Khối cộng đồng và thị trường chung Caribe là một nhóm gồm một só các quốc gia đang phát triển ở vùng Caribe kết hợp lại tạo thành một cộng đồng kinh tế và chính trị. Với những mục đích chung thì Khối cộng đồng và thị trường chung Caribe đang dân khẳng định được vai trò và vị thế của mình. Vậy khối cộng đồng và thị trường chung Caribe là gì? Khu vực thương mại tự do Caribe?
Mục lục bài viết
1. Khối cộng đồng và thị trường chung Caribe là gì?
1.1. Khái quát về khối cộng đồng và thị trường chung Caribe:
Kể từ khi thành lập khối cộng đồng và thị trường chung Caribe do chủ yếu là các thành phần nói tiếng Anh của khu vực Caribe đã trở thành đa ngôn ngữ trong thực tế không chính thức với việc bổ sung tiếng Hà Lan – đây chính là ngôn ngữ chính thức của Suriname vào 4 tháng 7 năm 1995 và Haiti, nơi tiếng Pháp và Creole Haiti được nói, vào 2 tháng 7 năm 2002.
Năm 2001, những chủ thể là người đứng đầu các chính phủ đã ký sửa đổi Hiệp ước Chaguaramas do đó mở đường cho sự chuyển đổi của các ý tưởng cho một thị trường chung theo khía cạnh của khối cộng đồng và thị trường chung Caribe vào thay vì một Caribbean Single Market and Economy. Một phần của hiệp ước sửa đổi giữa các nước thành viên bao gồm việc thành lập và thực hiện các Tòa án tư pháp Caribbe.
1.2. Lịch sử hình thành của khối cộng đồng và thị trường chung Caribe:
Khối cộng đồng và thị trường chung Caribe ban đầu là Cộng đồng Caribbe và khối thị trường chung, được thành lập bởi Hiệp ước Chaguaramas và có hiệu lực vào ngày 1 tháng 8 năm 1973. Bốn nước ký đầu tiên là Barbados, Jamaica, Guyana và Trinidad và Tobago.
Khối cộng đồng và thị trường chung Caribe thay thế Hiệp hội thương mại tự do Caribe (CARIFTA) 1965 – 1972, vốn đã được tổ chức để nhằm mục đích để tiếp tục cung cấp một liên kết kinh tế giữa các nước nói tiếng Anh của Caribbe sau sự tan rã của Liên bang Tây Ấn kéo dài từ 3 tháng 1 năm 1958 tới 31 tháng 5 năm 1962.
Một Hiệp ước sửa đổi của Chaguaramas thành lập Cộng đồng Caribbe bao gồm cả các thị trường kinh tế đơn của khối cộng đồng và thị trường chung Caribe đã được ký kết bởi những người đứng đầu các chính phủ của khối cộng đồng và thị trường chung Caribe của Cộng đồng Caribbe ngày 5 tháng 7 năm 2001 của họ tại Hội nghị lần thứ hai mươi hai của Hội nghị ở Nassau, Bahamas.
2. Tìm hiểu về khối cộng đồng và thị trường chung Caribe:
Khái niệm khối cộng đồng và thị trường chung Caribe:
Khối cộng đồng và thị trường chung Caribe được gọi tắt là Cộng đồng Caribe. Khối cộng đồng và thị trường chung Caribe chính là một nhóm gồm hai mươi quốc gia đang phát triển ở vùng Caribe kết hợp lại tạo thành một cộng đồng kinh tế và chính trị.
Khối cộng đồng và thị trường chung Caribe hợp tác với nhau để nhằm mục đích định hình các chính sách cho khu vực thành viên cũng như khuyến khích tăng trưởng kinh tế và thương mại.
Khối Cộng đồng và Thị trường chung Caribe (Caribbean Community and Common Market) được hiểu là thị trường chung được thành lập vào năm 1973 với tiền thân là tổ chức Mậu dịch Tự do Caribe – tổ chức đã nỗ lực thúc đẩy quá trình nhất thể hoá kinh tế trong khu vực Caribe. Khối cộng đồng và thị trường chung Caribe đã thoả thuận áp dụng một phần hệ thống thuế quan và chính sách bảo hộ chung đối với các nước ngoài khu vực.
