Đại hội đoàn là chương trình tổng kết lại kết quả trong một nhiệm kỳ hoạt động của ban chấp hành đoàn. Việc tổ chức Đại hội Đoàn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quá trình hoạt động Đoàn viên. Dưới đây là bài phân tích về kịch bản chương trình Đại Hội Đoàn và hướng dẫn tổ chức.
Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Khái niệm Đại hội chi đoàn:
– Đại hội Đoàn là việc tổng kết lại những kết quả đã đạt được trong một nhiệm kỳ hoạt động của ban chấp hành chi đoàn, trên cơ sở đó sẽ đưa ra được những phương hướng và nhiệm vụ cụ thể để nâng cao chất lượng hoạt động của đoàn trong những nhiệm kỳ tiếp theo. Đối với công tác đoàn thì việc tổ chức đại hội đoàn rất quan trọng và có ý nghĩa vì đây chính là việc tổng kết lại những kết quả đã đạt được trong một nhiệm kỳ hoạt động của ban chấp hành chi đoàn, trên cơ sở đó sẽ đưa ra được những phương hướng và nhiệm vụ cụ thể để nâng cao chất lượng hoạt động của đoàn trong những nhiệm kỳ tiếp theo.
– Nhiệm kỳ đại hội: Đại hội chi đoàn trong các trường học, các cơ sở giáo dục thường là 1 năm một lần. Đối với đại hội chi đoàn ở cơ sở, các chi đoàn trong các cơ quan hành chính doanh nghiệp sẽ là 5 năm 2 lần. Đối với đoàn cơ sở xã, phường, thị trấn, đoàn cơ sở trong các cơ quan hành chính sự nghiệp doanh nghiệp sẽ là 5 năm 1 lần. Thành viên tham gia đại hội chi đoàn. Theo điều lệ đoàn, đại hội Đoàn chỉ có giá trị khi ít nhất hai phần ba (2/3) số thành viên được triệu tập tham dự. Đoàn chủ tịch trong đại hội chi đoàn gồm những đồng chí có khả năng tổ chức, điều hành, có uy tín và nắm chắc các nguyên tắc điều lệ đoàn. Cơ cấu trong đoàn chủ tịch nên có 03 đồng chí và có cả ủy viên ban chấp hành cũ, nhân sự dự kiến tham gia ban chấp hành mới; có bí thư chi đoàn. Ngoài đoàn chủ tịch thì trong đại hội còn cần có thư ký để tiến hành ghi biên bản, tổng hợp ý kiến phát biểu và các biểu quyết trong đại hội và giúp việc cho đoàn chủ tịch; thư ký thường có 02 đồng chí.
– Hàng năm, Đại hội đoàn được tổ chức ở hầu hết các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Đại hội Đoàn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của Đoàn ở từ cơ quan tổ chức. Cụ thể như sau:
+ Thông qua đại hội sẽ nắm bắt được những thông tin về thành tích cũng như hạn chế bằng việc báo cáo kết quả đạt được trong nhiệm kỳ, điều này sẽ giúp đoàn viên nắm bắt được những việc mà chi đoàn đã thực hiện tốt, những công việc mà đoàn viên cũng như chi đoàn chưa làm được;
+ Dựa trên cơ sở báo cáo tại đại hội, đoàn viên cũng như chi đoàn sẽ tiến hành thảo luận để từ đó đưa ra những phương hướng giải quyết những công việc chưa làm được, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả công việc trong nhiệm kỳ tiếp theo;
+ Trong đại hội sẽ thực hiện việc thảo luận và biểu quyết thông qua các báo cáo của ban chấp hành; quyết định phương hướng, nhiệm vụ công tác nhiệm kỳ; thực hiện việc bầu ban chấp hành; đồng thời đóng góp ý kiến vào các văn kiện của Đại hội Đoàn cấp trên và bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đoàn cấp trên.
2. Kịch bản chương trình Đại hội đoàn:
Tùy vào thời gian và nơi tổ chức đại hội đoàn, phù hợp với từng chi đoàn có thể xây dựng các kịch bản chương trình Đại hội khác nhau, tuy nhiên vẫn cần tuân thủ các giai đoạn, các phần mục sau đây:
– Nghi thức khai mạc: Ở phần này người dẫn chương trình cần phải tiến hành khai mạc Đại hội, tuyên bố lý do ; giới thiệu đại biểu; giới thiệu ban thẩm tra tư cách đại biểu, sau đó giới thiệu Đoàn chủ tịch và mời đoàn chủ tịch lên vị trí điều hành Đại hội.
Lưu ý: Khi ban chấp hành chi đoàn lâm thời tiến hành bầu ban thẩm tra tư cách đại biểu (số lượng 03 đồng chí), để thu nhận ý kiến của đại biểu, người dẫn chương trình tiến hành biểu quyết bằng cách giơ tay. Sau khi ban thẩm tra tư cách đại biểu làm việc thì tiến hành bầu đoàn chủ tịch ( số lượng 03 đồng chí) bằng hình thức giơ tay biểu quyết. Đoàn chủ tịch chính là người điều hành đại hội chi đoàn.
