Marketing là một tập hợp các hoạt động và quy trình để tạo ra, giao tiếp, phân phối và trao đổi các dịch vụ có giá trị cho khách hàng, đối tác và xã hội nói chung. Vậy kiểm soát marketing là gì? Các loại kiểm soát marketing?
Mục lục bài viết
1. Kiểm soát marketing là gì?
Ta hiểu về marketing như sau:
Theo hiệp hội marketing mỹ thì ta hiểu marketing nghĩa là: “Marketing là một tập hợp các hoạt động và quy trình để tạo ra, giao tiếp, phân phối và trao đổi các dịch vụ có giá trị cho khách hàng, đối tác và xã hội nói chung”.
Marketing thông thường đề cập tới các hoạt động mà ở đó các doanh nghiệp thực hiện để nhằm mục đích có thể thúc đẩy việc mua hoặc bán một sản phẩm, dịch vụ. Marketing bao gồm các hoạt động quảng cáo, bán, cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng mục tiêu hoặc cho các doanh nghiệp khác.
Theo các chuyên gia tiếp thị, Philip Kotler và Kevin Lane Keller thì định nghĩa về marketing chính là: “nghệ thuật và khoa học của việc lựa chọn thị trường mục tiêu và thu hút, giữ và phát triển khách hàng thông qua việc tạo ra, cung cấp và truyền đạt giá trị khách hàng vượt trội”
Như vậy có thể hiểu đơn giản về marketing như sau: Marketing hay còn gọi là tiếp thị là toàn bộ quá trình thu hút khách hàng quan tâm tới sản phẩm và dịch vụ của các chủ thể. Marketing có liên quan trực tiếp đến việc nghiên cứu, quảng bá, bán và phân phối các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
Ngành học marketing thông thường tập thường tập trung vào việc nghiên cứu thị trường, nghiên cứu hành vi của các chủ thể là những người tiêu dùng và phân tích các hoạt động thương mại của công ty nhằm thu hút và giữ chân khách hàng bằng cách thỏa mãn mong muốn và nhu cầu của khách hàng, cũng như khơi dậy lòng trung thành với thương hiệu.
2. Một số lý do cho thấy tầm quan trọng của marketing:
– Marketing giúp gia tăng nhận thức thương hiệu:
Marketing giúp các chủ thể là những người tiêu dùng nhận biết về sản phẩm, dịch vụ của bạn được dễ dàng hơn. Để mua một sản phẩm, khách hàng của bạn cần có những thông tin về chức năng, cách sử dụng và nhiều vấn đề khác.
– Marketing giúp cân bằng tài chính doanh nghiệp:
Marketing chính là một cuộc chơi dài hơi và tốn kém, các nền tảng marketing hiện đại ngày càng ngốn nhiều ngân sách quảng cáo hơn. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc ứng dụng marketing đúng cách sẽ giúp tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Không những vậy, marketing còn giúp cho các doanh nghiệp nhỏ có thể cạnh tranh sòng phẳng với các doanh nghiệp lớn hơn.
– Marketing giúp làm tăng sự tương tác:
Sự tương tác của khách hàng ngày nay được coi là thước đo cho sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào. Điểm này càng đúng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Marketing giải quyết câu hỏi làm sao để có thể giúp các chủ thể có thể giữ chân khách hàng trước khi các khách hàng đó bước ra khỏi cửa hàng, hoặc làm sao để có thể lấy được số điện thoại của khách hàng trước khi họ thoát khỏi trang web hay một trang mạng xã hội của doanh nghiệp.
Những người tiêu dùng tương tác với doanh nghiệp càng nhiều thì niềm tin của họ với doanh nghiệp càng gia tăng, và từ đó họ sẽ có thể trở thành khách hàng lý tưởng trong tương lai.
– Marketing giúp tăng doanh thu:
Marketing quan trọng bởi vì marketing giúp bạn bán sản phẩm hoặc dịch vụ. Điểm cốt yếu của bất kỳ công ty nào cũng là kiếm được tiền và marketing là một phần không thể thiếu để giúp đạt được điều đó.
