Hiện nay có rất nhiều cách khác nhau để có thể kiểm tra về tài chính à các yêu tố khác của công ty trong đó có một giải pháp mà các doanh nghiệp thường hay ứng dụng đó là thông qua Kiểm tra kênh phân phối của doanh nghiệp đó. Vậy kiểm tra kênh phân phối là gì? Ví dụ về kiểm tra kênh phân phối?
Mục lục bài viết
1. Kiểm tra kênh phân phối là gì?
Kiểm tra kênh phân phối trong tiếng Anh là Channel Check.
Như chúng ta đã biết thì việc tiến hành kiểm tra kênh phân phối là một phương pháp phân tích chứng khoán độc lập, trong đó nhà phân tích thu được thông tin bằng cách kiểm tra các kênh phân phối của công ty.
Hiện nay ta hoàn toàn có thể thấy tại các công ty trong kênh phân phối cũng được phỏng vấn về quan điểm của họ về mức độ cạnh tranh của sản phẩm của công ty bị kiểm tra trong môi trường hiện tại và giá của công ty đó khi so sánh với các đối thủ. Thông tin này sau đó được sử dụng để lập ước tính cho doanh thu bán hàng của công ty trong năm tới và để xác định giá trị hiện tại của nó.
2. Vai trò và Ví dụ về kiểm tra kênh phân phối:
Hoạt động cụ thể để kiểm tra kênh phân phối đóng vai trò là một phần của cuộc thẩm định chi tiết của các nhà phân tích tài chính và các nhà nghiên cứu độc lập để thu thập thông tin về một công ty.
Như vậy ta thấy nếu một nhà phân tích đang tìm cách định giá cho một công ty có thể tiến hành kiểm tra kênh phân phối bằng cách nói chuyện với các nhà quản lí trực tiếp của các doanh nghiệp trong một ngành sử dụng các sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty đó. Như vậy nên họ cũng có thể phỏng vấn các nhà cung cấp cung ứng cho công ty các vật liệu cần thiết để chế tạo sản phẩm.
Theo như hoạt động của kênh này thì nó có rất nhiều ưu điểm cụ thể đó là nó mang lại cho nhà phân tích khả năng thu thập những thông tin bổ sung về sức khỏe tài chính và triển vọng chung của công ty. Như vậy nên với các thông tin này có thể ở dạng báo cáo tài chính, bản thuyết trình của nhà quản lí hoặc thông cáo báo chí của công ty.
Theo đó ta thấy trong khi thực hiện kiểm tra kênh phân phối, nhà phân tích đang sử dụng thông tin không được cung cấp bởi chính công ty đó. Bên cạnh đó thì đối với nhà phân tích đang độc lập điều tra sức khỏe tài chính của công ty bằng cách liên hệ với các nhà cung cấp và nhà phân phối để biết thêm thông tin có thể làm sáng tỏ triển vọng của công ty.
3. Các loại kênh phân phối hiện nay:
Như chúng ta đã biết thì việc phân phối hàng hóa là một con đường mà tất cả hàng hóa và dịch vụ phải di chuyển tới đó để đến tay người tiêu dùng đã được xác định. Không những thế việc thực hiện phân phối hàng hóa cũng mô tả con đường thanh toán được thực hiện từ người tiêu dùng cuối cùng đến nhà cung cấp ban đầu. Theo đó nên với các kênh cung cấp có thể ngắn hay dài tùy thuộc vào số lượng các trung gian cần thiết để cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ.
Như vậy nên với hàng hóa và dịch vụ ở một số các trường hợp nếu đến được tới tay người tiêu dùng phải thông qua nhiều kênh bán khác nhau. Việc người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm thấy mặt hàng có thể làm tăng doanh số bán mặt hàng đó.
Bên cạnh đó ta thấy có những khi việc hình thành kênh phân phối có thể tạo ra một hệ thống phức tạp và gây khó khăn cho việc quản lý các kênh bán hàng. Như vậy nên với các mô hình phân phối nếu như dài hơn cũng có thể hiểu là nhà sản xuất thu về lợi nhuận ít hơn bởi mỗi kênh trung gian sẽ tính chi phí về việc phân phối mặt hàng đó.
Như vậy, các kênh bán hàng rất đa dạng và đa dạng về các kênh bán hàng dường như là vô tận và hiện nay thì có 3 loại kênh chính và tất cả đều bao gồm sự kết hợp của nhà sản xuất, nhà bán buôn, bán lẻ và người tiêu dùng cuối cùng.
Theo đó chúng tôi muốn nói tới kênh đầu tiên là kênh dài nhất bởi nó được bao gồm tất cả các đối tượng liên quan gồm có các nhà sản xuất, nhà bán buôn, nhà bán lẻ và người tiêu dùng. Có thể kể tới một trong số các điển hình hoàn hảo về kênh phân phối hàng hóa lâu đời đó là ngành công nghiệp rượu vang và đồ uống dành cho đối tượng khách hàng trưởng thành. Trong ngành công nghiệp này hoạt động trong hệ thống 3 cấp, được ra đời từ sự cấm đoán và luật lệ chặt chẽ. Điều này có nghĩa nhà máy sản xuất rượu phải bán sản phẩm của mình cho nhà bán buôn, sau đó nhà bán buôn sẽ bán cho một nhà bán lẻ. Và sau đó người dùng cuối cùng sẽ mua sản phẩm từ nhà bán lẻ này.
