Hiện nay như chúng ta đã biết thì trong kinh tế tài chính của một doanh nghiệp các thuật ngữ như khoản nợ cấp cao và khoản nợ thứ cấp đã không còn xa lạ với các doanh nghiệp và chuyên viên tài chính, đây là khoản nợ mà sự ưu tiên trong các việc trả nợ của một công ty khi bị phá sản hoặc giải thể. Vậy khoản nợ cấp cao là gì? So sánh khoản nợ cấp cao và khoản nợ thứ cấp?
Mục lục bài viết
1. Khoản nợ cấp cao là gì?
Khoản nợ cấp cao trong tiếng Anh là senior debt.
Khi nói tới các khoản nợ chúng ta thấy rất phổ biến hiện nay và thuật ngữ nợ cấp cao cũng dự trên đó cụ thể đây là khoản tiền vay mà một công ty phải trả đầu tiên nếu như nó bị phá sản và với mỗi một loại tài chính có một mức độ ưu tiên khác nhau trong việc hoàn trả nếu công ty ngừng hoạt động.
Nếu một công ty phá sản, các công ty phát hành nợ cấp cao – thường là trái chủ hoặc ngân hàng đã phát hành các khoản tín dụng quay vòng, có khả năng sẽ được hoàn trả đầu tiên và tiếp theo là các chủ nợ thứ cấp, chủ sở hữu cổ phiếu ưu đãi và chủ sở hữu cổ phiếu phổ thông với các phương thức trả nợ có thể bằng cách bán tài sản thế chấp.
Khoản nợ cấp cao là khoản nợ đầu tiên của một công ty, thường là được đảm bảo bằng quyền giữ thế chấp cho một số loại tài sản cầm cố và với các khoản nợ cấp cao được đảm bảo bởi một doanh nghiệp với mức lãi suất và thời hạn định sẵn thì công ty sẽ thanh toán các khoản tiền gốc và lãi thường xuyên cho người cho vay dựa trên một lịch trình được lên sẵn, điều này giúp giảm rủi ro cho khoản nợ, nhưng cũng khiến lãi suất của người cho vay thấp hơn.
Khoản nợ cấp cao thường đến từ các ngân hàng với các ngân hàng cho vay nợ cấp cao có rủi ro thấp hơn trong việc hoàn trả. Bởi nhìn chung họ có thể chấp nhận mức lãi suất thấp khi chi phí từ tài khoản tiền gửi và tài khoản tiết kiệm không cao ngoài ra, bộ phận điều chỉnh cũng khuyến khích ngân hàng duy trì một danh mục cho vay có rủi ro thấp hơn.
Chủ nợ cấp cao có thể đưa ra ý kiến về số nợ mà công ty đi vay phải gánh và nếu công ty không có khả năng trả nợ, phải gánh quá nhiều khoản nợ thì có nghĩa là họ không thể thanh toán cho tất cả các chủ nợ vì lí do này, chủ nợ cấp cao thường muốn giữ khoản nợ ở một mức tối thiểu.
Khoản nợ cấp cao có bảo đảm được đảm bảo bởi tài sản được cam kết như một tài sản thế chấp. Ví dụ, người cho vay có thể đặt thế chấp đối với thiết bị, phương tiện hoặc nhà khi phát hành khoản vay. Khi tình trạng vỡ nợ xảy ra, tài sản có thể được bán để trả nợ. Ngược lại, khoản nợ không có bảo đảm thì không được đảm bảo bởi tài sản thế chấp. Nếu một doanh nghiệp không còn khả năng thanh toán, chủ khoản nợ không có bảo đảm sẽ nộp đơn khiếu nại với tài sản chung của công ty.
2. So sánh khoản nợ cấp cao và khoản nợ thứ cấp:
2.1. Nợ cấp cao:
Nợ cấp cao, hoặc Ghi chú cao cấp, là khoản tiền nợ của một công ty có yêu cầu đầu tiên về dòng tiền của công ty. Nó an toàn hơn bất kỳ khoản nợ nào khác, chẳng hạn như nợ cấp dưới (còn được gọi là nợ cấp dưới), bởi vì nợ cấp cao thường được thế chấp bằng tài sản nó có nghĩa là bên cho vay được yêu cầu thế chấp đầu tiên đối với tài sản, nhà máy hoặc thiết bị của công ty trong trường hợp công ty không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ của mình.
Các loại nợ cao cấp phổ biến nhất là Nợ có kỳ hạn cao và Cơ sở tín dụng quay vòng. Chúng được cung cấp bởi các bộ phận ngân hàng thương mại hoặc doanh nghiệp của ngân hàng. Như thể hiện trong sơ đồ trên, tài trợ cho công ty thông qua nợ cao cấp mang lại rủi ro thấp nhất và ưu tiên hoàn trả cao nhất cho người cho vay, so với các loại nợ khác. Debtholders, điển hình là trái chủ và ngân hàng, được quyền trả nợ trước cổ đông, nếu công ty phá sản và thanh lý.
