải được gọi với tên tiếng anh là: Waste economy.
Kinh tế chất thải trên thực tế thì nó được nhận định là bao gồm tất cả các khía cạnh của hoạt động kinh tế liên quan đến phát sinh và thu gom, phân loại và tái chế, tái sử dụng và vận chuyển, thiêu đốt hoặc chôn lấp chất thải.
Chất thải là những vật liệu không mong muốn hoặc không sử dụng được. Chất thải là bất kỳ chất nào được loại bỏ sau quá trình sử dụng chính, hoặc vô giá trị, bị lỗi và không còn giá trị sử dụng. Ngược lại, sản phẩm phụ là sản phẩm chung có giá trị kinh tế tương đối nhỏ. Một sản phẩm thải bỏ có thể trở thành sản phẩm phụ, sản phẩm chung hoặc tài nguyên thông qua một sáng chế nâng giá trị của sản phẩm thải bỏ lên trên 0.
Những gì tạo thành chất thải phụ thuộc vào con mắt của người xử lý; chất thải của một người có thể là tài nguyên cho người khác. Mặc dù chất thải là một đối tượng vật chất, nhưng sự hình thành của nó là một quá trình vật lý và tâm lý. Những người làm việc với chất thải chuyên nghiệp sử dụng bốn thuật ngữ – thùng rác, rác thải, chất thải và rác rưởi; rác khô, rác ướt, rác thải là cả hai, và rác thải là rác thải cộng với các mảnh vụn xây dựng và phá dỡ. Các định nghĩa được sử dụng bởi các cơ quan khác nhau như dưới đây.
Ví dụ bao gồm chất thải rắn đô thị (thùng rác / chất thải gia đình), chất thải nguy hại, nước thải (chẳng hạn như nước thải, có chứa chất thải cơ thể (phân và nước tiểu) và dòng chảy bề mặt), chất thải phóng xạ và các loại khác.
2. Tác động của nền kinh tế chất thải:
Hoạt động kinh tế được thúc đẩy bởi sản xuất sử dụng tài nguyên thiên nhiên, lao động và vốn. Nó đã thay đổi theo thời gian do công nghệ, sự đổi mới (sản phẩm, dịch vụ, quy trình mới, mở rộng thị trường, đa dạng hóa thị trường, thị trường ngách, tăng chức năng doanh thu) chẳng hạn như tạo ra tài sản trí tuệ và thay đổi trong quan hệ lao động (đáng chú ý nhất là lao động trẻ em được thay thế ở một số nơi trên thế giới với khả năng tiếp cận phổ cập giáo dục). Nền kinh tế dựa trên thị trường là nền kinh tế sản xuất và trao đổi hàng hóa và dịch vụ theo cung và cầu giữa các bên tham gia (các tác nhân kinh tế) bằng hàng đổi hàng hoặc phương tiện trao đổi với giá trị tín dụng hoặc ghi nợ được chấp nhận trong mạng lưới, chẳng hạn như đơn vị tiền tệ.
Nền kinh tế dựa trên mệnh lệnh là nền kinh tế mà các tác nhân chính trị trực tiếp kiểm soát những gì được sản xuất và cách thức nó được bán và phân phối. Nền kinh tế xanh là nền kinh tế các-bon thấp, hiệu quả về tài nguyên và hòa nhập xã hội. Trong nền kinh tế xanh, tăng trưởng thu nhập và việc làm được thúc đẩy bởi các khoản đầu tư công và tư nhằm giảm phát thải carbon và ô nhiễm, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và tài nguyên, đồng thời ngăn ngừa mất đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái. Nền kinh tế hợp đồng biểu diễn là một nền kinh tế trong đó các công việc ngắn hạn được giao hoặc lựa chọn thông qua các nền tảng trực tuyến. Nền kinh tế mới là một thuật ngữ dùng để chỉ toàn bộ hệ sinh thái mới nổi nơi các tiêu chuẩn và thông lệ mới được đưa ra, thường là kết quả của các đổi mới công nghệ. Nền kinh tế toàn cầu đề cập đến hệ thống kinh tế của nhân loại hoặc các hệ thống tổng thể.
3. Kinh tế chất thải đối với hoạt động doanh nghiệp:
Mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của các doanh nghiệp trong quá trình hoạt đọng của doanh nghiệp mình cũng là mục tiêu được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên thì trong quá trình hoạt động của mình đa phần các doanh nghiệp sẽ tạo ra chất thải dó đó, một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp là giải quyết chất thải do quá trình sản xuất tạo ra.