– Marketing giúp doanh nghiệp tăng độ uy tín:
Marketing cũng chính là một chiến lược quan trọng giúp doanh nghiệp của các chủ thể có thể mở rộng và phát triển hơn. Quá trình thực hiện marketing cũng sẽ giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận được cả khách hàng cũ và khách hàng mới. Thông qua các hoạt động marketing, khách hàng cũng có thể hiểu rõ về thương hiệu của doanh nghiệp đó hơn từ đó các doanh nghiệp cũng có thể dễ dàng xây dựng niềm tin và giúp gia tăng mức độ uy tín của mình.
3. Kiểm soát marketing:
Ta hiểu về kiểm soát marketing như sau:
Trong quá trình thực hiện các kế hoạch marketing, các tình huống marketing sản xuất phức tạp được tạo ra.
Kiểm soát marketing là những biện pháp do doanh nghiệp tiến hành để chắc chắn đặt được những mục tiêu marketing.
Kiểm soát marketing trong tiếng Anh là gì?
Kiểm soát marketing trong tiếng Anh là Marketing Control.
Các loại kiểm soát marketing:
Chúng ta có thể kể đến các loại kiểm soát marketing sau: kiểm soát việc thực hiện các kế hoạch năm, kiểm soát khả năng sinh lời, kiểm soát hiệu quả và kiểm soát chiến lược.
– Thứ nhất: kiểm soát việc thực hiện các kế hoạch năm:
Nhiệm vụ của kiểm soát việc thực hiện các kế hoạch năm để nhằm mục đích có thể chứng tỏ là doanh nghiệp đạt được tất cả các chỉ tiêu được đặt ra trong kế hoạch năm.
Việc kiểm soát việc thực hiện các kế hoạch năm sẽ được thực hiện bằng cách phân tích:
+ Phân tích mức bán: Bao gồm việc phân tích và so sánh mức bán thực tế với mục tiêu.
+ Phân tích thị phần: Giúp nhận biết vị thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh.
+ Phân tích chi phí marketing: Đánh giá chi phí so với mức bán để đảm bảo rằng doanh nghiệp không chi quá nhiều để đạt được chỉ tiêu kế hoạch.
+ Phân tích tài chính: Sử dụng để nhận diện những yếu tố tác động đến kết quả tài chính của doanh nghiệp.
+ Thăm dò sự thỏa mãn của khách hàng: Giúp cho các nhà quản trị đáp ứng tốt hơn và nhanh hơn nhu cầu của khách hàng.
+ Điều chỉnh hoạt động: Được sử dụng khi hoạt động marketing của doanh nghiệp đi chệch hướng so với mục tiêu kế hoạch.
– Thứ hai: Kiểm soát khả năng sinh lợi:
Các nhà quản trị cần đánh giá khả năng sinh lợi của các sản phẩm, các khu vực thị trường, các nhóm khách hàng, các kênh phân phối, khối lượng đặt hàng. Những thông tin này sẽ giúp xác định những sản phẩm và những hoạt động marketing nào cần mở rộng, cắt giảm hay loại bỏ.
– Thứ ba: Kiểm soát hiệu quả:
Qua phân tích những khả năng sinh lợi ở trên, khi nhận thấy nguồn thu yếu kém, các chủ thể là những nhà quản trị phải tìm những phương cách tiến hành hiệu quả hơn. Vì vậy, họ cần phân tích hiệu quả các hoạt động quảng cáo, khuyến mãi, phân phối, bán hàng để điều chỉnh kịp thời.
– Thứ tư: Kiểm soát chiến lược:
Marketing chính là một lĩnh vực mà các mục tiêu, chính sách, chiến lược và chương trình có khả năng bị lạc hậu nhanh chóng. Do vậy, mỗi doanh nghiệp cũng sẽ cần định kì xem xét lại các hướng chiến lược trên thị trường.