Vì là tiền đi vay nên mỗi lớp nợ có một lịch trình trả lãi suất tương ứng, nơi công ty sẽ thanh toán gốc và lãi đều đặn. Hơn nữa, để tránh người đi vay có khả năng mất khả năng thanh toán, những người nợ cũ có thể ngăn cản công ty phát hành các khoản nợ cấp dưới. Nếu vậy, điều này được nêu trong các giao ước nợ cấp cao được thiết kế để cung cấp thêm sự bảo vệ chống lại tổn thất cho người cho vay.
2.2. Nợ thứ cấp:
Trong nợ thứ cấp ta thấy có những đối tượng nào tài trợ Sub debt, câu hỏi này rất thường gặp và thông thường, các quỹ chuyên đầu tư nợ thứ cấp hoặc các nhà đầu tư mong muốn lợi suất cao sẽ là người tài trợ cho Sub debt, tức họ là những người mua Sub debt được phát hành bởi doanh nghiệp hay là đang cho doanh nghiệp vay vốn để hưởng lãi suất cao hơn lãi suất ngân hàng. Những người cho vay này muốn làm việc với các công ty đã có kinh nghiệm quản lý, tiềm năng phát triển ngành và sức mạnh tài chính mạnh mẽ. Họ cũng có thể dựa nhiều vào dòng tiền hiện tại hoặc tiềm năng của doanh nghiệp.
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 2 Thông tư 41/2016/TT-NHNN (có hiệu lực từ ngày 01/01/2020) quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành thì:
“Nợ thứ cấp (subordinated debt) là khoản nợ mà chủ nợ đồng ý thỏa thuận thanh toán sau các nghĩa vụ, chủ nợ có bảo đảm và không bảo đảm khác khi đơn vị vay nợ bị phá sản, giải thể.”
Trên thực tế ta thấy các oại tài chính này không chỉ là cách sáng tạo, linh hoạt để huy động vốn mà còn có thể cải thiện vốn chủ sở hữu của công ty.
Ví dụ, cụ thể với một dự án cụ thể nào đó chẳn hạn họ với 50% nợ ngân hàng Senior debt, trong đó có 10% nợ thứ cấp Sub debt và 20% vốn chủ sở hữu Equity, về phía của ngân hàng có thể đánh giá trường hợp này như một dự án có khoảng 50% nợ ngân hàng và 30% vốn chủ sở hữu đối ứng, điều này có nghĩa là coi Sub debt là một phần của vốn chủ sở hữu đối ứng với lý do nó được huy động từ chủ sở hữu của công ty.
Như vậy ta thây svowis Subordinated debt với hình thức này họ đã theo đó ta thấy chủ sở hữu doanh nghiệp giữ lại quyền sở hữu trong công ty của họ trong khi vẫn huy động được số vốn họ cần. Một ví dụ về điều này là một công ty bán lẻ mà chủ sở hữu cần huy động vốn để tăng số lượng các cửa hàng thuộc sở hữu của công ty, nhưng họ không muốn từ bỏ quyền sở hữu đáng kể, họ sẽ phát hành trái phiếu doanh nghiệp để huy động vốn thay vì phát hành hoặc bán cổ phần.
Hay ở một khía cạnh khác thì Sub debt chủ doanh nghiệp được phép thực hiện các hoạt động để gia tăng vốn bằng cách dựa vào thu nhập to lớn và màu mỡ của công ty với sự phát triển của ngành công nghiệp và tài sản của nó, thay vì việc vay vốn ngân hàng chỉ quan tâm tài sản hữu hình của công ty. Ngoài ra thì Sub debt cung cấp cho chủ doanh nghiệp khả năng tiếp cận vốn mà họ có thể không nhận được từ ngân hàng do công ty thiếu tài sản hữu hình để cung cấp làm tài sản thế chấp.
3. Sự khác biệt giữa hai khoản nợ sơ cấp và cấp cao:
Sự khác biệt giữa khoản nợ thứ cấp và khoản nợ cấp cao là sự ưu tiên trong các việc trả nợ của một công ty khi bị phá sản hoặc giải thể. Nếu một công ty có cả khoản nợ cấp cao và thứ cấp, mà phải nộp đơn xin phá sản hoặc đối mặt với việc giải thể, khoản nợ cấp cao sẽ được trả trước. Sau khi khoản nợ cấp cao được thanh toán đầy đủ, công ty sẽ hoàn trả khoản nợ thứ cấp.
Do đó, nếu một công ty nộp đơn xin phá sản, các khoản nợ cấp cao sẽ được trả trước. Tất cả các khoản nợ còn lại đều là khoản nợ thứ cấp. Tài sản thế chấp từ các khoản nợ được đảm bảo bằng tài sản có thể được bán để thanh toán khoản nợ cấp cao có đảm bảo. Trong trường hợp còn lại bất cứ tài sản nào thì khoản nợ thứ cấp mới được trả. Vì lí do này, các chủ nợ thứ cấp có thể mất một số hoặc tất cả các khoản thanh toán bao gồm gốc và lãi mà họ đang cho công ty vay.