Khái niệm và bản chất của tiền lương tư bản chủ nghĩa? Tiền lương tư bản chủ nghĩa là gì? Bản chất của tiền lương tư bản chủ nghĩa?
Tiền lương hay tiền công được tạo ra khi sức lao động được tham gia vào sản xuất. Trong đó, các tính chất trong việc làm tạo ra nên nguồn thu nhập phản ánh trong tiền lương. Tư bản chủ nghĩa mang đến nhận định cho việc trả công theo giờ hoặc gắn với sản lượng. Trong đó, các nhận định mang đến bản chất cho thể hiện và phản ánh giá trị tiền lương. Thay vì các tính chất hiểu sai trong giá trị phản ánh của tiền lương đó. Trong khi sức lao động được thực hiện giao dịch như một giao kết mua bán hàng hóa.
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568
Mục lục bài viết
- 1 1. Tiền lương tư bản chủ nghĩa là gì?
- 2 2. Bản chất tiền lương tư bản chủ nghĩa:
- 2.1 2.1. Tiền lương tư bản chủ nghĩa không phải là giá trị hay giá cả của lao động:
- 2.2 2.2. Lao động không phải là hàng hóa và không thể là đối tượng mua bán:
- 2.3 2.3. Việc thừa nhận lao động là hàng hóa dẫn tới mâu thuẫn về lý luận:
- 2.4 2.4. Tiền lương là giá trị hay giá cả của hàng hóa sức lao động:
1. Tiền lương tư bản chủ nghĩa là gì?
Trong chế độ tư bản chủ nghĩa, người lao động làm việc và được trả lương. Khoản tiền này ứng với thu nhập trong lao động của họ. Tiền lương tư bản chủ nghĩa hay còn gọi là tiền công tư bản chủ nghĩa. Khoản tiền này được định nghĩa như sau:
Tiền lương tư bản chủ nghĩa là khoản tiền trả cho công nhân khi tham gia vào lao động. Họ được nhà tư bản thuê để thực hiện một công việc và nhận về tiền lương tương ứng. Trong cách thức tính lương, nhà tư bản có thể dựa trên thời gian lao động hoặc lượng sản phẩm sản xuất ra. Trong các trường hợp tính chất lao động cần kinh nghiệm, năng lực và chuyên môn cao hơn. Khi đó các đòi hỏi trong đối tượng lao động có thể nhiều hơn. Từ đó mà tiền lương cũng được phản ánh cao hơn.
Công nhân làm việc cho nhà tư bản một thời gian nào đó, với các đóng góp trong sức lao động của mình. Có thể là các công việc có tính chất lâu dài, ổn định. Hoặc các nhu cầu nhất thời thì đều được hưởng các thành quả là giá trị phản ánh qua tiền công được trả. Tiền trả công đó gọi là tiền lương. Số lượng tiền lương nhiều hay ít được xác định theo thời gian lao động hoặc lượng sản phẩm sản xuất ra. Trên căn cứ đó mà nhà tư bản có thể tính toán các giá trị tiền lương hợp lý để tìm kiếm lợi nhuận qua công việc.
Như vậy:
Các lao động được tiến hành và nhận về thù lao. Hiện tượng đó làm cho người ta lầm tưởng rằng, tiền lương là giá cả lao động. Tuy nhiên nếu được phản ánh với giá cả lao động, công nhân phải nhận được xứng đáng với các giá trị mà họ tạo ra. Chính là các lợi ích nhận được khi sức lao động của họ thu được. Phản ánh bằng các giá trị nhận về trên thị trường. Tuy nhiên tiền lương tư bản chủ nghĩa không phải là giá trị hay giá cả của lao động. Mà chỉ là giá trị hay giá cả của hàng hóa sức lao động.
Bởi cách thức giúp nhà tư bản xác định tiền lương cho công nhân là thông qua các giá trị họ đóng góp. Phản ánh với cân đối trên sản phẩm họ làm ra với khoảng thời gian nhất định. Hay xác định với thời gian họ tham gia làm việc cụ thể. Do đó các lợi ích nhà tư bản tìm được trên thị trường có thể nhiều hơn. Khi trừ đi tất cả các chi phí, họ nhận về được thù lao cho tính chất quản lý, điều hành của mình. Đó được gọi là những lợi nhuận trong sản xuất, kinh doanh.
2. Bản chất tiền lương tư bản chủ nghĩa:
2.1. Tiền lương tư bản chủ nghĩa không phải là giá trị hay giá cả của lao động:
Giá trị phản ánh khi các hàng hóa hay dịch vụ tìm kiếm được lợi ích trên thị trường. Khi đó, các giá trị thu được thường phản ánh với quá trình được thực hiện. Có thể kể đến như: Sản xuất – kinh doanh – khách hàng mua sản phẩm. Với tính chất đó, công nhân không tham gia vào việc đảm bảo cân đối giá cả hàng hóa bán ra thị trường. Bởi các tiền lương của họ không phản ánh với giá trị thặng dư. Họ chỉ tham gia vào một khâu sản xuất hoặc kinh doanh với một vai trò nhỏ hơn.
Nhà tư bản mới thực hiện chức năng của tính toán sản xuất hay phân phối sản phẩm trên thị trường. Đặc biệt là ảnh hưởng trực tiếp từ lợi ích hay khó khăn trong các khâu trước khi hàng hóa đến tay người tiêu dùng. Do đó các giá trị họ nhận về mới được phản ánh là giá trị hay giá cả. Bởi giá trị này được tính toán thường bao gồm cả chi phí gốc lẫn những lợi nhuận mong muốn nhận về. Trong chi phí gốc có một phần chi phí được tính đến trong trả lương cho công nhân.
