Khuynh hướng phát triển môi trường bền vững trong thiết kế đô thị là gì? Vai trò của khuynh hướng phát triển môi trường bền vững trong thiết kế đô thị?
Sự phát triển của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa diễn ra nhanh chóng đã làm môi trường đô thị đang đứng trước những thách thức vô cùng to lớn, điều đó dẫn đến một khuynh hướng mới, khuynh hướng phát triển môi trường bền vững trong thiết kế đô thị. Khuynh hướng này có vai trò cực kỳ quan trọng và cũng là định hướng cho sự phát triển của các đô thị.
Mục lục bài viết
1. Khuynh hướng phát triển môi trường bền vững trong thiết kế đô thị là gì?
Đô thị là một khu dân cư, trong đó lực lượng lao động chủ yếu là phi nông nghiệp, sống và làm việc theo lối sống thành thị. Thiết kế đô thị là tạo lập hệ sinh thái đô thị thông qua tổ chức không gian vật thể trên cơ sở giải quyết mọi mâu thuẫn, tác động tiêu cực giữa phát triển và môi trường, trong việc sử dụng các tài nguyên, nhằm phát triển ổn định và bảo đảm môi trường bền vững; đô thị phải có vị trí, chức năng phù hợp với sự phát triển chung của cả nước, vùng và khu vực; phát triển cân đối với tiềm năng của hệ tài nguyên sinh thái, tài nguyên kinh tế-xã hội; cơ cấu chức năng, không gian đô thị phải bảo đảm sự cân bằng, mối quan hệ hài hoà giữa các yếu tố nhân tạo với cảnh quan thiên nhiên, bảo đảm gìn giữ, phục hồi tài nguyên môi trường, sinh thái; coi trọng tính đa dạng, giữ gìn bản sắc, truyền thống, kết hợp hài hoà giữa cải tạo và xây dựng mới; áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ để phát triển, giảm thiểu tác động của con người lên môi trường sinh thái và ngược lại,vv..
Mục tiêu của thiết kế đô thị là tạo lập không gian đô thị vừa bảo đảm công năng có chất lượng thẩm mỹ, nghệ thuật hợp lý, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của đô thị, đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ, văn hoá tinh thần của dân cư đô thị.
Khuynh hướng phát triển môi trường bền vững là một trong các khuynh hướng thiết kế đô thị xuất hiện vào cuối thập kỷ của thế kỷ XX, khuynh hướng này cho rằng, đô thị là thực thể gắn bó của hệ môi trường sinh thái, gồm các yếu tố tài nguyên thiên nhiên, môi trường ( hệ sinh thái, điều kiện đất đai, địa hính, khí hậu,vv..); tài nguyên kinh tế, xã hội, văn hoá, vật thể và phi vật thể ( công nghiệp, dịch vụ, nhà ở, hạ tầng, vệ sinh môi trường, truyền thống văn hoá, lịch sử,vv..). Đây là chiến lược duy nhất có thể cung ứng một cuộc sống tươm tất và có chất lượng cho nhân loại trong khi tránh được những thảm họa sinh thái trong 30 – 40 năm tới, là lối sống cần phải thay thế cho lối sống tiêu thụ vô lý hiện nay đang xô đẩy con người vào vòng xoáy của mô hình phát triển kinh tế nửa vời, lầm tưởng cái vô hạn của hệ sinh thái có thể tồn tại trong một thế giới mà cái gì cũng là hữu hạn, kể cả không khí mà chúng ta hít thở hằng ngày chưa phải trả tiền.
Khuynh hướng phát triển môi trường bền vững gắn với đối tượng của thiết kế đô thị, bao gồm 03 cấp độ:
– Quy mô vùng lãnh thổ: tổ chức không gian cảnh quan, xác định các vùng chức năng và đặc thù cảnh quan vùng gồm các khu đô thị, dân cư nông thôn, khu công nghiệp, các khu du lịch nghỉ mát, khu di tích văn hoá, lịch sử, danh lam thắng cảnh, các khu sản xuất nông nghiệp, trồng rừng, hệ thống các đầu mối cơ sở hạ tầng, hành lang kỹ thuật, khu độc hại, các khu vực đặc biệt khác; các yếu tố cảnh quan thiên nhiên, nhân tạo chủ yếu tạo lập cảnh quan vùng..
– Quy mô tổng thể đô thị, bố cục hệ thống không gian các khu chức năng đô thị, các yếu tố chủ yếu tạo lập không gian KT cảnh quan đô thị: các khu chức năng khu công nghiệp, kho tàng, bến bãi, khu dân cư, các trung tâm hành chính, thương mại, dịch vụ, trung tâm chuyên ngành, cơ quan, các khu cây xanh, di tích, danh thắng, các khu có công trình đầu mối hạ tầng, khu quân sự và khu đặc biệt khác; bố cục hình thái, không gian kiến trúc chủ đạo của đô thị như quảng trường, đường phố chính, trục bố cục KG, cảnh quan, nhóm công trình KT chủ đạo vv…
– Quy mô khu vực: được áp dụng cho một khu chức năng, một trục đường, quảng trường, không gian trống công cộng của đô thị nhằm cụ thể hoá các quy định của quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết về mặt bố cục không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị.
