Như chúng ta đã biết hiện nay ngoài phát triển kinh tế thì chúng ta cũng rất cần phải bảo vệ các giá trị của thiện nhiên để có thể hoàn thành mục tiêu phát triển bền vững. Nhất là bảo tồn vùng biển. Theo đó pháp luật đã có những quy định về khu bảo tồn biển vậy khu bảo tồn biển là gì?
Mục lục bài viết
1. Khu bảo tồn biển là gì?
Theo Luật Thủy sản 2017 thì khu bảo tồn biển là:
“Khu bảo tồn biển là loại hình khu bảo tồn thiên nhiên, được xác lập ranh giới trên biển, đảo, quần đảo, ven biển để bảo vệ đa dạng sinh học biển. “
Theo như các tài liệu ghi lại thì ta hiểu khu bảo tồn biển bao gồm những hoạt động liên quan đến việc bảo vệ các khu vực biển tự nhiên theo các mục tiêu quản lí cụ thể đã được xác định và các khu bảo tồn biển có thể được bảo tồn vì một số lí do như bảo vệ tài nguyên kinh tế, bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các loài sinh vật. Ngoài ra còn một số tài liệu ghi lại khái niệm như:
” Khu bảo tồn biển là những vùng phân định với những qui định về những hành động được phép hoặc không được phép thực hiện”.
(Theo International Union for Conservation of Nature – IUCN)
2. Khu bảo tồn biển tiếng Anh là gì?
Khu bao tồn biển trong tiếng Anh được gọi là Marine Protected Area, viết tắt là MPA.
3. Danh sách khu bảo tồn biển Việt Nam:
Chắc hẳn khi nhắc tới vùng biển của Việt Nam chúng ta may mắn vô cùng khi được mẹ thiên nhiên ban tặng cho đường bờ biển dài tới 3,200km và đường bờ biển này cung cấp nguồn tài nguyên biển vô cùng trù phú và đa dạng. Không những vậy vai trò của biển là môi trường sống cho hơn 11,000 loài sinh vật biển, đem lại bao lợi ích về khai thác thủy hải sản cũng như du lịch biển và là nguồn nguyên liệu quý báo cho nghiên cứu khoa học và làm phong phú cho các tài liệu nghiên cứu. Bên cạnh đó thì do hiện nay khai thác và đánh bắt, sử dụng tài nguyên biển rất phức tạp và tần suất nhiều thì kho báu “biển bạc” của Việt Nam đang chịu ảnh hưởng nặng nề gây ra bởi ô nhiễm môi trường, khai thác quá mức.. và nó sẽ dẫn tới sự suy giảm về đa dạng sinh học, phá hủy hệ sinh thái biển vốn đã mong manh và gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế. Vói lí do đó nên để bảo vệ môi trường biển cũng là môi trường nói chung và từ đó việc nghiên cứu thiết lập các khu bảo tồn biển cũng vo cùng cần thiết.
Năm 2010 theo kế hoạch thì Chính phủ đã ban hành quy định là Quyết định 742 thành lập 16 khu bảo tồn biển (MPA) như một phần trong chiến lược phát triển kinh tế bền vững. Tới thời điểm này (2017), theo quyết định này được ban bố thì đã có 8 trên tổng số 16 khu bảo tồn chính thức hoạt động, bao gồm: Cát Bà, Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, vịnh Nha Trang, Núi Chúa, Hòn Cau, Côn Đảo và Phú Quốc. Ngoài ra còn có hai di sản thế giới là Bái Tử Long và Hạ Long
Từ các số liệu được thống kê dựa trên các danh sách bảo tồn của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, hệ thống các khu bảo tồn biển này chiếm diện tích khoảng 0,24% diện tích vùng biển Việt Nam. Các khu bảo tồn biển thì khá rộng và cụ thể là sở hữu gần 70.000 ha rạn san hô, 20.000 ha thảm cỏ biển và một phần rừng ngập mặn, trong đó đa số các bãi giống, bãi đẻ và nơi cư trú của các loài thủy sản kinh tế và có gần 100 loài đặc hữu và nguy cấp. Tất cả 16 khu bảo tồn biển của Việt Nam tập trung ở vùng biển ven bờ, xa nhất là khu bảo tồn biển Nam Yết thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa.
Dựa trên những nỗ lực và cố gắng bảo vệ khu bảo tồn biển thì cũng vẫn xuất hiện các vi phạm làm tổn thương các giá trị và chức năng của khu bảo tồn biển trong những năm gần đây vẫn ở mức phức tạp, chủ yếu là do các phương thức và ngư cụ khai thác mới mang tính hủy diệt, xâm hại đến nguồn lợi thủy sản. Đặc biệt, các hoạt động du lịch trong các khu bảo tồn biển tăng nhanh trong những năm gần đây đã làm trầm trọng thêm tình trạng ô nhiễm môi trường, đe dọa sự đa dạng sinh học.
