Kiểm soát chất lượng toàn diện là thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Là một phương pháp được sử dụng nhằm đảm bảo chất lượng. Việc kiểm soát giúp các chất lượng sản phẩm được quản lý. Tính chất toàn diện mang đến các tiêu chí trên tất cả các phương diện. Vậy kiểm soát chất lượng toàn diện là gì? Đặc điểm và các ưu điểm?
Mục lục bài viết
1. Kiểm soát chất lượng toàn diện là gì?
Kiểm soát chất lượng toàn diện trong tiếng Anh được gọi là Total Quality Control – TQC.
Kiểm soát chất lượng toàn diện là thuật ngữ được sử dụng trong quản lý sản xuất kinh doanh. Với tính chất kiểm soát của các một trong những phương pháp để quản lí chất lượng. Công ty khi sản xuất hoặc muốn đảm bảo sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn, cần thiết phải kiểm soát chất lượng toàn diện. Trong đó, phải đưa ra các tiêu chí hay thông số yêu cầu trên sản phẩm. Từ đó tạo ra các sản phẩm phù hợp đáp ứng yêu cầu. Quá trình này được gọi là kiểm soát chất lượng toàn diện.
Thuật ngữ kiểm soát chất lượng toàn diện do Feigenbaun đưa ra trong lần xuất bản cuốn sách Total Quality Control (TQC) của ông năm 1951. Khi các đòi hỏi trong đảm bảo chất lượng được đề cao. Trong lần tái bản lần thứ ba năm 1983, Feigenbaun định nghĩa Kiểm soát chất lượng toàn diện TQC như sau:
“Kiểm soát chất lượng toàn diện là một hệ thống có hiệu quả để nhất thể hóa các nỗ lực phát triển và cải tiến chất lượng của các nhóm khác nhau vào trong một tổ chức sao cho các hoạt động Marketing, kĩ thuật và dịch vụ có thể tiến hành một cách kinh tế nhất, cho phép thỏa mãn hoàn toàn khách hàng”.
2. Phân tích khái niệm kiểm soát chất lượng toàn diện:
Như vậy các đòi hỏi cũng như ý nghĩa của kiểm soát được phản ánh. Trong hoạt động doanh nghiệp, chất lượng là yếu tố quan trọng làm nên trải nghiệm cho khách hàng. Bên cạnh tiêu chí về giá cả. Và không ai có thể phủ nhận rằng chất lượng làm nên thương hiệu, hay sự thành công của một doanh nghiệp. Nó phản ánh thông qua sự hài lòng của khách hàng. Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải xác định một hệ thống thực hiện công việc phản ánh hiệu quả nhất. Vớ mục tiêu chất lượng được đảm bảo phản ánh toàn diện.
Khi đó, các mục đích trong phát triển và cải tiến chất lượng được đặt ra. Để thực hiện được, các ứng dụng công nghệ hay khoa học kỹ thuật có thể được ứng dụng vào sản xuất. Nhằm mang đến các tối ưu nhất định. Trong nâng cao năng suất, giảm chi phí và nguồn nhân lực, đồng đều trong chất lượng sản phẩm. Các nhu cầu trong phản ánh chất lượng sẽ được thể hiện. Với tính chất toàn diện, phải thực hiện việc đồng bộ hay kiểm soát trên tất cả các yếu tố. Làm thay đổi tính chất trong phản ánh chất lượng.
Chất lượng đảm bảo theo tiêu chuẩn. Tuy nhiên nó có mang lại lợi ích hay lợi nhuận lớn hơn cho doanh nghiệp hay không. Như vậy phải thực hiện xem xét trên các hoạt động Marketing, kĩ thuật và dịch vụ được thực hiện. Các cách thức kích cầu tiêu dùng và mang sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng phải đảm bảo tính kinh tế. Chất lượng được nâng cao đồng nghĩa với phải quan tâm hơn, bỏ ra nhiều tâm huyết cho việc phát triển lâu dài, bền vững. Do đó mà những hoạt động cần thực hiện giới thiệu chất lượng phải được thực hiện hợp lý, hiệu quả.
Và cuối cùng, việc kiểm soát phải mang đến hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh. Trong mục đích cuối cùng, doanh nghiệp luôn muốn tìm đến lợi nhuận. Và đối tượng đưa đến lợi nhuận chính là khách hàng. Như vậy, thành công trong kiểm soát phải thỏa mãn hoàn toàn khách hàng. Nó không phải chỉ hướng đến giá rẻ, hay giá thành đi liền chất lượng theo quan điểm cũ. Tất cả các biện pháp hiện đại phải được ứng dụng linh hoạt. Khi các chi phí tham gia vào sản xuất giảm, đương nhiên nhà sản xuất có thể cho ra sản phẩm chất lượng với giá rẻ hơn. Tính cạnh tranh này giúp họ có thể chiếm được các vị trí thống lĩnh trên thị trường.
Khái niệm TQC được du nhập vào Nhật bản vào những năm 1950.
Được áp dụng và có những khác biệt nhất định đối với TQC ở Mỹ. Sự khác nhau chủ yếu là do ở Nhật Bản có sự tham gia của mọi thành viên trong tổ chức. Trong khi ở Mỹ thuật ngữ này được xem xét và quan tâm chủ yếu bởi các nhà lãnh đạo, nhà hoạch định chiến lược. Bởi vậy ở Nhật còn có tên gọi là: Kiểm soát Chất lượng Toàn công ty – CWQC (Company Wide Quality Control). Trong đó các chiến lược được phân tích để các nhân viên đều hiểu và thực hiện. Họ xác định được các nội dung công việc cần thực hiện một cách tổng thể.