2. Vai trò của khuynh hướng phát triển môi trường bền vững trong thiết kế đô thị:
Khuynh hướng phát triển môi trường bền vững được áp dụng đối với thiết kế công trình kiến trúc. Là bộ phận hữu cơ của cảnh quan, môi trường, một tiểu hệ sinh thái, công trình được thiết kế theo nguyên tắc cân bằng sinh thái sẽ hạn chế tác động đến môi trường, khai thác tài nguyên hợp lí và góp phần bảo đảm phát triển đô thị bền vững.
Khuynh hướng phát triển môi trường bền vững là định hướng quan trọng góp phần giải quyết các vướng mắc nhất định trong quá trình thiết kế đô thị. Đây cũng là khuynh hướng ra đời từ cuối thế kỷ XX và được duy trì cho đến nay. Là một phần quan trọng khi nghiên cứu về phát triển đô thị bền vững.
Những vấn đề môi trường và phát triển đô thị: Chất lượng môi trường đô thị : nước sinh hoạt, năng lượng, thực Phẩm, nhà ở, ô nhiễm (khí, nước, tiếng ồn, trường vật lí), dịch bệnh do đông dân…; Văn hoá đô thị : phương Tây hoá, di dân nông thôn ra đô thị (nông thôn hoá đô thị), lối sống tiêu thụ…; Sự cố môi trường đô thị : ngập úng, cháy, động đất, lún sụt đất…Ngoài ra, đối với các nước đang phát triển, các vấn đề môi trường đô thị như ô nhiễm nước, không khí đang ngày càng tăng do quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá còn manh mún, thiếu quy hoạch và thiếu kiểm soát.
Người nghèo ít quan tâm tới những vấn đề toàn cầu hơn là những nhu cầu sinh tồn cơ bản trong cuộc sống của họ. Vấn đề ở đây là “những quan tâm toàn cầu như thay đổi khí hậu nhận được nhiều sự chú ý của những người làm quy hoạch môi trường ở cả các nước phát triển và các nước đang phát triển, vì chúng có ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế, tới con người. Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển, việc lập các chiến lược bảo vệ môi trường đô thị, trước tiên, lại là việc cần phải giải quyết những vấn đề môi trường ở mức độ vi mô của người nghèo đô thị.
Bài học cho phát triển môi trường bền vững được thiết lập trên cơ sở các kinh nghiệm thành công. Các bài học được rút ra là :
Nhà cửa là điều kiện tiên quyết cho phát triển đô thị bền vững, không chỉ đối với chính phủ mà còn đối với chính quyền địa phương, các thành phần tư nhân cũng như sự quan tâm của chính cộng đồng. Hãy tạo cơ hội để người nghèo có thể có giải pháp đối với vấn đề nhà cửa của họ. Các dự án phát triển đô thị bền vững chỉ ra rằng, cộng đồng địa phương cần phải có sự hỗ trợ để cải thiện nhà cửa, cũng như được cung cấp các cơ sở hạ tầng cơ bản.
Xây dựng năng lực cộng đồng và tổ chức cộng đồng chỉ ra rằng, sự bền vững dài hạn chỉ có thể đạt được thông qua việc “xây dựng năng lực cộng đồng”, thông qua cộng đồng để tổ chức các chương trình phát triển. Điều đó có nghĩa là, những người nghèo cũng phải được tham gia vào trong quá trình xây dựng và thực thi, duy trì dự án. Các cách thức để tổ chức cộng đồng rất khác nhau. Các dự án bền vững đã sử dụng những phương pháp như: các nhóm đào tạo lưu động, xây dựng khung chính sách, các tổ chức phụ nữ và các nhóm gồm một số hộ gia đình hay đường phố. Tất cả sẽ cùng nhau chia sẻ, với cách tiếp cận phổ biến là “học thông qua làm” ; phương pháp tổ chức linh hoạt và dựa trên cơ sở những kinh nghiệm và đánh giá thu được của các dự án trước.
Đặc điểm thứ tư đối với phát triển đô thị bền vững là các dự án cũng nên có thêm sự hỗ trợ từ bên ngoài (có thể là của các tổ chức phi chính phủ). Những người ngoài cuộc có vai trò quan trọng đối với việc thúc đẩy cộng đồng cải thiện môi trường của mình thông qua những trợ giúp về kỹ thuật, luật lệ, tư vấn, tài chính.
Tài trợ từ bên ngoài dường như là một tiêu chí cần thiết cho sự thành công của các dự án phát triển đô thị bền vững.
Thực tế, quá trình tìm hiểu về khuynh hướng phát triển môi trường bền vững trong thiết kế đô thị gặp rất nhiều những khó khăn, các nội dung được nêu trên đây chỉ mang tính cơ bản, giúp người đọc hiểu được những ý chính yếu nhất và hiểu rằng, sự ra đời của khuynh hướng phát triển môi trường bền vững dường như là tất yếu, cần thiết, có vài trò, giá trị ứng dụng cực kỳ cao. Mong rằng, các quốc gia sẽ có những áp dụng thích hợp hay ứng dụng linh hoạt khuynh hướng phát triển môi trường bền vững, góp phần đạt được mục tiêu trong thiết kế đô thị một cách chỉnh chu, toàn diện.