Kiểm soát chiến lược để nhằm mục đích có thể đảm bảo những mục tiêu, chiến lược và những hệ thống hoạt động marketing thích ứng với môi trường. Kiểm soát việc thực hiện các hiệu chỉnh chiến lược. Cũng chính bởi thế nên theo thời gian doanh nghiệp phải xem xét lại cách tiếp cận chung đối với thị trường sản phẩm của mình.
4. Tìm hiểu về kế hoạch marketing:
Định nghĩa kế hoạch marketing:
Kế hoạch Marketing được hiểu là một kế hoạch chức năng, là công cụ để điều hành hoạt động marketing của doanh nghiệp. Các chủ thể là những nhà quản trị marketing phải xây dựng các kế hoạch marketing để nhằm mục đích làm cơ sở tổ chức thực hiện.
Kế hoạch marketing chính là một văn bản pháp lí chứa đựng các chỉ dẫn cho hoạt động marketing sẽ thực hiện cho một thương hiệu hoặc một loại sản phẩm và phân bổ các hoạt động này qua thời gian thực hiện kế hoạch.
Kế hoạch marketing trong tiếng Anh gọi là gì?
Kế hoạch marketing trong tiếng Anh gọi là Marketing Plan.
Đặc điểm của kế hoạch marketing:
– Các kế hoạch marketing cũng có thời hạn thực hiện khác nhau có thể từ một năm cho đến một số năm.
– Mỗi bản kế hoạch marketing thông thường có các nội dung chính cụ thể đó là: Những phân tích cơ bản về thị trường và môi trường marketing, xác định thị trường mục tiêu, các mục tiêu marketing cụ thể, ngân sách cho hoạt động marketing, chiến lược và một chương trình marketing bao gồm các biện pháp marketing với thời gian thực hiện cụ thể.
5. Vai trò của kế hoạch marketing:
– Lập kế hoạch chính được hiểu là giai đoạn đầu tiên của quá trình quản trị marketing. Bản chất của kế hoạch hóa hoạt động marketing đó chính là quá trình xác định các cơ hội, nguồn lực, các mục tiêu, xây dựng các chiến lược với các định hướng và kế hoạch của doanh nghiệp.
– Kế hoạch marketing cũng chính là cơ sở cho tổ chức thực hiện và điều khiển.
– Kế hoạch marketing có thể được xây dựng cho các đối tượng khác nhau: Kế hoạch marketing cho sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm; kế hoạch marketing cho thương hiệu; cho từng khu vực thị trường địa lí; cho từng đoạn thị trường; cho khách hàng lớn và quan trọng; kế hoạch marketing cho sản phẩm mới…
– Các chiến lược và kế hoạch marketing phổ biến nhất thường được xây dựng cho cấp độ sản phẩm/ thị trường. Kế hoạch marketing được tổng hợp trong một hệ thống nhất nhằm mục đích có thể đảm bảo các mục tiêu và chiến lược cụ thể sẽ giúp đạt được mục tiêu mong muốn trên thị trường của toàn doanh nghiệp.
– Bản kế hoạch marketing cũng sẽ giúp cho chủ thể là những nhà quản trị dễ dàng truyền thông tới toàn bộ tổ chức để nhằm mục đích để có thể đảm bảo cho các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp đều hành động theo kế hoạch đã định. Những thay đổi về nhân sự sẽ không gây ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp khi đã có kế hoạch marketing được phê duyệt từ ban lãnh đạo.
Mục tiêu marketing đó chín là mục tiêu mà doanh nghiệp muốn đạt được trong một khoảng thời gian nhất định. Thường thì mục tiêu marketing là mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra khi quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của mình tới người tiêu dùng tiềm năng cần đạt được trong một khung thời gian nhất định.
Hiện nay, việc thiết lập các mục tiêu tiếp thị không chỉ giới hạn trong việc xác định những gì doanh nghiệp muốn đạt được. Ban lãnh đạo công ty cũng cần phải xác định cách sẽ đạt được mục tiêu của mình và lý do tại sao các công ty lại muốn đạt được chúng.