Hoàn thuế là một thủ tục do cơ quan có thẩm quyền thực hiện để tiến hành trả lại cho người nộp thuế số tiền thừa, thu sai hay thu không đúng theo quy định. Theo quy định của pháp luật Việt Nam khoản tiền trả lại đó được goi là khoản hoàn thuế. Cùng bài viết tìm hiểu rõ hơn về khoản hoàn thuế là gì? Cách thức hoạt động khoản hoàn thuế?
Mục lục bài viết
1. Khoản hoàn thuế là gì?
Hoàn thuế chúng ta hiểu đây là hành vi của cơ quan có thẩm quyền thu thuế trả lại số tiền thuế đã thu của doanh nghiệp hoặc cá nhân trước đó do khoản thuế này bị thu sai hoặc quá mức thuế cần thu so với quy định của pháp luật hiện hành về thuế. Mục đích của việc thực hiện hành vi hoàn thuế đó chính là nhắm mục đích bảo đảm những quyền lợi hợp pháp của các cá nhân, doanh nghiệp trong khi đang làm việc, hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Bên cạnh đó, với sự kiện hoàn thuế khi được thực hiện cũng sẽ khẳng định được tính chính xác và sự minh bạch của các biện pháp thu thuế mà nhà nước ta đang sử dụng.
Theo đó chúng ta rút ra được khái niệm về khoản hoàn thuế đó là khoản tiền trả lại trong các trường hợp do pháp luật quy định vì đã thu sai so với quy định của pháp luật. Trường hợp cụ thể đối với người nộp thuế yêu cầu hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa thì cơ quan quản lý thuế phải ra quyết định hoàn trả số tiền thuế và số tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa hoặc có văn bản trả lời nêu rõ lý do không hoàn trả trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu.
2. Cách thức hoạt động khoản hoàn thuế:
Căn cứ theo quy định của pháp luật Việt Nam thì việc hoàn thuế được áp dụng, thực hiện đối với rất nhiều đối tượng khác nhau cụ thể như:
+ Các tổ chức của Việt Nam sử dụng tiền viện trợ không hoàn lại, tiền viện trợ nhân đạo từ bên nước ngoài để mua hàng hóa ở Việt Nam và cũng nhằm phục vụ cho mục đích nhân đạo.
+ Những cá nhân, tổ chức nằm trong nhóm đối tượng được hưởng ưu đãi về miễn trừ ngoại giao.
+ Đối với những dự án ODA thì nhà thầu chính và chủ dự án cũng là những đối tượng thuộc diện được hưởng hoàn thuê.
….Và rất nhiều các đối tượng được hoàn thuế khác.
Căn cứ theo đó, trong phạm vi phần bài viết này chúng tôi sẽ chỉ đề cập đến quá trình hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền về thuế hoàn trả số tiền thuế đã thu sai, thu quá mức cho người lao động nói riêng và doanh nghiệp nói chung. Hiện nay chúng tôi thây stoonf tại một số nguyên nhân, trường hợp cơ bản, cụ thể dẫn đến việc thu sai, thu quá mức thuế theo quy định của pháp luật dẫn đến phải hoàn trả lại thuế cho người lao động có thể kể tới đó là:
+ Theo định kỳ thì mỗi doanh nghiệp sẽ phải tiến hành thực hiện quá trình quyết toán, chốt số thuế giá trị gia tăng. Tuy nhiên thì có những lúc số thuế đầu ra lại nhỏ hơn số thuế đầu vào dẫn đến việc tính toán khi thu khoản thuế này của cơ quan thuế bị sai số và có phần chênh lệch khá đáng kể, vì thế sau khi tính toán lại sẽ phải hoàn trả phần nộp dư trên. Tiếp đó, có thể là do một số đối tượng tiến hành nộp thuế tạm thời nhưng sau đó khi quyết toán, chốt sổ thì lại phát hiện ra mức thuế thực cần thu theo quy định lai không nhiều đến vậy. Từ đó có thể thấy rằng trong trường hợp này cơ quan thuế vẫn cần thực hiện hoàn trả số thuế đã thu dư.