Khối cộng đồng và Thị trường chung Caribe đã thỏa thuận áp dụng một phần hệ thống thuế quan và chính sách bảo hộ chung đối với các nước ngoài khu vực.
Các hoạt động chính của nó liên quan đến phối hợp chính sách kinh tế và quy hoạch phát triển; đặt ra và mở ra các dự án đặc biệt cho các nước kém phát triển theo thẩm quyền; điều hành như là một thị trường thống nhất cho nhiều khu vực của các thành viên của nó và xử lý các tranh chấp thương mại khu vực.
Ban thư ký có trụ sở ở Georgetown, Guyana.
Khối cộng đồng và thị trường chung Caribe trong tiếng Anh là gì?
Khối cộng đồng và thị trường chung Caribe trong tiếng Anh là Caribbean Community and Common Market – CARICOM hoặc Caribbean Community – CC.
Đặc điểm Khối cộng đồng và thị trường chung Caribe:
Khối cộng đồng và thị trường chung Caribe hiện nay bao gồm hai mươi quốc gia. Mười lăm trong số các quốc gia này là thành viên chính thức và năm quốc gia còn lại có tư cách là thành viên liên kết. Mười lăm quốc gia thành viên chính thức cụ thể trong khối cộng đồng và thị trường chung Caribe đó là:
– Antigua và Barbuda.
– Bahamas.
– Barbados.
– Belize.
– Cộng hoà Dominica.
– Grenada.
– Guyana.
– Haiti.
– Jamaica.
– Montserrat.
– Saint Lucia.
– Saint Kits và Nevis.
– Saint Vincent và Grenadines.
– Xuameame.
– Trinidad và Tobago.
Các chủ thể là những thành viên liên kết của khối cộng đồng và thị trường chung Caribe đó chính là Anguilla, Bermuda, Quần đảo Virgin thuộc Anh, Quần đảo Cayman, Turks và Caicos. Các thành viên liên kết chỉ có các bán đặc quyền.
Các quốc gia này cùng nhau mở rộng quan hệ thương mại – kinh tế ra quốc tế, phát triển hơn nữa hoạt động trên thị trường quốc tế.
Khối cộng đồng và thị trường chung Caribe được thành lập vào năm 1973 sau khi đã ban hành Hiệp ước Chaguaramas.
Khối cộng đồng và thị trường chung Caribe được thành lập để thay thế Khu vực thương mại tự do Caribe, đã thất bại trong nhiệm vụ phát triển các chính sách liên quan đến lao động và vốn trong khu vực.
Khu vực thương mại tự do Caribe:
Khu vực thương mại tự do được hiểu là một nhóm nhiều quốc gia thiết lập một thị trường thương mại tự do giữa các quốc gia đó. Những thị trường này có rất ít thuế quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu giữa cá quốc gia và không bị kiểm soát giá ban hành.
Lợi ích của các khu vực thương mại tự do là cho phép các quốc gia thành viên ngừng cạnh tranh với nhau để giành thị phần một số sản phẩm nhất định, cho phép họ tập trung vào các sản phẩm mà họ đủ điều kiện để sản xuất hay có tài nguyên.
Khu vực thương mại tự do ra đời cũng mang lại lợi thế cho người tiêu dùng khi sản phẩm có chất lượng cao hơn với giá thành thấp hơn.
Thị trường và kinh tế đơn nhất Caribe được hiểu là một sáng kiến hiện đang được Cộng đồng Caribe triển khai, kết hợp tất cả các quốc gia thành viên vào một đơn vị kinh tế duy nhất.
Sự hợp nhất này sẽ loại bỏ tất cả các hàng rào thuế quan trong khu vực.
