Như chúng ta đã biết thì vấn đề khàn tiếng mất giọng là hiện tượng thường gặp trong đời sống và có thể xuất hiện ở bất kỳ ai. Việc giọng nói thay đổi bất chợt khiến nhiều người khó chịu vì nói chuyện khó khăn, ảnh hưởng đến tâm lý và công việc.
Mục lục bài viết
1. Khàn tiếng là gì?
Khàn tiếng (khàn giọng) là thay đổi bất thường về giọng, là tình trạng hay gặp kèm theo với khô và ngứa họng. Khi bị khàn tiếng, giọng của bạn trở nên khàn, yếu, trầm làm cho tiếng nói của bạn không trong và mượt mà. Khàn tiếng thường do vấn đề của dây thanh âm và có thể liên quan đến viêm thanh quản. Nếu bạn bị khàn tiếng kéo dài trên 10 ngày, hãy đến gặp bác sĩ vì đó có thể là triệu chứng của một bệnh lý nặng.
Khàn tiếng Tiếng Anh là ” Hoarse voice”.
2. Nguyên nhân gây khàn tiếng:
Khàn tiếng thường do nhiễm trùng đường hô hấp trên.
Những yếu tố khác có thể gây khàn tiếng như:
– Sự trào ngược acid dạ dày thực quản;
– Hút thuốc lá;
– Uống nhiều rượu và caffein;
– La hét hoặc hát kéo dài hoặc các hoạt động sử dụng đến dây thanh âm quá nhiều;
– Dị ứng;
– Hít phải các chất độc hại;
– Ho quá nhiều;
Những nguyên nhân ít phổ biến hơn, đó là:
– Pô lýp dây thanh âm;
– Ung thư phổi, tuyến giáp, họng;
– Chấn thương họng;
– Thời kỳ dậy thì ở nam giới (khi giọng nói trở nên trầm hơn);
– Thiểu năng tuyến giáp;
– Phồng động mạch chủ;
– Tổn thương dây thần kinh làm yếu các cơ thanh quản;
+ Tuổi tác: Khi về già, dây thanh quản thoái hoá cấu trúc trở nên giảm đàn hồi, giảm rung động dây thanh, khiến giọng nói của bạn trở nên khàn hơn.
+ Uống chất cồn: Việc uống rượu bia quá nhiều cũng có thể gây khàn tiếng.
+ Cảm lạnh, viêm họng, ho, nhiễm trùng xoang: Khi bạn bị cảm cúm, ho, viêm họng hoặc nhiễm trùng xoang, tình trạng khàn tiếng sẽ xảy
+ Viêm thanh quản: Tình trạng dị ứng, cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên có thể khiến hai dây thanh quản bị sung huyết, phù nề và gây ra khàn tiếng.
+ Trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Khi axit trong dạ dày đi lên cổ họng nhiều quá mức sẽ gây ra tình trạng trào ngược họng thanh quản (LPR). Chứng trào ngược thanh quản sẽ làm tổn thương vùng thanh quản và khiến giọng nói của bạn bị khàn.
+ Các u nang và polyp: Nếu có các polyp và u nang lành tính trên các dây thanh quản, chúng sẽ làm giọng của bạn trở nên khàn hơn.
+ Liệt dây thanh: Tình trạng liệt dây thanh có thể dẫn đến khàn giọng. Nguyên nhân, liệt dây thanh có thể do chấn thương, ung thư tuyến giáp và vùng trung thất, nhiễm trùng, đa xơ cứng, đột quỵ, bệnh Parkinson.
+ Ung thư thanh quản: Khàn giọng kéo dài hơn 3 tuần điều trị thuốc không giảm, có thể là một trong các triệu chứng của ung thư thanh quản.
+ Bệnh u nhú đường hô hấp tái phát (RRP/laryngeal papillomatosis): Căn bệnh này gây ra các khối u không phải ung thư trên đường dẫn khí gây ra tình trạng khàn tiếng, khối u lành tính nhưng dễ tái phát.