+ Bên cạnh đó thì đối với việc hoàn thuế còn cần phải được thực hiện do cơ quan có thẩm quyền thu thuế đã áp dụng sai một trong số những quy định về miễn giảm thuế, mức nộp thuế của từng đối tượng và mức thuế suất, v.v …
3. Trình tự, thủ tục thực hiện hoàn thuế Giá trị gia tăng:
3.1. Chuẩn bị hồ sơ về hoàn thuế:
Dựa theo mẫu ban hành kèm theo thông tư của Bộ Tài chính, chuẩn bị giấy đề nghị về việc hoàn trả một số hoặc một khoản thu trong ngân sách nhà nước. Tùy vào từng loại thuế phát sinh trong từng trường hợp mà sẽ có các loại thuế khác nhau được hoàn. Cần chuẩn bị những tài liệu phục vụ liên quan cho yêu cầu về hoàn thuế.
3.2. Cách thức nộp hồ sơ hoàn thuế:
Một số hình thức mà các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp thuế có thể nộp hồ sơ hoàn thuế:
+ Gửi hồ sơ qua đường bưu điện
+ Gửi hồ sơ hoàn thuế qua hòm thư điện tử
+ Nộp trực tiếp tại trụ sở cơ quan có thẩm quyền về thuế
+ Thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 72 Luật quản lý thuế 2019 quy định về tiếp nhận và phản hồi thông tin hồ sơ hoàn thuế thì:
“Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế, cơ quan quản lý thuế thực hiện phân loại hồ sơ và thông báo cho người nộp thuế về việc chấp nhận hồ sơ và thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế hoặc thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế trong trường hợp hồ sơ không đầy đủ.”
Theo quy định tại Điều 75 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế:
” Đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, chậm nhất là 06 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan quản lý thuế có thông báo về việc chấp nhận hồ sơ và thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế, cơ quan quản lý thuế phải quyết định hoàn thuế cho người nộp thuế hoặc thông báo chuyển hồ sơ của người nộp thuế sang kiểm tra trước hoàn thuế nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 73 của Luật này hoặc thông báo không hoàn thuế cho người nộp thuế nếu hồ sơ không đủ điều kiện hoàn thuế.
3.3. Giải quyết yêu cầu về hoàn thuế:
Việc hoàn thuế thông thường sẽ do cơ quan quản lý thuế và cơ quan hải quan được cấp thẩm quyền thực hiện. Ngoại trừ một số trường hợp có yêu cầu khác nhằm được xử lý nhanh chóng hồ sơ hoàn thuế như về việc chọn đơn vị. Quá trình hoàn thuế sẽ được thẩm định, xem xét dựa vào hướng dẫn của Bộ tài chính.
Cơ quan có thẩm quyền sẽ thiết lập lệnh hoàn trả lại thuế theo quy định trong ngân sách nhà nước với khủa thu hợp lệ tương ứng. Sau đó, các cơ quan sẽ tiến hành rút tiền từ kho bạc nhà nước để trả khoản thuế được hoàn cho các đối tượng.
Về hoàn trả tiền thuế nộp thừa:
Việc xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa đã được quy định tại Điều 60 Luật quản lý thuế 2019: “1. Người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp thì được bù trừ số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ hoặc trừ vào số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp của lần nộp thuế tiếp theo hoặc được hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa khi người nộp thuế không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.
4. Ý nghĩa của việc hoàn thuế là gì?
Với một đất nước có tỷ lệ dân số đông, hệ thống số hóa còn hạn chế như Việt Nam, việc hoàn thuế, thu và quản lý thuế không đơn giản. Chính vì vậy, khó lòng tránh được những sai sót trong quá trình thu thuế. Nó có thể xuất phát từ người có nghĩa vụ thu và quản lý thuế hay từ chính người nộp thuế.
Ngoài ra, các trường hợp khá phổ biến như thuê thuế trước quyết toán sau. Đây là trường hợp doanh nghiệp nộp nhiều thuế hơn số thực, gọi là nộp thuế tạm thời. Chính vì vậy, việc hoàn thuế có ý nghĩa cực kỳ lớn. Nó đảm bảo doanh nghiệp không cần quá lo lắng về việc nộp thuế, có thể an tâm hoạt động thực hiện nghĩa vụ về thuế. Ngoài ra, việc hoàn thuế còn là động lực thúc đẩy cực kỳ mạnh mẽ để nền kinh tế Việt Nam có thể phát triển mạnh hơn khi doanh nghiệp an tâm sản xuất, kinh doanh, phát triển.
Trong doanh nghiệp, người có trách nhiệm nhất với việc hoàn thuế đó chính là kế toán. Người này sẽ làm thủ tục hồ sơ… tất cả vấn đề liên quan tới việc thuế của doanh nghiệp. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần phải lựa chọn kế toán có kiến thức, kinh nghiệm, và phù hợp… để mọi việc được diễn ra thuận lợi, giảm thiểu tối đa rủi ro.