Cộng đồng Caribe triển khai thị trường và kinh tế đơn nhất Caribe với hi vọng rằng nền kinh tế thống nhất sẽ giải quyết được một số vấn đề và khó khăn mà các nền kinh tế khối cộng đồng và thị trường chung Caribe đang phát triển nhỏ lẻ gặp phải khi cạnh tranh với các đối thủ quốc tế lớn hơn trên thị trường toàn cầu.
3. Quyền lợi khi sở hữu hộ chiếu Caricom:
Hộ chiếu Caricom:
Một trong những lợi ích chính của hộ chiếu Caricom đó chính là các chủ thể là những người sở hữu có thể đi lại tự do trong và ngoài vùng Caribe. Cụ thể, xếp hạng hộ chiếu theo quốc gia và vùng lãnh thổ Caricom năm 2021 như sau:
– Hộ chiếu Barbados miễn thị thực đến 161 quốc gia, vùng lãnh thổ.
– Hộ chiếu Saint Kitts và Nevis miễn thị thực đến 156 quốc gia, vùng lãnh thổ.
– Hộ chiếu Antigua và Barbuda miễn thị thực đến 151 quốc gia, vùng lãnh thổ.
– Hộ chiếu Trinidad và Tobago miễn thị thực đến 150 quốc gia, vùng lãnh thổ.
– Hộ chiếu Saint Vincent và Grenadines miễn thị thực đến 148 quốc gia, vùng lãnh thổ..
– Hộ chiếu Saint Lucia miễn thị thực đến 146 quốc gia, vùng lãnh thổ.
– Hộ chiếu Grenada miễn thị thực đến 144 quốc gia, vùng lãnh thổ.
– Hộ chiếu Dominica miễn thị thực đến 143 quốc gia, vùng lãnh thổ.
– Hộ chiếu Belizeh miễn thị thực đến 101 quốc gia, vùng lãnh thổ.
– Hộ chiếu Guyana miễn thị thực đến 88 quốc gia, vùng lãnh thổ.
– Hộ chiếu Jamaica miễn thị thực đến 86 quốc gia, vùng lãnh thổ.
– Hộ chiếu Suriname miễn thị thực đến 78 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Các quốc gia Caricom triển khai chương trình đầu tư quốc tịch:
Hiện nay có 5 quốc gia Caricom có chương trình cấp Quốc tịch theo diện đầu tư với các điều kiện khác nhau. Đó chính là:
– Chương trình đầu tư quốc tịch Saint Lucia:
Các chủ thể là những nhà đầu tư được nhận quốc tịch Saint Lucia khi chọn đầu tư vào một trong bốn hình thức cụ thể như sau:
+ Quyên góp vào Qũy Kinh tế Quốc gia Saint Lucia từ 100.000 USD.
+ Đầu tư vào dự án bất động sản được Chính phủ phê duyệt từ 300.000 USD.
+ Đầu tư vào dự án doanh nghiệp được Chính phủ thông qua có giá trị từ 3.500.000 USD.
+ Đầu tư từ 250.000 USD vào trái phiếu chính phủ với kỳ hạn 5 năm, không lãi xuất.
– Chương trình đầu tư quốc tịch Grenada:
Các chủ thể là những nhà đầu tư được nhập quốc tịch Grenada khi thực hiện đầu tư vào một trong hai hình thức cụ thể như sau:
+ Quyên góp vào Qũy Cải tổ Quốc gia (NTF) từ 150.000 USD.
+ Đầu tư vào bất động sản có giá trị tối thiểu 350.000 USD.
– Chương trình đầu tư quốc tịch Antigua & Barbuda
Các chủ thể là những nhà đầu tư được nhập quốc tịch Antigua & Barbuda khi thực hiện đầu tư vào một trong ba hình thức cụ thể như sau:
+ Đóng góp vào Quỹ Phát Triển Quốc Gia từ 100.000 USD.
+ Đầu tư vào dự án bất động sản được Chính phủ phê duyệt tối thiểu 200.000 USD trong 5 năm.
+ Đầu tư vào doanh nghiệp mới mở hoặc đang hoat động được Chính phủ phê duyệt từ 1.500.000 USD.