Trong xã hội hiện nay, mỗi người đều cần phải có những kỹ năng sống. Và, khiêm tốn là một kỹ năng sống rất quan trọng. Việc khiêm tốn sẽ giúp chúng ta có được sự kính trọng của những người xung quanh và đạt được nhiều điều trong cuộc sống. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu khiêm tốn là gì?
Mục lục bài viết
1. Khiêm tốn là gì?
Khiêm tốn là một đức tính của con người. Đức tính khiêm tốn được hiểu cơ bản chính là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp của con người. Khiêm tốn là một trong số những đức tính biểu hiện trực tiếp tình cảm nghĩa vụ, danh dự, lương tâm của con người. Đây cũng chính là thái độ tự trọng, thật sự mong muốn có được sự công bằng, khách quan trong việc các chủ thể thực hiện đánh giá bản thân mình và đánh giá người khác.
Chủ thể là người có đức tính khiêm tốn là những người biết tôn trọng đối với những thành tích, công lao và ưu điểm của người khác; bên cạnh đó thì người có đức tính khiêm tốn xem thành tích và công lao của mình chỉ là một phần công lao hay thành tích chung của tất cả mọi người, của xã hội. Người có đức tính khiêm tốn thường sẽ sống rất nhân ái, những người này không tự cao tự đại, người có đức tính khiêm tốn thường có phong thái tế nhị, lễ độ, biết tôn trọng mọi người ở trong cách cư xử. Người có đức tính khiêm tốn cũng chính là người giàu lòng tốt, người có đức tính khiêm tốn thường luôn luôn quan tâm đến lợi ích của xã hội và người khác.
Người có đức tính khiêm tốn thường có sự công bằng trong quá trình đánh giá mình và đánh giá người khác. Người có đức tính khiêm tốn thường khi đánh gia năng lực và phẩm chất đạo đức của mình sẽ luôn khách quan, trung thực, không theo kiểu tự cho cái gì của mình cũng đúng, cũng là nhất mà coi thường công lao, thành tích của những người xung quanh mình.
Khiêm tốn cũng không có nghĩa là các chủ thể sẽ đánh giá quá thấp năng lực của chính mình. Nếu như con người quá khiêm tốn như vậy sẽ làm cho con người mắc phải bệnh e dè, quá nể nang, tự hạ thấp chính mình đến mức tự ti, điều này sẽ dẫn đến cái gì cũng cho là đúng, cũng gật theo kiểu vô nguyên tắc.
Đức tính khiêm tốn sẽ có sự đối lập hoàn toàn so với sự khoác lác, hống hách, kiêu ngạo, mất lịch sự, vô lương tâm và thô bạo. Các tính cách này là những đức tính xấu, biểu hiện của những người theo chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, muốn bắt mọi người phải tôn thờ mình.
2. Ý nghĩa đức tính khiêm tốn:
Như vậy, ta nhận thấy, khiêm tốn sẽ giúp cho chúng ta tránh xa được kiêu căng, tự cao tự đại, giúp mọi người hòa đồng nhanh chóng, được nhiều người yêu mến.
Đức tính khiêm tốn có những ý nghĩa như sau:
– Trong công việc người có đức tính khiêm tốn sẽ không khoe khoang cố chấp, dành tất cả tâm huyết tới kết quả cuối cùng, người có đức tính khiêm tốn sẽ nhận được thành công.
– Người có đức tính khiêm tốn sẽ biết ơn sự giúp đỡ của mọi người với lòng thành kính, người có đức tính khiêm tốn sẽ nhận được sự thật lòng.
– Người có đức tính khiêm tốn sẽ biết tôn trọng người giỏi hiểu biết hơn mình học hỏi từ họ và nhường nhịn giúp đỡ người yếu hơn mình, chia sẻ những kiến thức mình biết cho họ, người có đức tính khiêm tốn sẽ biết sẽ nhận được sự yêu mến của người khác.
– Người có đức tính khiêm tốn sẽ luôn chăm chỉ học hỏi trau dồi bản thân, luôn cầu thị sự hiểu biết, không cầu thị sự thể hiện, người có đức tính khiêm tốn sẽ nhận được thêm kiến thức và sự kính trọng từ người khác.
– Người có đức tính khiêm tốn luôn hoàn thành mục tiêu công việc, vì đó là thước đo giá trị của bản thân mình, không vì sự thỏa mãn, vì sự thể hiện hay vì lợi ích cá nhân.
3. Biểu hiện của khiêm tốn:
Khiêm tốn như chúng ta đã nói bên trên, là một đức tính vô cùng tốt đẹp, khiêm tốn sẽ là hành trang cần thiết để các chủ thể có thể hoàn thiện bản thân mình hòa nhập vào cộng đồng và xã hội.
Những biểu hiện của khiêm tốn để các chủ thể có thể noi theo bao gồm:
– Biểu hiện của người có đức tính khiêm tốn là biết lắng nghe, thấu hiểu:
Một biểu hiện của người có đức tính khiêm tốn là các chủ thể sẽ cần biết lắng nghe ý kiến của người khác. Để mọi người có thể tự nhận ra rằng các chủ thể đang lắng nghe, thấu hiểu và làm những điều tốt cho họ. Tuy nhiên những ý kiến đó để các chủ thể tham khảo chứ đừng thụ động nghe theo các ý kiến đó.