– Phần làm việc của Đoàn chủ tịch: Ở phần này, đoàn chủ tịch lên làm việc và tiến hành các công việc sau đây:
+ Cử đoàn thư ký, số lượng 02 người để hỗ trợ việc ghi chép, tổng hợp ý kiến của Đại hội;
+ Thông qua chương trình công tác nhiệm kỳ: trình bày báo cáo kết quả trong nhiệm kỳ cũ, phương hướng trong nhiệm kỳ mới, thảo luận các tiêu chí lớn;
+ Hướng dẫn thảo luận đóng góp văn kiện đại hội;
+ Bầu ban chấp hành nhiệm kỳ mới
+ Bầu ban kiểm phiếu ;
+ Công bố kết quả bầu cử;
+ Ban chấp hành mới ra mắt và nhận nhiệm vụ;
+ Mời ban thường vụ đoàn khoa phát biểu chỉ đạo đại hội;
+ Tuyên bố bế mạc đại hội
Lưu ý: về phần làm việc của Ban kiểm phiếu: số lượng gồm 03 người (trưởng ban, phó ban và thư ký), đầu tiên ban kiểm phiếu cần thông qua thể lệ bầu cử trước đại hội về cách thức xác định phiếu hợp lệ và phiếu không hợp lệ và tỷ lệ phiếu bầu tín nhiệm trúng cử (trên 50% và xếp theo thứ tự từ trên xuống), sau đó thông báo kết quả bầu cử trước Đại hội.
– Nghi thức bế mạc: Ở phần này, người dẫn chương trình kính mời quý vị khách mời, đại biểu cùng đứng lên làm lễ chào cờ bế mạc. Gửi lời cảm ơn đến quý khách mời và đại biểu đã đến tham dự, kính chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công.
Lưu ý: sau khi kết thúc đại hội đoàn, ban chấp hành chi đoàn cần nộp về văn phòng đoàn một số nội dung sau đây: Báo cáo tổng kết, phương hướng nhiệm vụ trong nhiệm kỳ mới, biên bản đại hội,…
3. Hướng dẫn tổ chức chương trình Đại hội đoàn:
Đại hội chi đoàn là chương trình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công tác đoàn và phong trào thanh niên của các cơ quan, tổ chức nói riêng và của Nhà nước, chính phủ nói chung. Theo thường niên, chương trình đại hội đoàn diễn ra mỗi năm một lần. Do đó, công tác chuẩn bị cho chương trình cũng cần được chuẩn bị kỹ lưỡng. của Trước mỗi kỳ đại hội diễn ra thì công tác chuẩn bị đại hội đoàn gồm có:
+ Lập kế hoạch tổ chức Đại hội trên cơ sở định hướng chỉ đạo của Đoàn cấp trên, trong nội dung Kịch bản đại hội chi đoàn mới nhất cần xác định rõ : thời gian, địa điểm, các nội dung chính trong đại hội và phân công người chuẩn bị như trang trí, chương trình chi tiết, các hoạt động trước, trong và sau Đại hội, …
+ Dự thảo báo cáo kết quả hoạt động chi đoàn trong nhiệm kỳ qua;
+ Bản kiểm điểm của ban chấp hành chi đoàn trong việc lãnh đạo chi đoàn nhiệm kỳ qua;
+ Phương hướng hoạt động của chi đoàn trong nhiệm kỳ mới;
+ Chuẩn bị đề án nhân sự ban chấp hành mới;
+ Xây dựng các văn bản phục vụ Đại hội: chương trình Đại hội; kịch bản chi tiết; mẫu phiếu bầu; mẫu biên bản bầu cử; mẫu giấy mời, mẫu nghị quyết Đại hội; mẫu biên bản Đại hội;
+ Đăng ký lịch tổ chức, báo cáo trình duyệt các tài liệu của Đại hội tới giáo viên chủ nhiệm, ban chấp hành liên chi đoàn. Sau khi được duyệt, mới tiến hành Đại hội. Lưu ý: để đại hội đạt được hiệu quả thì cần bố trí, sắp xếp thời gian tiến hành đại hội trong 01 buổi vào chiều thứ bảy hoặc chủ nhật;
+ Triệu tập Đoàn viên dự Đại hội, phân công đoàn viên thực hiện các khâu trong tổ chức đại hội ( như việc trang trí, chương trình chi tiết, hoạt động trước, trong và sau Đại hội, …) để Đại hội chi đoàn thực sự là một sinh hoạt chính trị quan trọng, thể hiện ý thức trách nhiệm của từng thành viên.
Như vậy, để buổi đại hội đoàn được diễn ra nhanh chóng, theo đúng trình tự, thủ tục thì trước khi tiến hành đại hội cần phải lập kế hoạch rõ ràng cho việc tổ chức đại hội trên cơ sở những định hướng và chỉ đạo của đoàn cấp trên. Đại hội chi đoàn là sinh hoạt chính trị quan trọng, phải được thực hiện một cách nghiêm túc, đúng nguyên tắc điều lệ. Thời gian tổ chức, thì đại hội đoàn phải lựa chọn thời điểm tổ chức đại hội phù hợp với điều kiện thuận lợi của đa số đoàn viên để đảm bảo đoàn viên của chi đoàn được tham dự đầy đủ. Cùng với đó, Đại hội chi đoàn cần được tổ chức tại hội trường, phòng họp, phòng học … để tạo không khí nghiêm túc. Để tổ chức một chương trình Đại hội đoàn thành công thì cần phải tuân thủ theo các quy tắc, quy trình và phương thức cụ thể như trên. Một chương trình Đại hội rõ ràng, khách quan, khoa học vừa thể hiện sự thành công của một hoạt động Đoàn thường niên, vừa thể hiện ý chí của sức trẻ, thanh niên, lòng yêu nước và trách nhiệm, tinh thần của một Đoàn viên.