Một số khu bảo tồn nhờ vào các hoạt động cải thiện sinh kế cho cộng đồng dân cư như: Cù Lao Chàm, Hòn Mun, Vườn quốc gia Núi Chúa. Trong đó có thể kể tới khu bảo tồn ở Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, trên cơ sở áp dụng phương thức đồng quản lý dựa vào cộng đồng trong việc bảo vệ tài nguyên, xử lý rác thải nhựa mà lĩnh vực du lịch sinh thái đã bước đầu tạo ra thu nhập bắt nguồn từ việc bảo tồn.
4. Nâng cao nhận thức về bảo vệ Khu bảo tồn biển:
Như các thông tin trên ta đã thấy thì để thực sự đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh, phát triển bền vững, giàu từ biển và bảo tồn được các giá trị, Đảng và nhà đước đã đề ra rất nhiều chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định, công tác bảo tồn biển, bảo tồn đa dạng sinh học biển, ngăn chặn xu thế ô nhiễm, suy thoái môi trường biển là một trong những nhiệm vụ cấp bách trong thời gian tới.
Viêc phát triển nền kinh tế biển, các vùng biển, ven biển đã và đang trở thành những khu vực phát triển tốc độ cao, xu hướng tiến ra biển, khai thác biển, làm giàu từ biển đã được nhiều địa phương triển khai hiệu quả, đem lại lợi ích to lớn cho đất nước. Tuy nhiên cũng cần kết hợp với việc quản lý và bảo vệ môi trường biển theo hướng phát triển bền vững dù vẫn còn nhiều bất cập nên cần có những biện pháp để giải quyết theo hướng lâu dài.
Để giải quyết được ta cần nắm được các nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên, cụ thể có các nguyên nhân sâu xa nhưng cái chính vẫn là vấn đề nhận thức. Theo đó nên hướng giải quyết là các ngành, các cấp, các doanh nghiệp và người dân còn chưa thực sự đặt vấn đề bảo vệ môi trường biển lên hàng đầu. Không những vậy trong tư duy phát triển kinh tế biển nhiều địa phương vẫn xem trọng các yếu tố kinh tế, tăng trưởng ngắn hạn hơn các yếu tố môi trường và từ đó có thể coi trọng lợi ích trước mắt hơn các lợi ích lâu dài.
Như vậy ta thấy cần phải phát triển bền vững giữa kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường biển và bảo vệ các khu bảo tồn cần được chú trọng hơn, tuy hiện nay chưa được quán triệt đầy đủ, sâu sắc trong các quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển và các đề án, dự án cụ thể… dẫn đến việc thực thi không nghiêm, không hiệu quả và các nguyên nhân từ sự phối hợp giữa các cơ quan ở Trung ương với địa phương trong việc ứng phó với tình trạng ô nhiễm môi trường biển chưa tạo được mối liên hệ chặt chẽ, thuận tiện.
Để có tính răn đe cho các hành vi xâm phạm khu bảo tồn biển thì Nhà nước cần các quy định xử phạt. Hiện nay các quy định của Việt Nam còn thiếu chưa rõ về vấn đề này mà lại chồng chéo, mức độ xử phạt còn thấp cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm biển và xâm hại tài nguyên thiên nhiên biển gia tăng.
Từ đó để vấn đề bảo vệ khu bảo tồn biển thực sự hiệu quả, gìn giữ và khai thác tài nguyên thiên nhiên biển hợp lý và theo đúng quy đinh, phục vụ cho sự phát triển bền vững kinh tế biển, Các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà hoạch định chính sách cần nâng cao hiệu lực, hiệu quả đánh giá môi trường chiến lược và đánh giá tác động môi trường, nhất là đối với các dự án phát triển kinh tế – xã hội vùng ven biển, trên biển, trên các đảo, cụm đảo và cũng cần kiểm soát chặt chẽ các hoạt động lấn biển, nhận chìm chất thải; kiểm soát, ngăn chặn hoàn toàn việc đổ chất thải nguy hại xuống biển dưới mọi hình thức.
Kết hợp với đó là nước ta cần tập trung tăng cường năng lực ứng phó nhanh, hiệu quả với các sự cố môi trường ở các vùng cửa sông ven biển và trên biển thì từ đó cần phải thực hiện xã hội hóa, kêu gọi đầu tư từ khối doanh nghiệp trong hoạt động giám sát và ứng phó sự cố môi trường biển; thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ các yêu cầu về điều kiện, năng lực ứng phó sự cố của tàu, thuyền hoạt động trên biển hoặc đi qua các vùng biển Việt Nam.
Ngoài ra, trong thời gian tới, các mô hình quản lý nhà nước có sự tham gia của cộng đồng cần được nhân rộng; khuyến khích các mô hình hợp tác, liên kết trong sản xuất chế biến và tiêu thụ và thực hiện phối hợp hiệu quả giữa nhà nước và các tổ chức xã hội nghề nghiệp.
Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường biển, việc đánh giá tác động môi trường trong các vùng, đặc biệt là các dự án phát triển nuôi trồng, chế biến thủy hải sản cần được kiểm soát chặt chẽ và cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các quy định pháp luật về lĩnh vực bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy hải sản.