+ Chứng khó thở, rối loạn giọng do căng cơ: Căng cơ quá mức trong và xung quanh thanh quản sẽ ngăn cản dây thanh hoạt động khép mở hiệu quả.
Khàn tiếng không phải là một tình trạng cần cấp cứu nhưng nó có thể liên quan tới những bệnh lý nặng. Hãy đến gặp bác sĩ nếu khàn tiếng dai dẳng, trên một tuần ở trẻ em và trên 10 ngày ở người lớn. Đến khám bác sĩ ngay nếu khàn tiếng kèm theo sổ mũi (ở trẻ em) và khó nuốt hoặc khó thở. Mất giọng đột ngột có thể kèm theo một tình trạng bệnh lý nặng.
Khi bạn đến phòng khám hay khoa cấp cứu với triệu chứng khó thở thì bạn sẽ được thở oxy qua mặt nạ hoặc đặt nội khí quản tùy vào mức độ khó thở của bạn. Bác sĩ sẽ hỏi những triệu chứng của bạn cũng như là tiền sử các bệnh bạn đã mắc: Chất lượng và cường độ giọng của bạn, số lần xuất hiện và thời gian tồn tại các triệu chứng; hỏi về những yếu tố làm tăng thêm khàn tiếng như là hút thuốc lá, la hét, nói trong thời gian dài; các triệu chứng kèm theo như sốt, mệt mỏi.
Bác sĩ sẽ khám họng của bạn bằng một cái gương nhỏ để kiểm tra các bất thường cũng như tình trạng viêm. Tùy thuộc vào các triệu chứng của bạn mà họ có thể chỉ định các xét nghiệm như chụp X-quang hay cắt lớp vi tính họng, xét nghiệm công thức máu để đánh giá số lượng hồng cầu và bạch cầu.
3. Cách phòng tránh khàn tiếng:
Một vài phương pháp có thể giúp bạn bảo vệ dây thanh âm:
– Dừng hút thuốc lá hoặc tránh hút thuốc thụ động: Hít khói thuốc có thể gây kích thích ở dây thanh âm và thanh quản, làm khô họng của bạn.
– Rửa tay thường xuyên: Khàn tiếng có thể do nhiễm trùng đường hô hấp. Rửa tay sẽ giúp ngăn ngừa sự lây lan vi khuẩn và giúp bạn khỏe mạnh.
– Uống nhiều nước: Uống tối thiểu 8 ly nước mỗi ngày. Nước làm loãng đờm và làm ẩm họng của bạn.
– Tránh sử dụng cafein và các đồ uống có cồn vì chúng có tác dụng lợi tiểu và có thể làm bạn mất nước.
– Hạn chế khạc nhổ vì nó có thể làm tăng khả năng bị viêm dây thanh và kích thích họng của bạn.
4. Cách khắc phục khàn tiếng:
Tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây khàn giọng bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp. Cụ thể, nếu:
Hiện nay, có một số biện pháp giúp giảm bớt chứng khàn tiếng, cải thiện giọng nói mà bạn có thể thực hiện tại nhà. Ví dụ:
– Để giọng nói nghỉ ngơi: Cho thanh quản, cổ họng thư giãn trong vài ngày đến khi tổn thương được chữa lành, chúng sẽ phục hồi và hoạt động bình thường trở lại.
– Uống nhiều nước ấm: Nước giúp làm ẩm niêm mạc họng, giảm kích ứng và sưng viêm. Lưu ý, bạn cần tránh uống đồ có cồn vì dễ làm cơ thể mất nước nhiều hơn.
– Súc họng với nước muối: Muối giúp sát khuẩn, làm loãng đờm và giảm viêm tại chỗ hiệu quả, ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng.