Như vậy nên ta thấy đó là kênh thứ thứ hai là cắt bỏ nhà bán buôn, là mô hình kênh nhà sản xuất bán trực tiếp cho nhà bán lẻ, người bán sản phẩm cho người tiêu dùng cuối cùng. cũng được hiểu là kênh thứ hai chỉ chứa một đối tác trung gian là nhà bán lẻ.
Ví dụ, nhà sản xuất máy tính Dell đủ quy mô lớn để bán sản phẩm của mình trực tiếp cho các nhà bán lẻ có uy tín như Best Buy.
Cuối cùng chúng tôi muốn nhắc tới đó là kênh về mô hình phân phối hàng hóa trực tiếp tới người tiêu dùng kênh này hiện nay cũng rất phổ biến. Đó là mô hình phân phối mà nhà sản xuất bán sản phẩm của mình trực tiếp đến người dùng cuối cùng.
Ví dụ cụ thể và được coi là điển hình nhất cho mô hình phân phối trực tiếp này đó là Amazon, mô hình này ra thấy thì nó đã sử dụng nền tảng bán hàng của riêng mình để phân phối bán máy đọc sách Kindles tới khác hàng. Không những thế ta còn được biết đến nó chính là mô hình phân phối ngắn nhất có thể, cắt bỏ cả người bán buôn và người bán lẻ.
4. Quy trình để phát triển hệ thống kênh phân phối hiệu quả:
Bước 1: Phân tích khách hàng mục tiêu để chọn đúng kênh phân phối
Tại bước đầu chúng ta phân tích, lựa chọn kênh phân phối hoạt động tốt, phù hợp với sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp phát triển chiến lược kênh phân phối bán hàng vững chắc và hiệu quả hơn. Để lựa chọn kênh, trước tiên bạn cần phân tích chân dung khách hàng mục tiêu. Đây là cơ sở nền tảng để bạn lựa chọn đúng kênh phân phối. Doanh nghiệp cần đi tìm lời giải đáp chi tiết liên quan đến khách hàng tiềm năng qua một số câu hỏi như:
Bước 2: Xác định mục tiêu phân phối sản phẩm
Để xác định mục tiêu phù hợp với doanh nghiệp, bạn có thể sử dụng mô hình SMART. Đây là công cụ hữu ích giúp bạn nhận định mục tiêu rõ ràng, cụ thể, khả thi nhất cũng như giới hạn về thời gian để doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa các nguồn lực một cách hiệu quả.
Bước 3: Liệt kê và đánh giá chất lượng các hình thức phân phối
Doanh nghiệp cần tổng hợp tất cả những hình thức phân phối sản phẩm được cho là phù hợp nhất với chiến lược kinh doanh. Sau đó, doanh nghiệp cần đánh giá và lựa chọn loại phân phối sản phẩm tối ưu, phù hợp nhất với khách hàng tiềm năng và mục tiêu của doanh nghiệp
Việc quản lý kênh phân phối và kiểm soát hoạt động đóng vai trò vô cùng quan trọng. Do đó, doanh nghiệp hãy lựa chọn kênh thật sự phù hợp, trong tầm kiểm soát được để nếu rủi ro bất ngờ đến, doanh nghiệp vẫn tự tin giải quyết ổn thỏa.
Đặc biệt, chúng ta thấy kênh phân phối càng dài thì lợi nhuận sẽ càng ít do phải chiết khấu cho các trung gian phân phối, sản phẩm có giá thành cao hơn các kênh phân phối trực tiếp.
Nhìn chung, mỗi kênh phân phối sẽ có những mặt tích cực và hạn chế khác nhau. Sự khác biệt giữa doanh nghiệp với các đối thủ chính là sự tinh tế, có tầm nhìn trong việc phân tích và lựa chọn ra giải pháp hoàn hảo nhất cho riêng doanh nghiệp của mình.
Bước 4: Chăm sóc và phát triển kênh phân phối
Bước cuối cùng này chúng ta có thể coi như bước quyết dịnh kệnh phân phối và thông qua bước này là bước hoàn thành công đoạn cua quá trình Kiểm tra kênh phân phối trên thực tế của các doanh nghiệp và xem xét được việc hoạt động của kênh phân phối có hiệu quả hay không, theo đó có những đánh giá chính xác dành cho doanh nghiệp.
Như vậy ta có thể thấy, để kiểm tra được các kênh phân phối cần thực hiện theo các bước cơ bản nhất định và theo đó để thực hiện có hiệu quả khi sử dụng kệnh phân phối này.