Như vậy, tiền lương không phải là giá trị hay giá cả của lao động. Nó không thỏa mãn các tính chất cấu thành và bản chất của giá trị lao động.
2.2. Lao động không phải là hàng hóa và không thể là đối tượng mua bán:
Hàng hóa với tính chất của sản phẩm trên thị trường. Với người bán là công nhân, người mua là nhà tư bản. Tức là bản thân của hàng hóa phải có những giá trị nhất định. Người bán thường tìm cách mang đến các lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của mình. Trong khi để có thể bán hàng hóa là lao động, công nhân phải dùng chính hoạt động lao động của mình để phản ánh tính chất bán hàng hóa. Do đó, lao động không thể là hàng hóa.
Nếu lao động là hàng hóa thì nó phải có trước. Tức là nó có thể đáp ứng cho những nhu cầu của người dùng. Để có thể sở hữu hàng hóa, người dùng phải bỏ ra một giá trị trao đổi hay mua bán. Tuy nhiên, hàng hóa phải được vật hóa trong một hình thức cụ thể nào đó. Tiền đề cho lao động có thể “vật hoá” được là phải có tư liệu sản xuất. Thông qua một hoặc nhiều giai đoạn sản xuất nhất định.
Nhưng nếu người lao động có tư liệu sản xuất thì họ sẽ bán hàng hóa do mình sản xuất, chứ không bán “lao động”. Bởi lao động là những cái được thể hiện sau khi hợp đồng được giao kết mà không hình thành cụ thể trước đó. Người công nhân không thể bán cái mình không có. Và những tính chất này không được phản ánh là hàng hóa hay dịch vụ được cung cấp. Tính chất trong phục vụ hàng hóa, dịch vụ phải được thể hiện với nhu cầu của bên mua. Và lao động là cách thức để thực hiện và đáp ứng những nhu cầu đó.
Nếu lao động là hàng hóa thì hàng hóa đó cũng phải có giá trị. Tính chất phản ánh qua lao động lại chính là lao động. Thước đo nội tại của giá trị là lao động. Như vậy, giá trị của lao động đo bằng lao động. Đó là một điều luẩn quẩn vô nghĩa. Việc định giá cho hàng hóa không được đảm bảo. Thông thường với tính chất của một cuộc mua bán hàng hóa, lao động sẽ được thực hiện. Nhưng giá trị của hàng hóa phải được xác định. Từ đó, các lao động tìm kiếm nhiều lợi nhuận hơn khi giao dịch được tiến hành.
2.3. Việc thừa nhận lao động là hàng hóa dẫn tới mâu thuẫn về lý luận:
Nếu lao động là hàng hóa thì các trao đổi là ngang giá. Bởi vì cách thức xác định giá trị cho lao động lúc này chính là tiền lương. Không ai có thể xác định được yếu tố lợi nhuận phản ánh thông qua thặng dư. Cả công nhân và nhà tư bản đề không phải là bên tìm được lợi nhuận có thể căn cứ vào yếu tố nào. Đây được xem là giao dịch được trao đổi ngang giá. Điều này phủ nhận sự tồn tại thực tế của quy luật giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản.
Còn nếu hàng hóa được trao đổi không ngang giá để có giá trị thặng dư cho nhà tư bản, thì sẽ phủ nhận quy luật giá trị. Khi cách thức tiến hành lao động đang được xem là mang đến giá trị. Cách xác định lao động là hàng hóa không phải cách xác định hợp lý cho quy luật phản ánh. Cho nên bản thân lao động không phải là hàng hóa.
2.4. Tiền lương là giá trị hay giá cả của hàng hóa sức lao động:
Bản chất của việc thực hiện lao động được phản ánh qua các đóng góp về sức lao động. Nếu muốn phản ánh với tính chất của một hàng hóa, thì chính sức lao động mới được xem là một hàng hóa. Bởi vì nhà tư bản mua sức lao động từ công nhân. Người công nhân bán sức lao động của mình. Nó có thể được phản ánh trên các năng lực, trình độ chuyên môn hay kinh nghiệm xác định. Cũng có thể là sức khỏe và yếu tố khác tính toán được khả năng tham gia vào lao động. Từ đó mang đến phán đoán cho các công việc họ có thể thực hiện được.
Cách xác định đó giúp nhà tư bản cân nhắc mức lương trả cho lao động. Cũng như tính toán các lợi ích có thể tìm kiếm nến thuê người lao động đó thực hiện công việc của mình. Sức lao động mới chính là hàng hóa tham gia vào lao động. Từ đó xác định giá trị hay giá cả của nó phản ánh qua tiền lương. Khi giải thích như vậy, nó hoàn toàn phù hợp với quy luật giá trị và cả quy luật giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản.
Kết luận:
=> Lao động không phải là hàng hóa, bởi các tính chất phản ánh không đáp ứng tính chất của một hàng hóa trên thị trường. Cái mà công nhân bán và nhà tư bản mua không phải là lao động mà chính là sức lao động. Do đó phản ánh tính chất của trao đổi ở đây phải là sức lao động. Với quan hệ mua bán, có thể xem xét hàng hóa sức lao động chính là đối tượng. Và giá tri giao dịch là tiền lương nhà lao động trả cho công nhân.
=> Tiền lương mà nhà tư bản trả cho công nhân là giá cả của sức lao động. Vậy bản chất của tiền lương chủ nghĩa tư bản là biểu hiện ra bề ngoài như là giá trị hay giá cả của lao động. Cũng chính là những nhận định đối với hàng hóa, hay giá trị. Đặc biệt là phản ánh bản chất thông qua quá trình lao động.