– Ngậm gừng và chanh: Bạn lấy gừng thái lát mỏng đem trộn với chút muối và nước cốt chanh rồi ngậm trong vài phút. Các dưỡng chất trong gừng, chanh sẽ làm ấm cổ họng, xoa dịu tổn thương ở thanh quản.
– Uống nước mật ong: Mật ong là một phương thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe đường hô hấp. Uống nước mật ong ấm ngay khi bị khàn tiếng mất giọng, bạn sẽ thấy dễ chịu tức thì.
– Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng: Khàn tiếng có thể kèm theo đau họng khiến bạn không muốn ăn uống. Vì thế, bạn hãy ăn những món lỏng, mềm như cháo, súp để dễ nuốt hơn.
– Loại bỏ các chất kích thích trong không khí: Nấm mốc, khói thuốc lá, lông vật nuôi… có thể khiến khàn tiếng trở nên tồi tệ hơn, vì vậy bạn hãy làm sạch môi trường sống xung quanh để giọng nói sớm cải thiện.
Khàn giọng do hò hét quá nhiều
Bạn sẽ cần giảm bớt các hoạt động phải nói to, nói nhiều. Sau vài ngày, giọng nói của bạn có thể phục hồi trở lại bình thường.
Khàn giọng do viêm họng, cảm cúm, ho, sốt, trào ngược dạ dày, dị ứng…
Bạn sẽ được uống thuốc cảm cúm, trị ho, viêm họng, thuốc chống trào ngược dạ dày, thuốc dị ứng…. Sau khi sức khỏe ổn định thì tình trạng khàn tiếng cũng sẽ hết.
Khàn tiếng do các tổn thương dây thanh
Bạn có thể cần phẫu thuật dây thanh để lấy lại giọng nói. Phẫu thuật này được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng, chuyên sâu về thanh học ở bệnh viện.
Khàn tiếng do ung thư thanh quản
Bạn cần được điều trị trị ung thư thanh quản bằng phẫu thuật, xạ trị, hóa trị hoặc các phương pháp nhắm đích… tùy thuộc vào giai đoạn ung thư của bạn.
Các bác sĩ cảnh báo, khàn giọng có thể là một dấu hiệu của ung thư thanh quản, đặc biệt nếu sau hai tuần điều trị mà tình trạng này không biến mất.
Theo bác sĩ Hằng, ung thư thanh quản hình thành trên dây thanh quản thường gây khàn tiếng hoặc thay đổi giọng nói ngay từ giai đoạn sớm, trước khi xuất hiện thêm các triệu chứng như khó nuốt hoặc khó thở. Nhưng đối với các bệnh ung thư không bắt đầu trên dây thanh thì tình trạng khàn giọng chỉ xảy ra sau khi các bệnh ung thư này chuyển sang giai đoạn muộn hơn hoặc đã lan đến dây thanh quản.
Như vậy, ung thư thanh quản có diễn tiến âm thầm và biểu hiện không rõ ràng nên việc tầm soát ung thư định kỳ rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe. Đặc biệt, nếu xuất hiện triệu chứng khàn tiếng sau 2-3 tuần điều trị nhưng không khỏi thì bạn nên đến ngay bệnh viện để thăm khám nhằm phát hiện sớm các tình trạng sức khỏe tiềm ẩn nguy hiểm, đặc biệt là ung thư thanh quản.
Giọng nói bị khàn, gắng sức để nói mà âm thanh phát ra vẫn không rõ khiến bạn khó chịu và chỉ muốn làm sao lấy lại giọng thật nhanh. Lúc này, bên cạnh việc để thanh quản nghỉ ngơi, tránh các tác nhân kích thích thì tăng cường sức đề kháng cũng rất quan trọng. Bởi lẽ, nguyên nhân sâu xa dẫn tới khàn tiếng là do suy giảm hệ miễn dịch, trong khi tế bào dây thanh âm vốn mỏng manh nên dễ bị tổn thương trước sự tấn công của các yếu tố bên ngoài.