Trong nền kinh tế hiện nay, để có thể tồn tại và phát triển được thì hầu hết các doanh nghiệp hay một tổ chức kinh doanh nào đó phải có lợi nhuận. Có nhiều thuật ngữ chuyên ngành được sử dụng xoay quanh vấn đề lợi nhuận. Một trong số đó chúng ta sẽ cần phải kể đến khoản chắc chắn tương đương. Vậy khoản chắc chắn tương đương là gì? Những đặc điểm cần lưu ý?
Mục lục bài viết
1. Khoản chắc chắn tương đương là gì?
Khái niệm khoản chắc chắn tương đương:
Khoản chắc chắn tương đương được hiểu là khoản lợi nhuận bảo đảm mà một người có thể nhận ngay bây giờ thay cho cơ hội có được khoản lợi nhuận cao hơn trong tương lai, nhưng không chắc chắn.
Nói cách khác, khoản chắc chắn tương đương được hiểu là lượng tiền mặt bảo đảm mà một người cảm thấy là có cùng mức độ thèm muốn như một tài sản rủi ro.
Khoản chắc chắn tương đương trong tiếng Anh gọi là gì?
Khoản chắc chắn tương đương trong tiếng Anh gọi là certainty equivalent.
2. Những đặc điểm về khoản chắc chắn tương đương:
Tìm hiểu rõ hơn về khoản chắc chắn tương đương và những đặc điểm cần lưu ý:
Những khoản đầu tư phải đưa ra được một phần bù rủi ro để nhằm mục đích bù đắp cho khả năng mà các chủ thể là những nhà đầu tư có thể không nhận lại được tiền của họ. Phần bù rủi ro chính là phần chênh lệch giữa tỉ lệ lợi tức yêu cầu của một khoản đầu tư thông thường với tỉ lệ lợi tức phi rủi ro danh nghĩa. Trên thực tế khi rủi ro càng cao thì phần bù rủi ro so với lợi nhuận trung bình mà nhà đầu tư mong muốn càng cao.
Nếu một chủ thể là nhà đầu tư có hai sự lựa chọn là trái phiếu chính phủ lãi suất 3%. Trái phiếu chính phủ là trái phiếu do chính phủ phát hành. Trái phiếu chính phủ là những trái phiếu do Chính phủ phát hành nhằm mục đích để bù đắp các thâm hụt của ngân sách nhà nước, tài trợ cho các công trình phúc lợi công cộng trung ương và địa phương hoặc làm công cụ điều tiết tiền tệ. Hay trái phiếu doanh nghiệp lãi suất 8%. Trái phiếu doanh nghiệp là trái phiếu do doanh nghiệp phát hành, dưới dạng chứng chỉ hoặc bút toán ghi nợ. Doanh nghiệp có nghĩa vụ thanh toán cả lãi lẫn gốc cho chủ sở hữu trái phiếu khi đến kỳ hạn. Và, các chủ thể là nhà đầu tư đã lựa chọn trái phiếu chính phủ, thì phần chênh lệch chi trả này chính là khoản chắc chắn tương đương. Doanh nghiệp trên sẽ cần phải đưa cho nhà đầu tư này một khoản lợi nhuận kì vọng cao hơn 8% trên trái phiếu của họ để thuyết phục được nhà đầu tư mua.
Một công ty đang tìm nhà đầu tư có thể sử dụng khoản chắc chắn tương đương làm cơ sở để xác định xem họ cần trả thêm bao nhiêu để thuyết phục các nhà đầu tư cân nhắc đến sự lựa chọn có rủi ro cao hơn này. Khoản chắc chắn tương đương không cố định đối với mỗi chủ thể bởi vì trên thực tế thì mỗi nhà đầu tư đều có mức độ chịu rủi ro riêng. Ta hiểu về mức độ chịu rủi ro là thước đo được sử dụng nhằm mục đích để đánh giá khả năng sẵn sàng chấp nhận rủi ro của các chủ thể là những nhà đầu tư. Nói cách khác, cùng một mức rủi ro như nhau, các chủ thể là những nhà đầu tư cũng có thể quyết định lựa chọn hay không lựa chọn danh mục đầu tư. Hiện nay thì việc xác định mức chịu rủi ro của từng chủ thể là các nhà đầu tư sẽ có ý nghĩa quan trọng nhằm mục đích để giúp cho bản thân các nhà đầu tư có thể lượng hóa được các quyết định đầu tư của chính bản thân mình, thay vì những quyết định mang tính cảm tính.
Khái niệm này cũng được sử dụng trong cờ bạc, đại diện cho phần tiền mà một người mong muốn được dùng để cân nhắc giữa nó với một canh bạc nhất định. Điều này được gọi là khoản chắc chắn tương đương của canh bạc.
3. Ví dụ cụ thể về khoản chắc chắn tương đương:
Khái niệm khoản chắc chắn tương đương có thể áp dụng trên dòng tiền của một khoản đầu tư. Dòng tiền chắc chắn tương đương được hiểu là dòng tiền phi rủi ro mà các chủ thể là những nhà đầu tư cảm thấy tương đồng với một dòng tiền kì vọng khác, tuy nhiều hơn nhưng nó cũng rủi ro hơn.
Công thức tính dòng tiền chắc chắn tương đương là: Dòng tiền chắc chắn tương đương = Dòng tiền kì vọng/(1 + Phần bù rủi ro).
Phần bù rủi ro sẽ được tính bằng cách trừ tỉ lệ hoàn vốn điều chỉnh rủi ro cho lãi suất phi rủi ro. Dòng tiền kì vọng được tính bằng cách lấy giá trị của mỗi dòng tiền kì vọng theo tỉ trọng xác suất và cộng chúng lại.
Ví dụ cụ thể như: giả sử một chủ thể là nhà đầu tư đang đứng giữa hai sự lựa chọn, một là chấp nhận một dòng tiền đảm bảo 10 triệu đô hoặc chấp nhận một dòng tiền có kì vọng như sau:
– 30% nhận được 7,5 triệu đô.
– 50% nhận được 15,5 triệu đô.
– 20% nhận được 4 triệu đô.
Dựa trên xác suất được nêu cụ thể bên trên, dòng tiền kì vọng trong bối cảnh này cụ thể được xác định là:
Dòng tiền kì vọng = 0,3 x 7,5 triệu đô + 0,5 x 15,5 triệu đô + 0,2 x 4 triệu đô = 10,8 triệu đô
Giả sử tỉ lệ hoàn vốn điều chỉnh rủi ro được dùng để chiết khấu sự lựa chọn này là 12% và lãi suất phi rủi ro là 3%. Vậy thì phần bù rủi ro sẽ là (12% – 3%) hay 9%. Sử dụng công thức ở trên, dòng tiền chắc chắn tương đương là:
Dòng tiền chắc chắn tương đương = 10,8 triệu đô/(1 + 0,09) = 9,908 triệu đô.
Dựa trên kết quả cụ thể này, nếu các chủ thể là nhà đầu tư muốn tránh rủi ro, thì chủ thể đó sẽ mên chấp nhận bất kì sự lựa chọn đảm bảo nào có giá trị cao hơn 9,908 triệu đô trong thực tiễn.