Công ty đa ngành được hiểu là một công ty kinh doanh trong nhiều lĩnh vực, sản phẩm khác nhau. Khu vực tập đoàn đa ngành?
Đối với một nền kinh tế thị trường phát triển và có nhiều biến động trong các hoạt động kinh doanh và phát triển thì nếu như thực hiện kinh doanh đối với một ngành nghề thì tỉ lệ rủi ro rất cao. Chính bởi vì thế mà hiện nay các doanh nghiệp đa phần thường sẽ lựa chọn hình thức kinh doanh nhiều ngành nghề hay còn được gọi là hoạt động kinh doanh đa ngành. Các doanh nghiệp lớn khi kinh doanh đa ngành khi đáp ứng các điều kiện cụ thể sẽ được gọi là tập đoàn đa ngành. Khu vực tập đoàn đa ngành là khu vực thị trường bị chiếm bởi các tập đoàn lớn khi các doanh nghiệp đó sở hữu các đơn vị kinh doanh đa dạng với lĩnh vực không liên quan tới nhau. Chắc hẳn hiện nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về thuật ngữ này.
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu về công ty đa ngành:
Trước tiên chúng ta hiểu về ngành như sau:
Ngành được hiểu cơ bản là tổng thể các đơn vị, tổ chức sản xuất – kinh doanh có cùng cơ cấu kinh tế – kĩ thuật hay các tổ đơn vị hoạt động với mục đích giống nhau đó chính là ra cùng loại sản phẩm, thực hiện cùng t động sự nghiệp chức, (sản xuất loại dịch vụ, cùng tiến hành hoạ nhất định).
Trong đời sống xã hội, ta hiểu ngành là phạm trù chỉ tập hợp các đơn vị, tổ chức theo mục tiêu hoạt động hay cơ cấu sản phẩm nhất định. Sự ngành trong đời sống xã hội là hiện tượng tất yếu khách quan, nó phản ánh những nhu cầu và động đa dạng cũng như sự phân công, phối hợp của con người trong quá trình lao động xã hội. Ngành là khái niệm trong lĩnh vực kinh tế xã hội. Xã hội càng phát triển, sự phân công và phối hợp giữa các ngành càng hoàn thiện. Trong quản lí nhà nước, sự phân ngành cũng có ý nghĩa rất quan trọng. Một mặt, nó phản ánh sự phân chia thành các loại khác nhau của đối tượng quản lí nhưng mặt khác, nó còn thể hiện sự phân công lao động trong hoạt động quản lí nhà nước nhằm tạo sự phù hợp và đạt hiệu quả cao trong hoạt động này. Tuy nhiên, sự phân ngành trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước có quy luật và yêu cầu riêng của nó, nhất là trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay ở Việt Nam thì cần phải có bộ máy nhà nước gọn nhẹ, đa năng, hiệu lực và hiệu quả, vừa giữ vững kỉ cương vừa phát huy vai trò tích cực, chủ động sáng tạo của các ngành, các cơ sở kinh tế xã hội.
Kết hợp sự quản lí theo ngành với quản lí theo: địa phương và vùng lãnh thổ là nguyên tắc quan trọng trong quản lí nhà nước.
Tuy nhiên, ngành cũng không phải là khái niệm được quy định rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật, nó chỉ là khái niệm có ý nghĩa trong luật học.
Ví dụ:
– Trong ngành Y có nghề bác sĩ, nghề y tá, nghề hộ lý…Những nghề này có yêu cầu chung đối với những chủ thể là người lao động là khỏe mạnh, giàu tình thương, giỏi quan sát, tư duy logic, phán đoán…và đều hướng tới mục đích là phòng bệnh, chữa bệnh và bảo vệ sức khoẻ cho người dân.
– Ngành công nghệ thông tin có các nghề lập trình viên, thiết kế WEB, kỹ thuật viên… Những nghề này đều yêu cầu các chủ thể là những người lao động khỏe mạnh, ưa hoạt động tĩnh, kiên trì, thích kỹ thuật, nhạy cảm với con số, giỏi tư duy trừu tượng…và đều hướng tới mục đích là chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin.
Thế giới nghề nghiệp có thể chia thành hàng chục ngành khác nhau cụ thể: Ngành giáo dục đào tạo, ngành tài chính, ngành xây dựng, du lịch…
Ta hiểu về công ty đa ngành như sau:
– Khái niệm công ty đa ngành:
Công ty đa ngành được hiểu là một công ty kinh doanh trong nhiều lĩnh vực, sản phẩm khác nhau. Đó là những lĩnh vực: Yêu cầu chuyên môn quản lí cao; Có người tiêu dùng đa dạng và sản xuất các sản phẩm hoặc dịch vụ khác nhau
Một trong những lợi thế của công ty đa ngành đó là các công ty này sẽ giúp giảm tác động từ những biến động bất thường trong bất kì một ngành nào. Tuy nhiên, mô hình công ty đa ngành hiện nay cũng khiến cho các cổ đông ít nhận ra các khoản lãi hoặc lỗ đáng kể vì nó không tập trung vào một doanh nghiệp.
Công ty đa ngành trong tiếng Anh là Diversified Company.