Trong đó các giai đoạn được tiến hành theo kế hoạch – thực hiện – kiểm tra và hành động điều chỉnh. Tất cả các mục đích cần đạt được thể hiện trong kế hoạch. Và tính chất phản ánh trong thực hiện theo kế hoạch có thể đưa ra kết quả mong muốn hoặc không. Trong các giai đoạn thực hiện đó, ứng với nhiệm vụ của mình, các nhân viên cần thực hiện kiểm tra. Báo cáo các khác biệt hay sự kiện không theo kế hoạch hướng đến điều chỉnh kịp thời.
Các hoạt động này là một chuỗi công việc, bao gồm khảo sát, nghiên cứu, phát triển, thiết kế, thu mua, sản xuất, kiểm tra và marketing cùng với tất cả các hoạt động khác cả bên trong và bên ngoài công ty. Khi đó không chỉ có vai trò thực hiện theo chỉ đạo. Các nhân viên của từng bộ phận đều có thể theo dõi diễn biến từng giai đoạn. Họ là người trực tiếp thực hiện kế hoạch. Cho nên các tác động hay biến đổi có thể được phát hiện sớm nhất. Thay vì phải sử dụng thêm một bộ phận giám sát hay phân tích khác.
3. Đặc điểm kiểm soát chất lượng toàn diện:
TQC là 1 loại dụng cụ thường xuyên không phải mang tính nhất thời.
Trong các hoạt động sản xuất của công ty, nó đều có thể tiến tiến hành. Đặc biệt có ý nghĩa với các doanh nghiệp luôn đòi hỏi cao trong hoạt động. Tâm huyết và mong muốn mang đến các trải nghiệm cũng như hài lòng từ phía khách hàng. Hoặc trong giai đoạn hiện nay, các cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng tạo ra các giá trị thương hiệu khác biệt. Phản ánh các hiệu quả rõ rệt trong kết quả hoạt động và lợi nhuận tìm kiếm được của doanh nghiệp. Chúng được xem xét và đánh giá thường xuyên để đảm bảo yêu cầu đã định. Bằng cách đưa ra các yêu cầu của hệ thống chất lượng vào quá trình lập kế hoạch. Các kết quả đánh giá hệ thống được lãnh đạo xem xét tìm cơ hội cải tiến.
TQC mang đến tư duy mới trong quản lý.
Trước kia các hoạt động sản xuất hay kinh doanh không đề cao tính chất chăm xóc hay tìm kiếm sư hài lòng từ khách hàng. Tất cả được phản ánh trên cán cân cung cầu. Khi mà các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất nhỏ lẻ chiếm đa số. Tuy nhiên này nay, các doanh nghiệp kinh doanh hay sản xuất hàng hóa dịch vụ ngày càng phổ biến. Bên cạnh các nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao từ phía khách hàng. Do đó, việc tìm kiếm và gắn bó với các khách hàng là điều vô cùng quan trọng nếu muốn ổn định kinh doanh. Thương hiệu phải được phản ánh và mang lại giá trị cụ thể.
Đây không chỉ là 1 chiến dịch với những khẩu hiệu áp phích để động viên. Mà là 1 phương pháp lâu dài và 1 nền văn hóa mới trong công ty. Với các ý nghĩa mang lại được thể hiện cho hoạt động và phát triển doanh nghiệp. Đó là 1 tư duy mới về quản lý. Khi xác định được mấu chốt cần thay đổi trong quản lý hay hoạt động. Đó làm đảm bảo trong chất lượng sản phẩm. Với tính chất toàn diện, sản phẩm phải đảm bảo nhu cầu hay công dụng. Bên cạnh các giá thành cạnh tranh. Nhưng tiêu điểm không chỉ ở quản lý mà còn ở khách hàng. Bởi yếu tố tác động qua lại với khách hàng là một bên chủ thể.
4. Các ưu điểm kiểm soát chất lượng toàn diện:
Kiểm soát chất lượng toàn diện huy động nỗ lực của mọi đơn vị trong công ty trong thực hiện kiểm soát. Tất cả đều phải thấy được vai trò của mình trong thực hiện công việc. Cùng với các hỗ trợ nhất định cho việc kiểm soát. Tham gia vào các quá trình có liên quan tới duy trì và cải tiến chất lượng. Trước tiên, các đội ngũ tay nghề hay trình độ cao là người đưa ra các cải tiến hay thay đổi cho hoạt động. Tất cả các thành phần tham gia khác cần nghiêm túc triển khai kế hoạch. Thực hiện các nhiệm vụ và kịp thời phát hiện khác biệt. Từ đó giúp doanh nghiệp nhanh chóng đánh giá cũng như kịp thời điều chỉnh. Mang đến sự duy trì ổn định và cải tiến trong chất lượng mang đến.
Các giá trị được phản ánh trên sản phẩm là thành quả lao động của tập thể. Các chất lượng được đảm bảo giúp thương hiệu công ty đến gần hơn với khách hàng. Từ đó có được lượng khách hàng ổn định, bền vững. Điều này sẽ giúp tiết kiệm tối đa trong sản xuất, dịch vụ. Khi các chi phí được tính toán và sử dụng hợp lý. Các hao hụt hay không tạo ra giá trị được hạn chế. Đồng thời thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Và mang đến lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Kết luận.
Như vậy, kiểm soát chất lượng toàn diện mang đến tư duy mới. Từ đó tạo ra các giá trị mới cho doanh nghiệp. Hoạt động sản xuất kinh doanh cũng tìm kiếm hiệu quả tốt hơn. Khi các giá trị phản ánh trên khách hàng luôn được phát triển và bền vững.