– Biểu hiện của người có đức tính khiêm tốn là đưa ra các quyết định khó khăn một cách dễ dàng:
Vì những người khiêm tốn luôn đặt nhu cầu của người khác lên trên nhu cầu của họ, nên khi người có đức tính khiêm tốn đối mặt với những quyết định khó khăn, người có đức tính khiêm tốn tôn trọng ranh giới luân lý và đạo đức chi phối quyết định.
– Biểu hiện của người có đức tính khiêm tốn là biết giúp đỡ người khác:
Biểu hiện của khiêm tốn là các chủ thể luôn biết cách cho đi, giúp đỡ người khác bằng cả tấm lòng mình. Đây là cách để con người có thể gắn kết với con người nhanh chóng nhất. Cuộc sống của chúng ta cũng sẽ vì thế mà trở nên tốt đẹp hơn, nếu con người học được cách giúp đỡ nhau thay vì đứng nhìn bên ngoài.
– Biểu hiện của người có đức tính khiêm tốn là không ngừng học hỏi:
Chủ thể là người khiêm tốn thường học tập không ngừng nghỉ và luôn nhìn thấy những ưu điểm của người khác để bản thân mình sẽ có thể từ đó học hỏi thêm. Những người khiêm tốn sẽ luôn biết vị trí của mình ở đâu và người có đức tính khiêm tốn luôn luôn hiểu rằng kiến thức là vô biên, cần phải trau dồi và học tập nhiều hơn nữa.
– Biểu hiện của khiêm tốn qua những lời khen chân thành:
Khi các chủ thể khen ai đó một lời khen chân thành là biểu hiện của khiêm tốn của mình, rằng các chủ thể thừa nhận khả năng của người khác và sẵn lòng học hỏi từ họ những kiến thức mà các chủ thể không biết.
– Biểu hiện của người có đức tính khiêm tốn là biết nhận thức được tình huống:
Nhận thức tình huống là một biểu hiện của đức tính khiêm tốn. Biết nhận thức được tình huống là một chức năng của trí tuệ cảm xúc.
Đối với những người nhận thức được tình huống sẽ hướng sự tập trung của họ ra bên ngoài khi họ cố gắng tiếp thu, có nghĩa là họ sẽ tìm hiểu thêm về tình huống và ứng phó được với mọi hoàn cảnh.
– Biểu hiện của người có đức tính khiêm tốn là luôn giữ mối quan hệ:
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người khiêm tốn sẽ thường có nhiều khả năng giúp đỡ bạn bè hơn so với những người kiêu ngạo. Vì vậy mà cũng sẽ giúp họ duy trì các mối quan hệ cá nhân và nghề nghiệp bền chặt hơn.
– Biểu hiện của người có đức tính khiêm tốn là sự biết ơn:
Biết ơn chắc hẳn cũng là một cụm từ rất quen thuộc đối với chúng ta nhưng không phải ai cũng có thể hiểu và thực hiện được hết ý nghĩa của nó. Vì vậy không quá khó hiểu khi biết ơn cũng là một biểu hiện của đức tính khiêm tốn.
Biết ơn là việc các chủ thể luôn ghi nhớ và trân trọng những gì mình nhận được từ người khác, trong cuộc sống đôi khi các chủ thể sẽ nhận được sự giúp đỡ từ nhiều người khác nhau. Biết ơn đối với những gì ta đang có, biết ơn để có thể thông qua đó nhận ra thiếu sót của bản thân chứ không phải để ý đến những lỗi của người khác.
– Biểu hiện của người có đức tính khiêm tốn là biết chấp nhận giới hạn của bản thân:
Con người trên thế giới sẽ không một ai là hoàn hảo, chắc chắn mỗi người đều sẽ có những thiếu sót mà ngay cả chính bản thân mình cũng không nhận ra, có thể là yếu kém về thể chất, tinh thần, hay nhận thức hay những yếu tố khác. Đây là một biểu hiện của khiêm tốn mà chúng ta vẫn thường thấy.
– Biểu hiện của người có đức tính khiêm tốn là luôn nhận ra khuyết điểm của mình:
Khi nào các chủ thể có thể lắng nghe được những dấu hiệu, sự góp ý, lời khuyên từ phía người khác, đón nhận những khuyết điểm của mình và cố gắng thay đổi nó thì đó chính là người có đức tính khiêm tốn.
Bản thân mỗi người đều cần phải tự nhủ rằng mình chưa hoàn hảo để cố gắng hơn nữa, tìm ra những khuyết điểm của mình và biến nó thành động lực để có thể phấn đấu.
– Biểu hiện của người có đức tính khiêm tốn là đảm nhận trách nhiệm:
Thay vì mỗi người né tránh đổ lỗi cho hành vi của người khác, những người khiêm tốn thường thì sẽ chịu trách nhiệm bằng cách lên tiếng và làm chủ phần của họ. Việc đảm nhận trách nhiệm, việc đó chính là biểu hiện của khiêm tốn điển hình ở những người có đức tính khiêm tốn.
– Biểu hiện của người có đức tính khiêm tốn là đặt quyền lợi người khác lên hàng đầu:
Một biểu hiện của khiêm tốn khác chính là đặt quyền lợi người khác lên hàng đầu. Có thể thấy, những chủ thể là những người không khiêm tốn thường rất ít khi hạ mình trước một ai đó, họ sẽ luôn cho bản thân biết nhiều hơn người khác. Và những người có đức tính khiêm tốn thì sẽ ngược lại đối với những điều đó.