Khoảng trống lãi suất là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong các ngân hàng. Đây là việc xác định các giá tri liên quan đến lãi suất, nợ phải trả và tài sản của một công ty. Vấn đề tài chính luôn tạo cơ sở cho việc đánh giá hoạt động kinh doanh. Từ đó giúp doanh nghiệp và các bên liên quan đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Mục lục bài viết
1. Khoảng trống lãi suất là gì?
Khái niệm
Khoảng trống lãi suất được hiểu trong tiếng Anh là Interest Rate Gap.
Khoảng trống lãi suất là đại lượng so sánh cho thấy mức độ chênh lệch giữa tài sản và nợ phải trả của công ty đó. Với các khoản nợ chưa trả, hình thành các khoảng trống. Đòi hỏi đặt ra với doanh nghiệp là phải tìm kiếm giá trị về cho công ty để lấp đầy khoản trống. Khi đó, các giá trị tài sản công ty có chính bằng giá trị khoản nợ phải trả. Trên thực tế, để công ty hoạt động kinh doanh có lãi thì giá trị tài sản của công ty phải lơn hơn nhiều lần giá trị nợ phải trả.
Khoảng trống lãi suất được tính toán giúp một doanh nghiệp xác định được tiềm lực tài chính, các khó khăn và thuận lợi đang có. Từ đó mà đưa ra các giải pháp trong hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn. Khoảng trống lãi suất thường được sử dụng nhiều nhất trong ngành ngân hàng.
Dựa vào ý nghĩa của nó, các giả thiết có thể đặt ra là:
– Khoảng trống lãi suất nhỏ.
– Khoảng trống lãi suất lớn.
– Khoảng trống lãi suất bằng không.
– Khoảng trống lãi suất là một giá trị âm.
Với các giá trị cho ra lại phản ánh một tình hình tồn đọng khác nhau của doanh nghiệp. Các giá trị được phản ánh nói lên tình hình tài chính của doanh nghiệp. Giá trị tài sản thực tế doanh nghiệp có sau khi đã thanh toán các nghĩa vụ nợ được xác định thông qua khoảng trống lãi suất. Thường yêu cầu đặt ra trong xem xét nghĩa vụ trả nợ lớn nhất được đặt ra bởi ngân hàng.
Khoảng trống lãi suất được xem xét là cơ sở đo lường mức độ tiếp nhận rủi ro lãi suất của một doanh nghiệp.
Khi các tài sản dùng làm khoản nhạy cảm trong tìm kiếm lãi suất hay các khoản vay nợ có yếu tố lãi suất. Với các doanh nghiệp có khoảng trống lãi suất lớn đây không phải vấn đề đánh lo ngại. Tuy nhiên các doanh nghiệp không có tiềm lực mạnh về tài chính thì khả năng cao về khoảng trống lãi suất nhỏ.
Với điều kiện tham gia vào các hoạt động kinh doanh trên thực tế, các khoản vay là nhu cầu cơ bản doanh nghiệp hướng đến. Tuy nhiên không có điều kiện thực hiện hoặc thanh toán các khoản vay là ngu cơ đưa doanh nghiệp đến phá sản.Hoặc may mắn hơn, các hoạt động kinh doanh cũng phải thực hiện xoay sở hết sức khó khăn. Như vậy, nguy cơ rủi ro của doanh nghiệp được cảnh báo bởi khoảng trống lãi suất.
Sử dụng Khoảng trống lãi suất
Với một số công ty, luôn phải theo dõi khoảng trống lãi suất như:
– Các tổ chức thu lợi từ chênh lệch lãi suất. Việc theo dõi giúp họ xác định được chiều hướng dịch chuyển của khoảng trống lãi suất. Từ đó xác định các giá trị lợi nhuận họ thu về. Hay giá trị của tài sản công ty thay đổi như thế nào qua các giai đoạn.
– Các tổ chức tài trợ cho các hoạt động của họ bằng các khoản vay. Khi đó sự dịch chuyển của các khoản nợ hay giá trị thực tế của doanh nghiệp là các yếu tố liên quan. Do đó, các tài trợ được thực hiện khi khoảng trống về lãi suất phải ổn định trong phạm vi doanh nghiệp đã xác định. Đối với các công ty tài trợ cho các dự án lớn, như xây dựng nhà máy điện hạt nhân mới, khoảng trống lãi suất cho phép họ biết cách đảm bảo nguồn vốn.
Như vậy, Các ngân hàng muốn đi vay với lãi suất thấp và cho vay với lãi suất cao, phải có nhận thức sâu sắc về các loại đường cong lợi suất. Đường cong lợi suất chính là phản ánh của mức độ ổn định khoảng trống lãi suất. Đường cong lợi suất phẳng cho thấy có sự chênh lệch ít giữa nợ phải trả và tài sản của ngân hàng. Có thể tác động tiêu cực đến lợi nhuận. Đường cong lợi suất đảo ngược, lãi suất trong ngắn hạn cao hơn lãi suất dài hạn. Việc cho vay là hoàn toàn không có lợi.
2. Công thức tính Khoảng trống lãi suất:
Công thức tính khoảng trống lãi suất như sau:
Khoảng trống lãi suất = Tài sản chịu lãi – Nợ phải trả chịu lãi.
