Việc tham gia vào khu vực mậu dịch tự do đã giúp các quốc gia phát triển trao đổi thương mại với nhau không những thế đó còn là sự du nhập văn hóa và kiến thức ủa nhân loại. Hiện nay, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về khu vực mậu dịch tự do. Khu vực mậu dịch tự do là gì? Đặc điểm khu vực mậu dịch tự do?
Mục lục bài viết
1. Khu vực mậu dịch tự do là gì?
1.1. Khái niệm khu vực mậu dịch tự do:
Khu vực mậu dịch tự do được xem là khu vực mà trong đó một nhóm các quốc gia khi tham gia vào khu vực này đã kí hiệp định thương mại tự do và duy trì ít hoặc không có rào cản thuế quan hoặc hạn ngạch với nhau.
Khu vực mậu dịch tự do được hiểu là khu vực mà trong đó một nhóm các quốc gia tham gia khu vực này đã kí hiệp định thương mại tự do và duy trì ít hoặc không có rào cản thuế quan hoặc hạn ngạch với nhau.
Các khu vực mậu dịch tự do tạo điều kiện cho thương mại quốc tế và những lợi ích liên quan từ thương mại, đi kèm với sự phân bổ lao động và chuyên môn hóa quốc tế.
Khu vực mậu dịch tự do được xem là hình thức liên kết kinh tế quốc tế trong trong đó các nước thành viên thỏa thuận với nhau về việc giảm hoặc xóa bỏ hàng rào thuế quan và các biện pháp hạn chế về số lượng, tiến tới hình thành một thị trường thống nhất về hàng hóa và dịch vụ. Tuy nhiên các nước thành viên vẫn giữ được quyền độc lập tự chủ trong quan hệ buôn bán với các nước ngoài khu vực. Nói cách khác, những thành viên của khu vực mậu dịch tự do có thể duy trì những thuế quan riêng và những hàng rào thương mại khác đối với thế giới bên ngoài.
Khu vực mậu dịch tự do là một hình thức liên kết quốc tế nhằm xây dựng và hình thành thị trường thống nhất về cả hàng hóa lẫn các loại dịch vụ tạo nền tảng kết nói và phát triển kinh tế khu vực. Những nước thuộc khu vực mậu dịch tự do sẽ được giảm hoặc xóa bỏ những rào cản thuế quan khi muốn đưa hàng hóa vào nước bạn. Tất nhiên, những quốc gia tham gia vào khu vực mậu dịch tự do hiện nay vẫn sẽ được hưởng những chế quyền độc lập tự chủ. Có nghĩa rằng các nước dù tham gia vào khu vực vẫn có quyền giữ mối quan hệ hợp tác, thu thuế quan với những quốc gia khác ngoài khu vực mậu dịch tự do.
Tuy nhiên, các khu vực mậu dịch tự do hiện nay đã bị chỉ trích cả về chi phí liên quan đến việc gia tăng hội nhập kinh tế và nỗ lực hạn chế thương mại tự do.
Ta nhận thấy, khu vực mậu dịch tự do không chỉ mang ý nghĩa phát triển trao đổi thương mại mà bên cạnh đó còn là sự du nhập văn hóa và kiến thức nhân loại. Ta có thể hiểu như khi những người bạn chơi với nhau lâu dần sẽ có những tính cách ảnh hưởng lẫn nhau… Điều này tương tự như khi các quốc gia trên thế giới thực hiện giao lưu với nhau mà ta hay gọi là du nhập văn hóa. Sự du nhập này đôi khi là những điều rất gần gũi cụ thể như là phong cách làm việc, sự chuyên nghiệp, mức độ chỉn chu, trách nhiệm,… và luôn cả những mặt không tốt trong văn hóa của các quốc gia.
1.2. Khu vực mậu dịch tự do trong tiếng Anh là gì?
Khu vực mậu dịch tự do trong tiếng Anh là Free Trade Area.
1.3. Đặc điểm của Khu vực mậu dịch tự do:
Khu vực mậu dịch tự do về cơ bản là một nhóm các quốc gia có ít hoặc không có rào cản thương mại theo hình thức thuế quan hoặc hạn ngạch với nhau.
Các khu vực mậu dịch tự do hiện nay sẽ có xu hướng tăng khối lượng thương mại quốc tế giữa các quốc gia thành viên và cho phép họ tăng chuyên môn hóa tương ứng với lợi thế so sánh của quốc gia đó.
– Để phát triển một khu vực mậu dịch tự do, các quốc gia thành viên khi tham gia vào khu vực mậu dịch tự do cần phải xây dựng các quy tắc về cách mà khu vực mậu dịch tự do mới sẽ hoạt động.
Mỗi quốc gia sẽ phải làm thủ tục hải quan nào, thuế quan nào, nếu có, sẽ được cho phép và phí sẽ là bao nhiêu? Các nước tham gia khu vực mậu dịch tự dosẽ giải quyết tranh chấp thương mại như thế nào? Làm thế nào hàng hóa sẽ được vận chuyển cho thương mại? Quyền sở hữu trí tuệ sẽ được bảo vệ và quản lí cụ thể như thế nào?
Làm thế nào để chúng ta có thể những câu hỏi này sẽ được trả lời trong một hiệp định thương mại tự do cụ thể, dựa trên những ảnh hưởng chính trị và quan hệ quyền lực giữa các quốc gia.
Điều này chính là lý do hình thành nên phạm vi và mức độ của giao dịch tự do trên thế giới. Mục tiêu đó chính là tạo ra một chính sách thương mại mà tất cả các quốc gia trong khu vực mậu dịch tự do có thể đồng ý thực hiện được.