Những lựa chọn Kinh tế đạt mục tiêu quản lí môi trường mà các doanh nghiệp có thể tiến hành để giảm thiểu chất thải, tăng hiệu quả sản xuất bao gồm:
– Thứ nhất, giảm từ nguồn
Để doanh nghiệp trong quá trình hoạt động của mình có thể đạt được mục tiêu giảm thiểu chất thải từ nguồn thì có thể thấy đa phần các doanh nghiệp đều sử dụng những phương thức có thể tiến hành như sau:
Phương thức đầu tiên mà hầu hết các doanh nghiệp đều hướng tới đó chính là sự thay đổi các nguyên liệu thô cho đầu vào sản xuất. Bên cạnh đó thì doanh nghiệp còn đưa ra các mục tiêu để thay thế hoặc cải tiến sản phẩm. Ngoài ra còn là việc thay đổi công nghệ sản xuất; cải thiện dây chuyền sản xuất nhằm giảm hoặc loại bỏ sự sinh ra chất thải trong một quá trình nào đó.
Trên thực tế thì để doanh nghiệp có thể thực hiện được những nội dung này về mặt kĩ thuật người ta phải tiến hành đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA). Việc này có thể hiểu là phân tích toàn bộ vòng đời của sản phẩm. Hoạt động phân tích này bao gồm việc nhận dạng và định lượng năng lượng và nguyên liệu sử dụng, chất thải ra môi trường, đánh giá tác động tới môi trường và cơ hội cải thiện môi trường theo quy trình bốn bước, bắt đầu từ bổ sung – khởi đầu, kiểm kê, tác động và cải thiện.
Hình thức giảm từ nguồn mà doanh nghiệp đưa ra nhằm mục đích hướng tớ sản phẩm đầu ra không đổi, thậm chí còn tăng lên. tuy nhiên thì sẽ giảm nguyên liệu đầu vào và giảm chất thải. Việc làm này dẫn đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp sẽ tăng lên và cải thiện chất lượng môi trường.
– Thứ hai, tái chế, tái sử dụng chất thải
+ Một là hoạt động tái chế chất thải: về cơ bản thì có thể hiểu là người ta lấy lại những phần vật chất của sản phẩm hàng hóa cũ và sử dụng các nguyên liệu này để chế tạo ra sản phẩm mới. Do đó mà các nguyên liệu do các doanh nghiệp sử dụng sẽ phải được gia công lại và các công đoạn của quy trình công nghệ sẽ được bổ sung. Bên cạnh những lợi ích do tái chế đưa lại như giảm tiêu dùng tài nguyên, giảm nhu cầu năng lượng, giảm sử dụng nước, giảm sự phát thải ra không khí, đất, nước, giảm chất thải cho xử lý và thải bỏ. Cũng bởi vì sự phức tạp đó mà đối với những quốc gia có trình độ công nghệ thấp những công nghệ lạc hậu này sẽ phần nào tăng thêm mức độ tác động tới môi trường do tái chế gây ra.
+ Hai là, tái sử dụng chất thải: Thực chất có những sản phẩm hoặc nguyên liệu có quãng đời hữu dụng kéo dài, người ta có thể sử dụng được nhiều lần mà không bị thay đổi hình dạng vật lí, tính chất hóa học. Ví dụ như các vỏ chai hoàn lại, nhiều đồ dùng bằng vật liệu gỗ, mây tre đan v.v…
– Thứ ba, xử lý chất thải
Do đó, xử lý chất thải hay thường được gọi là hoạt động “xử lý cuối đường ống”. Những hình thức xử lý này của các doanh nghiệp thường là:
+ Một là, hoạt động xử lý nội vi, hay còn gọi là xử lý tại chỗ trong hàng rào của doanh nghiệp, chi phí cho việc xử lý tại chỗ bao gồm: Xây dựng lò thiêu đốt, bãi chôn lấp, xử lý vật lí, hóa học, xử lý nước thải, tái chế, tái lọc các chất thải dầu mỡ.
+ Hai là, hoạt động xử lý ngoại vi hay còn gọi là xử lý bên ngoài hàng rào của doanh nghiệp: Những chi phí cho xử lý ngoại vi bao gồm lò thiêu, tái chế, phục hồi, tái sử dụng, bãi chôn lấp và các nhà máy xử lý chất thải thành phố. Do đó, các doanh nghiệp thường phải chi trả một khoản phí chất thải cho các dịch vụ làm nhiệm vụ thu gom và xử lý chất thải. Bên cạnh hai hình thức xử lý cơ bản trên việc xử lý chất thải còn diễn ra dưới những hình thức như xuất khẩu chất thải sang các nước khác; cất giữ nội vi hoặc ngoại vi; trao đổi chất thải.