Khoảng trống lãi suất được tính bằng cách lấy giá trị các tài sản nhạy cảm với lãi suất trừ đi giá trị các khoản nợ nhạy cảm với lãi suất. Khi khoảng trống lãi suất lớn giúp nhà đầu tư yên tâm trong nghĩa vụ phải thực hiện. Các giá trị tài sản hiện có giúp họ đảm bảo hoạt động kinh doanh sẽ diễn ra theo chiều hương mông muốn. Từ đó xác định các mục tiêu trọng tâm trong tìm kiếm lợi nhuận. Trong hoạt động kinh doanh của mình, doanh nghiệp xác định hạn chế tối đa các khoản vay rủi ro để đạt được lợi ích lớn hơn.
Thông thường, các tổ chức tài chính và nhà đầu tư sử dụng loại khoảng trống này để phát triển các vị thế phòng ngừa rủi ro. Có thể thấy khi tài sản nhạy cảm càng lớn sẽ đặt nhà đầu tư trong thế chủ động của kinh doanh. Các rủi ro trong hoạt động sẽ giảm thiểu ở mức tối đa. Việc phòng ngừa rủi ro được đoán định trước, tình hình doanh nghiệp luôn được dự liệu trên các căn cứ về số liệu cụ thể.
Tính toán khoảng trống lãi suất phụ thuộc vào ngày đáo hạn của chứng khoán được sử dụng và khoảng thời gian còn lại trước khi chứng khoán cơ sở đáo hạn.
Ví dụ về Khoảng trống lãi suất
Một ngân hàng thực hiện phương pháp tính khoảng trống lãi suất trong đề phòng rủi ro. Các giá trị được xác định với ngân hàng như sau:
– Ngân hàng có 200 triệu USD tài sản nhạy cảm với lãi suất (Như các khoản vay).
– 60 triệu USD khoản nợ nhạy cảm với lãi suất (Như tài khoản tiết kiệm và chứng chỉ tiền gửi).
Trong trường hợp này, khoảng trống lãi suất của Ngân hàng là: 200 – 60 = 140 (Triệu USD).
Như vậy, giá trị nhận được là một giá trị dương. Và giá trị này còn lớn hơn rất nhiều giá trị của khoản nợ nhạy cảm. Như vậy có thể giúp ngân hàng hoàn toàn yên tâm trong hoạt động kinh doanh của mình. Các nghĩa vụ về khoản nợ nhạy cảm nhỏ hơn nhiều so với giá trị tài sản nhạy cảm với lãi suất.
Nếu giá trị thu được là một số âm hoặc chênh lệch giá trị không lớn, các tổ chức cần xem xét, đánh giá các rủi ro có thể gặp phải để đề ra phương hướng hoàn thiện trong hoạt động kinh doanh của mình.
3. Chức năng của Khoảng trống lãi suất:
Khoảng trống lãi suất đưa ra mức chênh lệch giá trị. Từ đó cho thấy mức độ rủi ro lãi suất của một tổ chức. Thông qua tính toán chênh lệch. Tạo cơ sở cho doanh nghiệp trong việc tự đánh giá tiềm lực tài chính của mình. Hay nhìn nhận về các rủi ro có thể xảy ra khi các khoản nợ đến hạn thanh toán.
– Khoảng trống lãi suất âm.
Các khoản nợ nhạy cảm với lãi suất vượt quá các tài sản nhạy cảm với lãi suất của ngân hàng. Khi đó rủi ro xảy ra nếu nợ đến hạn không thể thanh toán. Chênh lệch này càng lớn càng khẳng định chiến lược kinh doanh được doanh nghiệp vạch ra là sai. Lợi nhuận thực tế thu được từ hoạt động kinh doanh không lớn. Hay các hoạt động và chiến lược không hiệu quả. Khi đó, doanh nghiệp không thực sự đánh giá đúng sức mạnh của mình trên thị trường. Rủi ro xảy ra khiến các tài sản hiện có của doanh nghiệp không thể thực hiện các nghĩa vụ nợ đến hạn.
– Khoảng trống lãi suất dương.
Tài sản nhạy cảm với lãi suất của ngân hàng vượt quá các khoản nợ nhạy cảm với lãi suất. Khoảng trống lãi suất dương có nghĩa là khi lãi suất tăng, lợi nhuận hoặc doanh thu của ngân hàng có thể sẽ tăng. Giá trị của khoảng trống lãi suất càng lớn càng khẳng định tiềm lực tài chính mạnh của tổ chức. Các lợi nhuận thu được là lớn hơn rất nhiều so với các giá trị nợ phải trả. Các giá trị này ổn định qua các thời kỳ cũng khẳng định tính ổn định trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Giá trị khoảng trống lãi suất tạo các yên tâm cho doanh nghiệp. Các rủi ro được giảm thiểu trong quá trình hoạt động.
– Có hai loại khoảng trống lãi suất là cố định và khả biến.
Khoảng trống cố định cho thấy sự ổn định trong kinh doanh. Các giá trị chênh lệch luôn được doanh nghiệp đặt ra giới hạn trên các căn cứ xác định. Từ đó, mới đi đến đường lối, cách thức và giá trị các khoản kinh phí sẽ tham gia vào đầu tư sinh lợi. Cũng như doanh nghiệp luôn vạch ra cho mình các chính sách rõ ràng, các giới hạn trong đầu tư, vay vốn. Nhờ đó mà họ xác định các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động doanh nghiệp. Trong khi khoảng trống khả biến lại đưa ra các kết luận đánh giá ngược lại.
Như vậy, mỗi thước đo thể hiện một ý nghĩa khác nhau trong xác định mức chênh lệch. Tuy nhiên, đều xác định sự khác biệt giữa lãi suất trên tài sản và nợ phải trả của một tổ chức tài chính. Và là một chỉ số đo lường rủi ro lãi suất.