– Hoạt động của công ty đa ngành:
Các công ty có thể trở nên đa ngành bằng cách tự mình tham gia vào các lĩnh vực kinh doanh mới hay sáp nhập, mua lại một công ty hoạt động trong lĩnh vực hoặc dịch vụ khác. Một trong những thách thức mà các công ty đa ngành phải đối mặt đó chính là các công ty này sẽ cần duy trì sự tập trung chiến lược mạnh mẽ để tạo ra lợi nhuận tài chính vững chắc cho các cổ đông thay vì làm giảm giá trị doanh nghiệp thông qua việc mua lại hoặc mở rộng.
– Các tập đoàn:
Một hình thức phổ biến của một công ty đa ngành là tập đoàn. Các tập đoàn được hiểu là các công ty lớn được tạo thành từ các công ty độc lập hoạt động trong nhiều ngành công nghiệp. Nhiều tập đoàn là các công ty đa quốc gia và đa ngành.
Mỗi một nhánh kinh doanh trong một tập đoàn hoạt động độc lập với các bộ phận kinh doanh khác, nhưng hoạt động của các công ty con sẽ đều được báo cáo cho quản lí cấp cao của công ty mẹ.
Tham gia vào nhiều lĩnh vực khác nhau giúp công ty mẹ của một tập đoàn giảm bớt rủi ro khi ở trong một thị trường duy nhất. Không những thế nó cũng giúp công ty mẹ giảm chi phí và sử dụng ít tài nguyên hơn. Nhưng sẽ có những thời điểm một công ty phát triển quá lớn khiến công ty đó bị mất hiệu quả. Để nhằm muc đích có thể giải quyết vấn đề này, tập đoàn có thể thoái vốn.
2. Khu vực tập đoàn đa ngành:
Khái niệm khu vực tập đoàn đa ngành:
Khu vực tập đoàn hay ta còn gọi là khu vực tập đoàn đa ngành.
Khu vực tập đoàn được hiểu là khu vực thị trường bị chiếm bởi các tập đoàn lớn sở hữu các đơn vị kinh doanh đa dạng với lĩnh vực không liên quan tới nhau.
Mặc dù các tập đoàn có thể tham gia vào một hoặc nhiều khu vực thị trường theo Chuẩn phân ngành quốc tế (GICS), một số chủ thể là các nhà phân tích cho rằng để riêng một khu vực cho các tập đoàn đa ngành sẽ dễ diễn giải hiệu quả hoạt động các tổ chức này hơn, từ đó phát triển chiến lược đầu tư của họ hợp lí hơn.
Hiệu suất của khu vực tập đoàn đa ngành sẽ phản ánh hiệu suất của các chỉ số lớn như S&P 500 một phần là do các tập đoàn đa ngành như 3M, Coca Cola và General Electric là các đại diện tiêu biểu trong chỉ số.
Khu vực tập đoàn hay khu vực tập đoàn đa ngành trong tiếng Anh là gì?
Khu vực tập đoàn hay khu vực tập đoàn đa ngành trong tiếng Anh là Conglomerates Sector.
Độ phổ biến của khu vực tập đoàn đa ngành:
Các tập đoàn đa ngành đã nổi lên trên toàn thế giới từ giữa thế kỷ 20 khi thương mại quốc tế đang ngày càng được mở rộng và các tập đoàn lớn bắt đầu đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh của họ.
Ban đầu là với mục đích làm một phương tiện chống lại sự biến động của thị trường. Một số tập đoàn đa ngành đa dạng hóa với việc nắm giữ một loạt các doanh nghiệp ít có mối liên hệ với nhau, nhưng số khác thì nó lại tập trung vào các công ty phục vụ cho cùng một ngành công nghiệp, cụ thể như ngành công nghiệp năng lượng, sản xuất thực phẩm hay hàng không vũ trụ.
Trong những thập kỉ gần đây, cơn sốt các tập đoàn đa ngành cũng đã dần bị giảm sút vì nhiều lí do, trong đó giá trị chia tách công ty con ra khỏi tập đoàn và sự biến động của lợi tức cổ tức do hoạt động trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau là lí do phổ biến nhất.
Ngoài ra, kích thước của một tập đoàn cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu suất cổ phiếu của nó và sẽ phải chịu mức chiết khấu của tập đoàn, dẫn đến một tập đoàn được định giá thấp hơn tổng số nắm giữ của nó.
Khu vực tập đoàn đa ngành và Chuẩn phân ngành quốc tế (GICS):
Chuẩn phân ngành quốc tế hiện nay đã thiết lập một hệ thống gồm 11 lĩnh vực, được phân thành 24 nhóm ngành, 68 ngành và 157 tiểu ngành để nhằm mục đích có thể phân loại các ngành công nghiệp. Khu vực tập đoàn đa ngành không được chính thức thừa nhận trong hệ thống phân loại này.
11 lĩnh vực hàng đầu cụ thể đó chính là: Hàng tiêu dùng không thiết yếu; Hàng tiêu dùng thiết yếu; Năng lượng; Tài chính; Chăm sóc sức khỏe; Công nghiệp; Công nghệ thông tin; Nguyên vật liệu; Bất động sản; Dịch vụ viễn thông và dịch vụ tiện ích.
Các tập đoàn khi tập trung vào một ngành công nghiệp sẽ được xếp trong một danh mục cụ thể trong hệ thống trên, mặt khác đối với các tập đoàn đa ngành có cổ phần trong các công ty đa dạng lĩnh vực thì sẽ có cổ phần được xếp loại theo ngành phù hợp.