– Thương mại tự do tạo ra chi phí và lợi ích.
Các khu vực mậu dịch tự do có thể mang lại lợi ích cho các chủ thể là người tiêu dùng, những người có thể có nhiều quyền tiếp cận được hàng hóa nước ngoài rẻ hơn và/ hoặc chất lượng cao hơn. Bên cạnh đó, các chủ thể là người tiêu dùng có thể nhận thấy giá hàng nhập khẩu giảm khi chính phủ giảm hoặc loại bỏ thuế quan.
Các nhà sản xuất có thể phải đấu tranh với sự gia tăng cạnh tranh, nhưng các chủ thể này cũng có thể có được một thị trường mới rộng đáng kể với các khách hàng hoặc nhà cung cấp tiềm năng.
Công nhân ở một số quốc gia và ngành công nghiệp sẽ mất việc làm và phải đối mặt với những khó khăn liên quan khi sản xuất chuyển sang các lĩnh vực có lợi thế so sánh, hoặc hiệu ứng thị trường nước nhà, làm cho các ngành đó hiệu quả hơn về mặt tổng thể.
Một số khoản đầu tư vào vốn hiện vật cố định và vốn nhân lực cuối cùng sẽ mất giá trị hoặc gia tăng chi phí chìm.
Các khu vực mậu dịch tự do cũng có thể khuyến khích sự phát triển kinh tế ở các quốc gia nói chung, mang lại lợi ích cho người dân với mức sống tăng lên.
Những người ủng hộ các khu vực mậu dịch tự do nêu bật lên những lợi ích, trong khi những người phản đối khu vực mậu dịch tự do tập trung vào các chi phí.
Các khu vực mậu dịch tự do được ưa chuộng bởi một số người ủng hộ kinh tế thị trường tự do.
Thay vào đó, những người khác lập luận rằng thương mại tự do thực sự không đòi hỏi bất kì hiệp ước phức tạp nào giữa các chính phủ hoặc các tổ chức chính trị. Lợi ích của thương mại cũng có thể dễ dàng có được bằng cách loại bỏ các hạn chế thương mại, thậm chí là đơn phương.
Một số chủ thể ủng hộ thị trường tự do chỉ ra rằng các khu vực mậu dịch tự do thực sự có thể bóp méo các mô hình chuyên môn hóa và phân bổ lao động quốc tế bằng cách thiên vị, hoặc thậm chí hạn chế rõ ràng, thương mại đối với các khối thương mại.
Điều này hiện nay là trái ngược với việc cho phép các lực lượng thị trường xác định mô hình sản xuất và thương mại giữa các quốc gia một cách tự nhiên.
1.4. Các Khu vực mậu dịch tự do Việt Nam tham gia:
Việt Nam hiện nay đang tham gia vào các khu vực mậu dịch tự do song phương và đa phương cụ thể như: Khu vực mậu dịch tự do Asean, các hiệp định FTA Việt Nam – EU, Việt Nam – Hàn Quốc, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương,…
2. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN:
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN là khu vực tự do mậu dịch mà Việt Nam đang tham gia. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) được hiểu là khu vực bao gồm các quốc gia thành viên ASEAN thoả thuận về quá trình liên kết pháp lí quốc tế nhằm mục đích để thực hiện tự do hoá thương mại, hàng hoá, dịch vụ, đầu tư giữa các nước này bằng cách bãi bỏ các quy định về hàng rào thuế quan và phi quan thuế, áp dụng biểu thuế quan giữa các quốc gia thành viên.
Nhằm thực hiện thành công khu vực mậu dịch tự do ASEAN, năm 1992, các nước thành viên ASEAN đã quyết định kí Hiệp định về ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT). Hiệp định này đã được sửa đổi bổ sung vào năm 1994.
Tự do hoá thương mại, hàng hoá… chỉ được áp dụng trong quan hệ giữa các nước ASEAN với nhau. Đối với những quốc gia khi không phải thành viên của ASEAN, mỗi nước trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN vẫn duy trì chính sách ngoại thương độc lập.
Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA là cụm từ viết tắt của ASEAN Free Trade Area) là một hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương giữa các nước trong khối ASEAN. Theo đó, sẽ thực hiện tiến trình giảm dần thuế quan xuống 0-5%, loại bỏ dần các hàng rào thuế quan đối với đa phần các nhóm hàng và hài hòa hóa thủ tục hải quan giữa các nước.
Sáng kiến thành lập về AFTA vốn là của Thái Lan. Sau đó hiệp định về AFTA được ký kết vào năm 1992 tại Singapore. Ban đầu chỉ có sáu nước là Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan (gọi chung là ASEAN-6). Các nước Campuchia, Lào, Myanma và Việt Nam trong khu vực ASEAN được yêu cầu tham gia Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN. Có thể nói Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN là một khu vực thương mại tự do lớn đóng vai trò quan trọng không chỉ về mặt kinh tế mà còn là chính trị, văn hóa, đối ngoại.
Bên cạnh mục đích để nhằm giảm thiểu và xóa bỏ những rào cản về mặt thuế quan đối với các thành viên tham gia thì mục tiêu của tổ chức này còn lớn không kém. Đó chính là việc tăng lợi thế cạnh tranh của Asean với các quốc gia trong khu vực Châu Á và toàn thế giới.
Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN được thành lập đã giúp Asean có thể thành cơ sở sản xuất trên thị trường thế giới. Trở thành khu vực thu hút nhiều nguồn đầu tư, hợp tác đến từ các quốc gia kinh tế trên phạm vi toàn thế giới.